Người đọc chưa hình dung được tầm quan trọng của vấn đề Báo chí nói chung và thể loại bình luận ngắn nói riêng luôn thực hiện tốt chức năng của

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 54)

nói chung và thể loại bình luận ngắn nói riêng luôn thực hiện tốt chức năng của mình là hướng dẫn dư luận. Nhà báo với lượng kiến thức nhất định và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng phải biết phát hiện vấn đề và định hướng cho quần chúng. Nói cách khác, tác giả của các bài bình luận ngắn lúc này phải thể hiện tầm nhìn chiến lược để lôi vấn đề ra ánh sáng. Có thể, tự thân người viết cũng chưa đủ khả năng phát hiện, nhưng khi đó sẽ dựa vào ý kiến của những chuyên gia, những nhà nghiên cứu để đặt vần đề.

Bài viết “Quyền đƣợc đi bộ” trên báo Người Lao động ngày 25/7/2008

viết về nhu cầu đi bộ của người dân đang sống trong những đô thị lớn. Nhu cầu có vĩa hè cho người đi bộ là một nhu cầu có thật và hết sức bức thiết trong nhiều năm qua, nhưng người dân đôi khi chưa hình dung hết tầm quan trọng cũng như quyền lợi mà lẽ ra mình phải được hưởng thụ. Tác giả bài viết đã mượn ý kiến của chuyên gia hàng đầu “Giáo sư Tom Wright, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về quy hoạch đô thị, khi đề cập những khó khăn, thách thức mà các Thành phố lớn ở Việt Nam phải đối mặt, đã đặc biệt khuyến cáo cần phải tránh sai lầm mà Mỹ đã mắc phải: Dành quá nhiều không gian cho ô tô mà quên đi việc thiết kế các con phố đáp ứng nhu cầu của con người. Đó là nhu cầu đi bộ, nói chính xác hơn

là quyền đi bộ của người dân. Hiện nay người Mỹ đã phải bắt tay xây dựng những khu dân cư, những tuyến phố ô tô không được vào”.

Hiện tại, người khuyết tật trên đất nước ta chưa được hỗ trợ đúng mức. Rất nhiều người tỏ ra khá bàng quan trước vấn đề quyền lợi cơ bản của người khuyết tật, và cũng chưa hình dung được tầm quan trọng của việc trợ giúp cho người khuyết tật. Tác giả bài viết “Quyền đƣợc trợ giúp” trên báo Tuổi trẻ cho biết “‟Quyền được trợ giúp‟ ở đây không có nghĩa là „an ủi‟ hay là một ân huệ mà là quyền chính đáng của người khuyết tật. Công ước về quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua xác định ngoài các quyền cơ bản bình đẳng như những công dân khác, người khuyết tật còn được hưởng những quyền đặc thù như được tạo điều kiện hỗ trợ trong việc tiếp cận các công trình công cộng, phương tiện giao thông công cộng, công nghệ thông tin, văn hóa, giải trí”.

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 54)