Là “cầu nối” giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 60)

- Dự báo kèm theo kiến nghị để giải quyết vấn đề Vấn đề này có lẽ không cần đề cập nhiều bởi không chỉ trong trường hợp này mà phần lớn các bà

2.2.1. Là “cầu nối” giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân

Thông tin, bình luận trên báo thường thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng việc chọn lọc sự kiện, trình bày những diễn biến tiêu biểu của cuộc sống và hành động cách mạng điển hình của nhân dân khắp nơi. Do đó, chủ đề của bài viết thường thâm nhập vào người đọc một cách tự nhiên. Đường lối, quan điểm của Đảng từ đó cũng được thể hiện một cách linh hoạt bằng thực tế cuộc sống luôn phát triển. Vì đặc trưng của báo chí là thông tin nhanh nhạy, hướng dẫn kịp thời nên trong một số trường hợp, những bài bình luận ngắn trên báo thường có lợi thế truyền đến người đọc, người nghe nhanh hơn hẳn hệ thống hành chính các cấp và đến với quần chúng lao động một cách trực tiếp và kịp thời.

Nắm được tầm quan trọng và phát huy lợi thế đó, các bài bình luận ngắn trong thời gian qua đã thực hiện việc phổ biến những chính sách của Đảng và Nhà nước đến rộng rãi quần chúng nhân dân một cách trực tiếp, kịp thời, dễ hiểu để đạt hiệu quả rõ rệt nhất.

Tiêu biểu là bài viết “Nƣớc xa, lửa gần” trên báo Sài Gòn giải phóng

ngày 9/2/2010 phản ánh tình trạng vào mỗi cuối năm, hàng ngàn người phải chen lấn tại các bến xe để tìm tấm vé về quê. Để tìm ra lời giải cho bài toán này, đã có nhiều giải pháp được đưa ra, và tác giả đã phổ biết một trong những giải pháp đó

“Đất lành thì chim đậu nên không thể dùng biện pháp hành chính ngăn chặn người dân. Mới đây Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Công an về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú với mục tiêu không nhằm hạn chế việc nhập cư mà để quản lý dân cư, quản lý đô thị tốt hơn. Vấn đề đặt ra, cần giải pháp để người dân nông thôn „ly nông mà không ly hương‟. Dù rằng, thời gian qua đã có nhiều chương trình tạo việc, dạy nghề được triển khai”.

Bài viết “Ba căn bệnh” trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ngày

31/10/2008 phổ biến Luật Cán bộ Công chức đến với người dân bằng phần mở đầu “Không phải ngẫu nhiên mà dự án Luật Cán bộ công chức vừa được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội lần này thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Bởi công cuộc cải cách hành chính chỉ thật sự thành công khi chúng ta „xây dựng được một bộ máy cán bộ, công chức mạnh, trong sạch, làm việc theo nguyên tắc minh bạch và dân chủ‟”.

Bên cạnh chức năng thông tin, những bài bình luận ngắn còn góp phần thuyết phục người dân tin tưởng vào chủ trương của Đảng. Cần phải nhấn mạnh rằng, các bài bình luận ngắn không chỉ thực hiện nhiệm vụ thông báo mà qua đó, chúng còn có hiệu quả là dùng lý lẽ gắn với thực tế cuộc sống thuyết phục người dân, làm cho người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho những chỉ thị ấy thật sự có sức sống. Bởi thế mà đã có nhận định

“Chính luận có mục đích tuyên truyền, tổ chức quần chúng, đưa họ tới cuộc chiến đấu. Nhiệm vụ của nó không phải chỉ là bày tỏ và giải thích những vấn đề chính trị quan trọng, mà còn là thuyết phục người nghe, làm cho họ trở thành những người tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội trước mắt”11

cứng nhắc đều sẽ rất khó thuyết phục. Sức thuyết phục của bài viết thể hiện ở việc người viết bình luận ngắn phải biết cách nêu vấn đề, biết cách lập luận và phân tích vấn đề sắc sảo (có khi biện luận, nghi vấn, có khi cần dùng hình thức so sánh, đối chiếu, chứng minh)

Bởi vậy, để bình luận ngắn có sức thuyết phục cao, người viết cần chú ý vận dụng phương pháp thể hiện sinh động, trong đó, không những cần chú ý về mặt sử dụng văn chương, ngôn ngữ, mà quan trọng hơn là cần chú ý cả việc lựa chọn chủ đề đến cách trình bày nội dung phù hợp với yêu cầu mà cách mạng đang đặt ra.

Hiện nay, nhiều đồng chí lãnh đạo cơ quan báo chí thường kiêm luôn tác giả của những bài bình luận ngắn. Các đồng chí làm công tác bình luận ngắn sử dụng thể loại này như một vũ khí của báo chí, nhằm đánh giá các sự kiện, tỏ rõ lập trường, thái độ của Đảng, Nhà nước và tập thể tờ báo về những sự kiện đó và chỉ rõ cho các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội phương hướng hành động trong tình hình mới.

Bài viết “Để nghị quyết vào cuộc sống” trên báo Sài Gòn giải phóng

ngày 24/8/2010 cho biết tầm quan trọng của việc đưa Nghị quyết Đảng vào cuộc sống của quãng đại quần chúng nhân dân. Bài viết cũng đưa ra những lý lẽ để thuyết phục người dân tin vào Đảng “Việc Đảng cũng là việc dân. Người dân thành phố nhận thức rằng: Nghị quyết của Đảng đúng đắn, phù hợp nhưng phải làm sao đi vào cuộc sống, được toàn Đảng, toàn dân thực hiện, đó là việc xây dựng nghị quyết có tính lý luận và thực tiễn cao, tạo sự đồng thuận ý Đảng lòng dân”.

Bài viết “Phát huy tình thần đại đoàn kết” trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 20/12/2010, tác giả là bà Võ Thị Dung – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cùng hệ thống chính trị ra sức vận động, tổ chức tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Thành phố… để góp phần vun đắp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Thành phố ngày càng bền vững”.

Như chúng ta đã tiến hành tìm hiểu, những quan điểm được trình bày trong một bài bình luận ngắn thường không phải là suy nghĩ chủ quan của người viết. Thông thường, nó là sự phản ánh, sự chắt lọc lại những ý kiến, nguyện vọng đa dạng và phong phú của nhân dân. Qua đó, người viết chỉ làm công việc “bày tỏ giúp” và lẫy ra vấn đề cho các cơ quan chỉ đạo điều hành lắng nghe và giải quyết. Trong một số trường hợp, bạn đọc, nhất là các chuyên gia, các bậc trí thức có thể trực tiếp bày tỏ nguyện vọng, ý kiến luận bàn của mình thành những bài bình luận ngắn cụ thể và gửi đến tòa soạn.

Có thể ví dụ cho trường hợp này là bài viết của bạn Sơn Kỳ ở mục “Ý kiến” trên thời báo Kinh tế Sài Gòn với nguyên văn như sau “Mục Ý kiến tuần rồi, chúng tôi đã đề cập một cách khái quát những thiệt hại do sai lầm, sơ hở trong việc tiếp nhận thiết bị, máy móc qua con đường nhập khẩu hoặc liên doanh. Bạn đọc Sơn Kỳ muốn nói rõ hơn về vấn đề này trong lĩnh vực liên doanh và bạn đặt câu hỏi: Tại sao mục „Ý kiến‟ thỉnh thoảng không đăng ý kiến của cá nhân mà cứ luôn ký tên tờ báo? Vâng, tại sao không? Và dưới đây là bài viết của bạn Sơn Kỳ”.

Rõ ràng là câu hỏi: “Tại sao mục „Ý kiến‟ thỉnh thoảng không đăng ý kiến của cá nhân mà cứ luôn ký tên tờ báo?” cho chúng ta thấy những bài báo dạng này đã tác động một cách có hiệu quả đối với công chúng độc giả. Người đọc đã lấy những sự kiện chung và biến chúng thành sự kiện của mình, thành những điều mà mình thật sự quan tâm.

chúng thật sự quan tâm, đã tích tụ trong suy nghĩ, trong cuộc sống mà họ cho là đúng. Khi ấy, nhà báo chỉ cần tổng hợp và sắp xếp lại các ý kiến theo mạch viết riêng của mình là sẽ hình thành được một bài bình luận ngắn dạng phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân và tạo ra chủ đề, lấy ra vấn đề có ích.

Bài viết “Điều ngƣời dân cần là đúng hẹn” trên báo Tuổi trẻ ngày

10/6/2009, người dân đã bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình “Kinh nghiệm cho thấy, dù có niêm yết thời hạn dài hoặc ngắn một thủ tục nào đó phải hoàn tất, người dân vẫn phải đi tới đi lui nhiều lần. Người dân không đòi hỏi gì nhiều, chỉ xin đúng hẹn”.

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 60)