Nhƣợc điểm của bình luận ngắn

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 92)

- Đối với cả một nền báo chí: Chúng ta đang kế thừa một nền báo chí

2.3.2.Nhƣợc điểm của bình luận ngắn

Do sự giới hạn về dung lượng nên bài viết sử dụng thể loại bình luận ngắn không thể đi sâu phân tích những sự kiện quan trọng và nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội hoặc có thể thì cũng chỉ nói được một vài khía cạnh

trong vấn đề đó mà thôi. Bởi lẽ, không phải sự việc, hiện tượng nào trong xã hội cũng chỉ có thể sử dụng vài câu bình luận là mổ xẻ hết vấn đề, nghiên cứu và đào sâu các tầng ý nghĩa và bản chất trong đó. Và vì thế mà không phải bài viết nào

cũng chỉ có ngần ấy con chữ mà có thể giúp độc giả hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ về vấn đề mà tác giả bài viết đưa ra. Đây chính là hạn chế đầu tiên của bình luận ngắn mà chúng ta nhận thấy rõ rệt nhất. Nghĩa là không thể sử dụng thể loại này để nói về những vẫn đề lớn lao như chống tham nhũng, chính sách ngoại giao, tranh chấp biên giới… Nếu nhà báo khi sử dụng thể loại bình luận ngắn để đề cập đến những vấn đề như thế mà không biết cách triển khai những điều mình cần nói thì sẽ có thể dẫn đến những tác động không tốt, làm cho độc giả không hiểu rõ vấn đề, làm cho cách nhìn của họ với sự việc được nêu ra trong bài viết thêm phức tạp và gây phản tác dụng. Khi đó, không những không giải đáp được vấn đề mà còn đặt thêm cho độc giả nhiều băn khoăn, nhiều câu hỏi mới (chứ không phải là đặt ra vấn đề mới để người đọc suy nghĩ); thậm chí tệ hơn nữa, có thể làm cho công chúng hiểu sai, hiểu lệch lạc vấn đề, từ đó tác động tiêu cực đến suy nghĩ và định hướng hành động. Tuy điều này phụ thuộc nhiều vào người viết bài nhưng đó cũng chính là hạn chế mà bản thân thể loại bình luận ngắn tạo nên.

Ví dụ bài viết “Nỗi đau khó chấp nhận” trên báo Tuổi trẻ ngày

10/5/2010 đã bàn về vấn đề lạm phát hiện nay. Đây là một vấn nạn chung của quốc gia, đã trở thành nỗi lo chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài bình luận ngắn, tác giả chỉ đề cập đến tác động của lạm phát ảnh hưởng đến doanh nghiệp, chứ không phải là bao hàm tất cả các hệ quả mà lạm phát gây nên “Kềm chế lạm phát phải trả giá bằng nỗi đau. Nhiều doanh nghiệp đang khó khăn, thậm chí đình đốn sản xuất. Đây là thực tế mà người dân và doanh nghiệp đồng lòng chia sẻ với Chính phủ. Nhưng nếu nỗi đau này cứ kéo dài mà nguyên nhân là đã thấy bệnh, đã bốc thuốc nhưng không chữa trị đúng liều khi cắt giảm đầu tư công một cách khiên cưỡng, thì đó là nỗi đau khó có thể

Mất nhiều thời gian trong việc chọn lựa thông tin, dẫn chứng và ngôn ngữ. Nói như thế không có nghĩa là các thể loại báo chí khác thì không cần quan

tâm đến điều này, nhưng với thể loại bình luận ngắn thì đây là điều đáng được quan tâm. Bình luận ngắn phải làm được hai việc là vừa “bình luận” nhưng cũng vừa phải “ngắn”. Có nghĩa là một tác phẩm báo chí viết theo thể loại này vừa phải đáp ứng những yêu cầu đối với một bài bình luận, nhưng dung lượng phải ngắn gọn. Chính vì thế mà tác giả phải thật kỳ công và sáng suốt khi lựa chọn dẫn chứng, cách phân tích, chứng minh và đưa ra ý kiến thế nào cho phù hợp và hiệu quả; đồng thời ngôn ngữ của bình luận ngắn cũng phải phù hợp với phong cách của thể loại, phải ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ ý nghĩa. Việc làm này yêu cầu người viết phải có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và mất rất nhiều thời gian.

Bài viết thường ảnh hưởng màu sắc chủ quan của cá nhân người viết.

Một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bài bình luận nói chung và bình luận ngắn nói riêng là tác giả phải đưa ra được quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề đó và định hướng cách suy nghĩ, hành động đúng đắn cho công chúng. Nhưng không phải tác giả của bài viết nào cũng đưa ra quan điểm của mình trên cơ sở đánh giá khách quan và nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì lẽ đó mà khi ý kiến của tác giả đưa ra mang nặng cái tôi cá nhân và chủ quan thì sẽ tạo yếu tố lan truyền tâm lý trong công chúng, đồng thời tạo định hướng sai lệch và những cái nhìn phiến diện cho độc giả. Như thế, có nghĩa là bài viết đã phản tác dụng và đi ngược với mục đích ban đầu. Một vài trường hợp xấu hơn, độc giả sẽ đánh giá không đúng về năng lực của người viết chỉ vì cho rằng ý kiến đánh giá mà tác giả đưa ra là thiếu cơ sở, không phù hợp, thiếu khách quan, chính xác.

Ví dụ trong bài viết “Y đức là gì?” trên báo Tuổi trẻ ngày 8/5/2010, trong khi bàn về vấn đề đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của các bác sĩ, y tá, tác giả

Lan Anh có đưa ra ý kiến để giải thích cho việc tại sao y đức bác sĩ lại bị lung lay “Nhưng nói đi cũng phải nói lại cho sòng phẳng. Có bác sĩ trưởng khoa phát bực vì tí lại có người nhà bệnh nhân gõ cửa rồi hỏi đủ thứ, hỏi cả chuyện… nhà vệ sinh ở đâu! Đòi hỏi y đức khi xung quanh bác sĩ đông đặc bệnh nhân, người nào cũng máu me, kêu rên đau đớn, muốn bác sĩ lúc nào cũng tươi cười như hoa, ai hỏi gì cũng lễ phép từ tốn trả lời thì họa bác sĩ phải làm bằng thép mới chịu nổi. Và trong tình hình ở bệnh viện lúc nào cũng quá tải hiện nay, có khi là đòi hỏi quá đáng. Vậy mà y đức (trong quy định) lại đòi hỏi như vậy!”. Trong ý kiến trên, không phải không có ý đúng. Tuy nhiên, cách nhìn nhận của tác giả trong trường hợp này là phiến diện, thiếu quan sát, thiếu khách quan. Dù áp lực nghề nghiệp có nặng nề đến thế nào đi nữa thì không phải vì lý do ấy mà coi thường y đức.

Do viết theo văn phong của một tác phẩm chính luận báo chí nên nhiều khi bài viết theo thể loại bình luận ngắn còn khô khan, thiếu hấp dẫn. Vấn đề này tạo ra do hai yếu tố chính: Thứ nhất là do đặc trưng của thể loại, cần phải sử dụng lối viết nghị luận, đưa ra dẫn chứng với ngôn ngữ cầu kỳ, trau chuốt. Thứ hai, có thể do tác giả không biết cách ứng dụng những cách viết và phương pháp sử dụng từ ngữ sáng tạo, linh động, làm cho bài viết đi theo hướng máy móc và trùng lặp.

Ví dụ trong bài bình luận ngắn “Lãnh đạo đối thoại với báo chí” trên

báo Người lao động ngày 15/5/2009 có đoạn “Việc lãnh đạo một tỉnh trực tiếp đối thoại với báo chí chẳng phải là vấn đề đặc biệt, nhưng để làm được, làm một cách thường xuyên cũng không phải chuyện dễ. Có hàng triệu lý do được lãnh đạo các địa phương đưa ra nhằm “từ chối” khi trả lời các câu hỏi mà báo chí quan tâm, nhất là những vấn đề “nóng” xảy ra trên địa bàn. Vì thế, báo chí

ra trên cùng một địa bàn, nhưng do thiếu thông tin chính thống nên mỗi cơ quan báo chí phản ánh một kiểu, vô tình gây bất bình trong dư luận.” Việc sử dụng ngôn ngữ ở đây không có vấn đề gì đáng chê trách. Nhưng chính việc sử dụng từ ngữ và phong cách viết chính luận một cách máy móc đã làm cho bài viết trở nên khô khan, thiếu hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 92)