CÂU CHUYỆN HÔM NAY Không lãng phí cơ hộ

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 119)

- Đối với cả một nền báo chí: Chúng ta đang kế thừa một nền báo chí

4. Nghề nghiệp hiện tạ

CÂU CHUYỆN HÔM NAY Không lãng phí cơ hộ

Không lãng phí cơ hội

Thứ Tư, 31/12/2008 00:21

Ngƣời ngoài cuộc, không bị chi phối bởi cảm tính và kỳ vọng chủ quan, thƣờng có cách đánh giá sự kiện khách quan và chính xác: Kênh truyền hình thể thao ESPN đã nhận xét rằng đội tuyển bóng đá VN có ít cơ hội hơn đối phƣơng, thậm chí là rất ít nhƣ trong trận thắng Singapore ở vòng bán kết

Quả thật không lãng phí cơ hội, ngược lại, biết tận dụng cơ hội là bài học vô cùng quý báu, không chỉ đối với bóng đá mà còn đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Suy giảm kinh tế là một thực tế khắc nghiệt làm chao đảo toàn cầu, tuy thế nó vẫn không gây tuyệt vọng cho các nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế thế giới, trái lại đã xuất hiện nhiều ý kiến tin tưởng rằng đây là cơ hội hầu như “trăm năm mới có một lần” – khi liên tưởng đến cuộc suy giảm kinh tế năm 1929 - 1933. Vấn đề là những ai biết chuyển cơ hội thành bàn thắng. Trong cơn suy giảm kinh tế toàn cầu lần này, cơ hội là gì, biến thành bàn thắng như thế nào?

Trong quá khứ, lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dẫn đến thắng lợi vô cùng vẻ vang đã chứng minh hùng hồn sự thành công trong đường lối vận dụng linh hoạt sáng tạo, không ngừng đổi mới để thích ứng với từng biến chuyển để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, dưới áp lực lớn nhất của quân thù về nhân, vật lực. Sự bại trận của đối phương một phần không nhỏ cũng do sự ỷ lại vào sức mạnh của đồng tiền, của những giải pháp kỹ thuật.

Nước nhà đang đối mặt với đà suy giảm kinh tế, khó khăn sẽ gia tăng trong năm 2009. Toàn hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương đang nỗ lực thực hiện các giải pháp kích cầu để vực dậy nền sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội. Các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ đồng thời cũng nhận thức rằng các giải pháp kỹ thuật, sử dụng ngân sách Nhà nước cần nhưng chưa đủ để đạt hiệu quả bền vững.

Trước áp lực của những khó khăn lớn lao trước mắt, áp lực của đổi mới cũng gia tăng. Và đây chính là cơ hội để kích cầu đổi mới toàn diện hơn, thực chất hơn: Đổi mới chiến lược huy động nội lực toàn dân bằng những chủ trương, chính sách cụ thể, rõ ràng, được thể chế hóa để toàn Đảng, toàn dân đồng tâm nhất trí cùng vượt khó giành thắng lợi chung.

Mai Duy Trung

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)