Cách rút tít ấn tƣợng

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 70)

- Dự báo kèm theo kiến nghị để giải quyết vấn đề Vấn đề này có lẽ không cần đề cập nhiều bởi không chỉ trong trường hợp này mà phần lớn các bà

12 Những cơ sở nghiên cứu xã hội học Maxtcơva

2.3.2. Cách rút tít ấn tƣợng

Xét về mặt thuật ngữ thì tít báo còn được gọi là nhan đề, đầu đề, tiêu đề… nhưng thuật ngữ tít được sử dụng rộng rãi bởi đây vừa là thuật ngữ báo chí vừa là một từ nghề nghiệp. Ngoài ra, thuật ngữ này còn có khả năng phái sinh cao, nói cách khác nó tiện lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý tít. Mỗi loại tít như thế có đặc điểm, tính chất và đặc trưng riêng. Chính cái riêng ấy có tác dụng hai mặt: giúp độc giả nhận diện ngay được nội dung và chủ đề mà bài báo thể hiện; đồng thời nó chế định và đòi hỏi sự trình bày theo những cỡ chữ, kiểu chữ và tông màu nhất định.

Tít bài là linh hồn của bài viết, một tít hay thể hiện phần cốt lõi trong thông điệp của tác phẩm. Về cách viết tít, tùy từng thể loại sẽ có những cách rút tít khác nhau. Nhưng cho dù rút tít thế nào đi nữa, mục đích cuối cùng vẫn là để thu hút sự chú ý của độc giả, khiến cho độc giả muốn chọn đọc bài viết của mình. Việc rút tít có thể làm trước hoặc sau khi hoàn thành phần nội dung tác phẩm. Nhưng thông thường, để định hướng tốt cho bài viết, cũng như giúp bài viết đảm bảo tính logic thì tác giả nên tìm tít bài phù hợp rồi mới bắt tay vào triển khai bài viết.

Với một tác phẩm báo chí ở bất cứ loại hình nào thì phần mở đầu luôn có một vị trí quan trọng trong việc thu hút công chúng. Nếu như Truyền hình dùng những hình ảnh độc đáo, Phát thanh dùng lời dẫn thú vị để tạo ấn tượng ban đầu cho một tác phẩm thì Báo in lại tập trung làm nổi bật tít nhằm lôi cuốn lượng độc giả cho bài viết của mình. Số liệu kháo sát cho thấy:

Bảng 6: Cách rút tít ấn tƣợng Cách rút tít ấn tượng Total Không đồng ý Bình thường Đồng ý Nghề nghiệp

Học sinh sinh viên 0 2 18 20

Cán bộ công chức, nhân viên văn phòng 0 6 14 20

Doanh nhân, tiểu thương 1 2 18 21

Hưu trí 0 3 18 21

Nghề khác 0 0 18 18

Total 1 13 86 100

Có 86/100 người tham gia khảo sát đồng ý rằng, khi tiếp xúc với một bài bình luận ngắn thì tít bài ấn tượng sẽ gây hứng thú, tò mò cho người đọc. Tuy nhiên, cũng có 13 ý kiến lại nhận định, quan trọng nhất vẫn là nội dung bài viết có chất lượng, sâu sắc, phản ánh thực chất được vấn đề, còn tít bài thì không phải là yếu tố quá quan trọng, nhất là không được giật gân, câu khách, làm thỏa mãn thị hiếu tầm thường của độc giả.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả những người tham gia khảo sát đều có chung nhận định, cách rút tít ấn tượng phải đảm bảo một số nguyên tắc như sau: Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của vấn đề; phải dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn để thu hút độc giả, làm họ muốn đọc ngay bài viết của mình; phải đảm bảo từng từ đều đáng giá vì số lượng từ dành cho tít không nhiều; tránh dùng các câu sáo rỗng; phải độc đáo khi dùng từ, hạn chế dùng những từ đã được báo chí sử dụng quá thường xuyên; dùng động từ chủ động thay vì bị động, sẽ giúp tít ngắn gọn hơn và mạnh hơn; viết đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng, tránh đưa những thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tít.

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 70)