8 Giáo trình nghiệp vụ báo chí Trường Tuyên huấn Trung ương, Hà Nội.
1.2.3. Đặc điểm của bình luận ngắn
Dạng bài bình luận ngắn không đòi hỏi tính luận lý cao (như xã luận) song có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. Thường chỉ cần từ 40 đến 50 dòng chữ, dẫn ra một sự kiện, một lời phát biểu và một vài câu bình luận.
Mặc dù dung lượng ít nhưng bình luận ngắn vẫn phải đáp ứng yêu cầu của một tác phẩm chính luận. Do vậy, trong bài viết của mình, tác giả phải biết cách kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý các phương pháp nghị luận; đặc biệt, ngôn ngữ phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ đối với người đọc.
Bình luận ngắn thường dùng để bình về một sự kiện mới, sự việc mới xuất hiện tác động mạnh trong dư luận, kiểu bài này có những đặc điểm như sau:
Ngắn: Ngay ở tên gọi cũng đã thể hiện, đặc điểm của một bài bình luận
ngắn trước tiên phải là ngắn. Do yêu cầu nghiệp vụ là phải tác chiến hàng ngày nên các bài bình luận dạng này luôn được viết ngắn, cô đọng, không dài dòng và đặc biệt là phải ứng chiến nhanh gọn từng vấn đề. Số lượng chữ cần dùng cho một bài bình luận ngắn không thể được quy định một cách cứng nhắc, nhưng thông thường là trên dưới 600 chữ.
Chọn vấn đề cụ thể để bàn luận: Bình luận ngắn thường chỉ tập trung về
một nội dung thời sự cụ thể, gọn, rõ, đề tài viết có thể đề cập tới mọi khía cạnh trong các dòng thời sự hàng ngày. Nội dung của một bài bình luận ngắn không bao giờ ôm đồm nhiều sự kiện to tát trong cuộc sống mà chỉ là những vấn đề thiết thực, sát sườn trong cuộc sống. Nếu là những vấn đề lớn thì nội dung cốt lõi sẽ được chẻ nhỏ và chọn lựa một vài yếu tố tiêu biểu nhất, có tính thời sự rõ nhất để bàn luận hoặc dùng nhiều bài liên tiếp trên nhiều số báo để bình luận, làm sáng tỏ vấn đề.
Không đòi hỏi trình độ lý luận thật cao: Như trên đã đề cập, bình luận
ngắn được sử dụng cho những vấn đề có tầm quan trọng chưa đến mức phải viết thành xã luận hay chuyên luận. Đồng thời, yêu cầu của các bài bình luận ngắn là phải gần gũi, giúp cho công chúng độc giả dễ tiếp thu nên không thể sử dụng các từ ngữ khái quát, nhiều điển tích, không dùng những thuật ngữ có tính triết lý cao. Do đó, viết bình luận ngắn không đòi hỏi phải đề cập đến những vấn đề có tính lý luận như viết chuyên luận, xã luận.
Dung lượng của vấn đề được bàn luận không nhiều: Dạng bình luận nào
cũng có phần thông tin và phần nghị luận. Ở đây, bài viết ngắn đi vào những vấn đề cụ thể, nóng hổi nên cần thông tin dẫn chuyện rất rõ, dẫn chuyện tới tận
“điểm nút” của vấn đề bàn luận. Trong quá trình dẫn chuyện đã xuất hiện những cứ liệu có giá trị chứng minh nên phần luận bàn hoặc đan xen luận bàn không cần và không nên dài. Đôi khi phần luận bàn trong một bài bình luận ngắn chỉ chiếm một nửa hoặc một phần ba bài viết. Vấn đề là làm sao tìm những câu, những ý thật trúng, thật đắt để phân tích, lý giải, cung cấp những lý lẽ cần thiết nhất, sát với sự kiện, vấn đề đã được nêu lên, và nhất là phải sát với yêu cầu thông tin của bạn đọc.