Minh Đức cho rằng,“bình luận ngắn là một chuyên mục rất quan trọng của tờ báo. Bình luận về chính trị, kinh tế, xã hội thể hiện rõ khuynh hướng của tờ báo. Cần phải có những nhà bình luận có tri thức, có kinh nghiệm giỏi. Đây là loại tác phẩm khó viết, người viết phải có quá trình tích lũy, có tầm tư tưởng và có trình độ chính trị, lý luận nhất định”10
. Với vai trò hướng dẫn dư luận xã hội, tác giả của những bài bình luận ngắn phải là những người có đầy đủ bản lĩnh và kiến thức để phục vụ cho bài viết của mình.
Ý thức được tầm quan trọng đó, các tờ báo đã củng cố cho mình một đội ngũ những người viết bình luận ngắn dày dạng kinh nghiệm, hoặc công tác lâu dài với những nhà chuyên môn, những chuyên gia về những lĩnh vực mà họ am tường.
2.1.2. Phản ánh kịp thời các sự kiện kèm theo thái độ
Dù có gánh trên mình trọng trách nặng nề gì thì báo chí vẫn không tách rời vai trò thông tin để phản ánh kịp thời các sự kiện, và bình luận ngắn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi có vấn đề hoặc sự kiện vừa mới nảy sinh trong cuộc sống thì bình luận ngắn lập tức lấy thông tin về vấn đề đó để làm chất liệu cùng bàn luận.
Đặc trưng cơ bản và bao trùm của báo chí là thông tin thời sự, thông tin sự kiện. Hàng ngày, hàng giờ, báo chí theo sát tình hình diễn biến của cuộc sống và phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời, phát hiện cái mới nảy sinh trong cuộc
sống. Trong xã hội hiện đại, mọi người có quyền thông tin và nhận thông tin. Báo chí ngày càng phát triển và chính nó là một trong những phương tiện đáp ứng nhu cầu thông tin của con người.
Thông tin trong bài bình luận ngắn là thông tin lý lẽ. Thông tin là cái quan trọng, là cái đầu tiên, nhưng nó mới chỉ là nguyên vật liệu để nhà báo viết, đưa lý lẽ bàn sâu những vấn đề nhân sinh, thế sự. Thông tin ở đây bao hàm cả nội dung tác động. Tác động thể hiện ở chỗ lấy thông tin làm chất liệu để bàn luận, để bày tỏ chính kiến, thuyết phục, động viên mọi người tham gia giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra. Thông tin trong bài bình luận ngắn có tính chắc lọc, định hướng đậm nét và mang tính chiến đấu cao.
Có thể nêu lên dẫn chứng cụ thể, trong tất cả các bài bình luận ngắn trên 05 tờ báo đều gắng với nội dung thông tin, không có trường hợp nào người viết đề cập một cách chung chung mà không có vấn đề, sự việc cụ thể. Có thể thông tin đó là hoàn toàn mới, nhưng cũng có thể là những gì độc giả đã biết nhưng không vì thế mà ta bỏ đi phần quan trọng này.
Đối với những vấn đề mà người đọc đã biết rồi thì tác giả bài viết chọn cách thông tin độc đáo, khai thác ở một khía cạnh đặc sắc để có thể gây bất ngờ cho độc giả. Khi ấy, vấn đề được đưa ra để bàn luận sẽ mang lại một cảm giác mới mẻ cho người đọc.
Ví dụ bài viết “‟Cái đinh‟ không nhỏ” trên báo Người Lao động ngày
26/8/2010. Bài viết nêu lên thực trạng “đinh tặc” đang lộng hành hiện nay, đó là một vấn đề mà ai cũng biết. Tuy nhiên, để bài viết gây ấn tượng, tác giả đã chọn cách đặt vấn đề rất độc đáo “‟Cái đinh, đó là câu nói cửa miệng của không ít người để mô tả, đánh giá những sự việc nhỏ như... cái đinh. Song có nhiều việc chỉ là „cái đinh‟ trong suy nghĩ, nhận thức của một số người lại hoàn toàn không
Hoặc bài viết “Ngƣời chậm hơn rùa!” trên báo Người Lao động ngày
19/8/2010 viết về nạn rùa tai đỏ đang lan tràn khắp nơi. Thực trạng này rất nhiều người biết. Và để nhấn mạnh, tác giả đưa ra một nhận xét, một sự so sánh gây bất ngờ cho người đọc “Thiếu hiểu biết đã gây ra mầm mống, nếu thiếu trách nhiệm thì mầm mống sinh sôi nảy nở thành cây con và chậm chạp xử lý thì hậu quả càng nghiêm trọng. Xem ra, con rùa tai đỏ lại nhanh hơn con người!”.
Tuy nhiên, vai trò đặc biệt của bài bình luận ngắn không chỉ ở thông tin suông mà qua đó còn bày tỏ thái độ, quan điểm của người viết. Có thể nói, các bài bình luận ngắn bao giờ cũng có vai trò to lớn trong việc ứng chiến kịp thời, sắc sảo trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội kèm theo thái độ, bảo vệ cái đúng và phê phán cái sai. Các bài bình luận ngắn không phản ánh toàn diện mà ứng chiến kịp thời từng sự kiện, sự việc chính.
Nội dung của các bài bình luận ngắn không chỉ đơn thuần ở việc lựa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp các sự kiện mà trên cơ sở đó người viết phải trrình bày được quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá thẩm định của mình về sự kiện đó. Bài viết luôn kèm theo sự giải thích, phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện, rút ra những kết luận có tính định hướng kịp thời.
Thông tin ở các bài bình luận ngắn là thông tin về một quan niệm, quan điểm, về thái độ và thông tin về một chiều hướng giải quyết chứ không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu nhận thức sự việc. Nội dung bình luận tập trung rõ lập trường thái độ của người viết. Có lẽ không có thể loại nào có một thái độ, có quan điểm lập trường bộc lộ một cách rõ ràng, công khai, trực diện như thể loại này. Mỗi từ, mỗi câu, mỗi luận điểm, luận cứ giúp người đọc nhận ra được lý lẽ, cảm nhận được chân lý.
Điều đáng lưu ý trong phần này là thái độ của người viết thể hiện trong bài bình luận ngắn phải luôn khách quan, không mang thiên kiến. Đến đây, chúng ta
thấy hiện ra rất rõ rằng, bình luận ngắn đóng vai trò làm nổi bật chức năng tổ chức tập thể của báo chí. Đó là khả năng tập hợp, hướng dẫn nhân dân thực hiện các mục tiêu cao đẹp; tập hợp, hướng dẫn dư luận đấu tranh với cái ác, cái tiêu cực; hướng dẫn dư luận quan tâm giải quyết những khả năng (tốt hoặc xấu) đã xảy ra; nhanh chóng tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực bằng con mắt nhà nghề của nhà báo.
Bài viết “Hình ảnh day dứt” trên báo Người Lao động ngày 13/6/2010
viết về việc đồng bào ở các xã Đắk Ang, Đắk Dục, Đắk Nông, thị trấn Plei Kần... thuộc huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) ngày ngày phải đu dây cáp treo để vượt sông Pô Kô hung hãn. Trong bài viết, tác giả đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc cộng với sự bức xúc, đôi khi phẫn nộ “Đất nước ta còn khó khăn. Chắc chắn chưa đủ nguồn lực trang trải cho mọi nhu cầu kinh tế - xã hội. Tính đến chiến lược phát triển lâu dài cho đất nước, chúng ta đã, đang và sẽ dốc sức đầu tư vào những công trình, dự án trị giá hàng tỉ USD, thậm chí hàng chục tỉ USD. Đó là điều cần thiết song không thể vì thế mà bỏ qua những nhu cầu bức thiết, nóng bỏng của cuộc sống. Đừng để hình ảnh day dứt trên sông Pô Kô trở thành nỗi ân hận”.
Bài viết “K+ nhìn từ góc độ văn hóa” trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 25/7/2010 dề cập đến tình trạng độc quyền của kênh truyền hình K+ của VSTV, tác giả Xuân Thái bày tỏ thái độ một cách rõ ràng, dứt khoát “Không thể lợi dụng vị trí độc quyền để áp đặt giá dịch vụ bất hợp lý, áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng, hoặc biện hộ rằng các giải bóng đá quốc tế được đông đảo công chúng hâm mộ hiện nay là loại hàng „xa xỉ‟ để tăng giá một cách vô lý! Cạnh tranh lành mạnh mang lại lợi ích phục vụ khách hàng hoàn toàn khác xa với độc quyền bắt chẹt người dân”.
Có thể nói, nhà báo luôn là những người phát hiện và phản ánh sự kiện, nhưng không phải tất cả các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đều được phản ánh trên mặt báo. Đôi khi, vì một lý do chủ quan hay khách quan mà vấn đề đó cố tình bị lãng quên, nhưng không vì thế mà nó mất đi tầm quan trọng được giải quyết. Khi ấy, nhà báo, với kỹ năng nghiệp vụ của mình, phải tìm mọi cách liên kết tư liệu, khơi gợi vấn đề, đưa vấn đề ấy ra trước công luận. Một khi vấn đề bị chìm lấp trong cuộc sống thì có hai lý do: