8 Giáo trình nghiệp vụ báo chí Trường Tuyên huấn Trung ương, Hà Nội.
1.2.2.2. Quá trình phát triển của bình luận ngắn
Có thể khái quát sự phát triển của thể loại bình luận ngắn trên báo nói chung hay trên một số tờ báo của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thành 02 giai đoạn: Trước và sau khi đất nước đổi mới (lấy mốc là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12/1986).
Thời kỳ trước đổi mới: Như trên đã đề cập, thời kỳ này đất nước đang trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với nền kinh tế phân phối, điều này đã phần nào hạn chế sức mạnh của thể loại bình luận ngắn trên các tờ báo. Báo chí trong giai đoạn này đa phần thường chỉ “thiên về thông tin một chiều, ít có những ý kiến luận bàn, trao đổi, tranh luận về những vấn đề xã hội… Việc phê phán cái xấu, cái tiêu cực trước đây thường ít được tiến hành trên báo chí, nhất là đối với các vụ, việc phức tạp”9.
Trong giai đoạn này, các bài bình luận ngắn thường ít xuất hiện trên mặt báo. Nội dung của những bài bình luận ngắn trong giai đoạn này tương đối mờ nhạt, không thể hiện rõ đặc trưng vốn có, không tiếp cận một cách cụ thể, sát sườn với những vấn đề bức xúc đặt ra. Chiếm ưu thế trên báo lúc này là những bài viết ca ngợi thành tích của Đảng, tô hồng lên mọi sự việc, mọi chủ trương của Đảng và không thắng thắn nhìn nhận khuyết điểm. Điều này vô hình chung
đã làm mất đi khả năng sáng tạo, ngòi bút sắc sảo của người viết. Nói tóm lại, tính chiến đấu của những bài bình luận ngắn trong giai đoạn này không cao, chưa thể được xem như là bài “đinh” của một số báo, chưa làm tốt vai trò “gậy dẫn đường” của công tác báo chí nói chung.
Thời kỳ sau đổi mới: Đổi mới là quá trình chuyển đổi của đất nước từ nền
kinh tế phân phối hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, từng bước thực hiện quyền dân chủ thật sự của người dân, có kỷ cương phép nước ngày càng hoàn chỉnh.
Thời kỳ này, vai trò của báo chí là phải thực hiện công khai dân chủ, bảo đảm lợi ích kinh tế cho người lao động, thực hiện thông tin đa dạng nhiều chiều làm căn cứ cho việc hoạch định những chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, đấu tranh cho sự ra đời và chiến thắng của cái mới, cái đúng, tuyên truyền cổ vũ động viên cho cách thức làm ăn mới, từng bước hội nhập với thế giới tạo ra hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Các phương tiện thông tin đại chúng hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ góp phần hình thành những định hướng mới trong quá trình đổi mới lĩnh vực kinh tế và xã hội, góp phần bảo đảm ổn định về chính trị ở trong nước, phê phán các hiện tượng tiêu cực, kìm hãm quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Cuộc cải cách kinh tế và gắn liền với nó là cuộc cải cách chính trị, kiện toàn thể chế chính trị được tiến hành từng bước đã làm thay đổi những điều kiện hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đã tạo ra những đổi thay trong nội dung hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng.
Báo chí trong thời kỳ đổi mới với phương thức thông tin trung thực, công khai, bàn luận thẳng thắn, chân thành, đặt ra những vấn đề bức xúc phải giải
quyết đã trở thành vũ khí động viên và tổ chức quần chúng của Đảng, là diễn đàn của quần chúng và là trường học của những người lãnh đạo cũng như nhân dân lao động. Từ thông tin một chiều trước đây, báo chí Việt Nam dần biến thành
“lời kêu gọi” đổi mới thiết thực, giàu tính chiến đấu của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Trong bối cảnh ấy, thể loại bình luận ngắn đã có cơ hội, có đất để phát triển nhanh, phát huy hết thế mạnh vốn có của mình. Nội dung của bình luận ngắn lúc này hướng vào việc đấu tranh chống cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong công tác lãnh đạo quản lý. Từ đó, người viết báo sẽ góp thêm tiếng nói để xây dựng một cơ chế mới, một nền kinh tế mới nhiều thành phần, trực tiếp thúc đẩy cho sự ra đời và phát triển của các chính sách kinh tế mới.
Cụ thể, trên báo Sài Gòn giải phóng có đăng tải những bài bình luận ngắn như “Bàn sâu hơn nữa về sản xuất hàng xuất khẩu”, “Bán gạo một giá, đòi
hỏi của cơ chế quản lý mới” (ngày 15/3/1987), “Hôm nay 20-3, cả nƣớc bãi bỏ các trạm kiểm soát: Những băn khoăn và lời đáp từ thực tế” (ngày 20/3/1987)…
Bên cạnh đó, các bài bình luận ngắn cũng giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin cho nhân dân, nâng cao toàn diện trình độ hiểu biết của người dân, góp phần đấu tranh cho một xã hội thật sự dân chủ. Những bài thể hiện nội dung này được đăng trên báo Sài Gòn giải phóng là “Quyết định đúng lá phiếu vào ngày
mai” (ngày 18/4/1987), “Làm sao để chủ gặp „đầy tớ‟ thật dễ dàng” (ngày 23/6/1987), “Thực hiện rộng rãi dân chủ hóa, công khai hóa” (ngày 22/10/1987)...