NGUYỄN VỸ DU

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 132)

- Đối với cả một nền báo chí: Chúng ta đang kế thừa một nền báo chí

4. Nghề nghiệp hiện tạ

NGUYỄN VỸ DU

THỜI SỰ - SUY NGHĨ

Chủ Nhật, 24/10/2010, 06:24 (GMT+7)

Cà phê chủ nhật: Đời có thay đổi không?

TT - Trong nhiều tuần qua, mở các trang báo, các tờ báo, người ta thấy từ “trách nhiệm” liên tục chiếm xác suất ưu thế trên các dòng chữ. Ở các quán cà phê đầu đường mỗi sáng cũng vậy, các “cafemen” tay cầm trang báo bình loạn đủ thứ cũng về trách nhiệm, từ trách - nhiệm - vi - mô về một cái hố đen trên đường phố, về cái nắp cống, một sợi dây điện làm chết người anh hùng cứu dân trong vùng lũ cho đến trách - nhiệm - vĩ - mô của vụ Vinashin với số nợ khổng lồ.

Càng đọc, càng nghe nhiều về hai từ trách nhiệm trong bối cảnh thời sự hiện nay, người ta càng thấy u u minh minh, lùng bùng lỗ tai vì cuối cùng hóa ra từ trách nhiệm không có thật. Vì trách nhiệm thì có đấy nhưng không ai nhận lấy nó thì nó không có thật chứ gì nữa. Và cho dù nó có thật thì ý nghĩa của nó cũng đã bị thay đổi mất rồi!

Thử điểm lại mà xem: cái nắp cống thì thuộc quyền quản lý của ông A, sợi dây điện thì của ông B, cái hố đen thuộc ông C và con tàu bự chảng Vinashin thì của ông G rành rành rồi chứ còn gì nữa. Thế mà trong những sự cố cụ thể như thế, chẳng thấy ai trong số các ông A, B, C, G ấy dũng cảm nhận lấy trách nhiệm về mình.

Chỉ thấy có lúc các ông ấy im lặng, có lúc đổ lỗi và nhiều khi chia đều cái trách nhiệm to tướng ra thành nhiều mảnh phân cho nhiều người, khiến nó chỉ còn bằng cái móng tay. Và khi các ông thoái thác trách nhiệm thì chẳng có ai bù lỗ cho nỗi đau của phận dân, phận nước liên quan đến các sự cố ấy.

Bực mình, tôi về nhà lật cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên ra xem thì thấy từ trách nhiệm được giải nghĩa như sau: ”Đó là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình”. Thật sự dễ hiểu, đơn giản, vậy mà ít thấy vị nào trong bộ máy công quyền dũng cảm nhận lấy ”điều phải làm” ấy để cho cái - chuyện - trách - nhiệm là có thật trên cõi đời này.

Tôi có ông bạn hay thỉnh giảng về báo chí ở trường đại học. Một hôm tình cờ liếc qua giáo trình của anh ta, tôi thấy có một chương mục thế này: “Đời thay đổi, báo chí phải thay đổi”. Ngẫm đi ngẫm lại tôi thấy câu này cực hay và người ta có thể ứng dụng nó làm công cụ biện minh trong bất cứ trường hợp nào.

Chỉ có điều, theo tôi, là không thay đổi dù đời có thay đổi cỡ nào, đó là một khi là công bộc cao quý của dân mà anh không dám đối mặt với trách nhiệm lẽ ra ”phải nhận lấy về mình” thì anh đã không còn là một công bộc có bản lĩnh nữa rồi. Và như vậy chúng tôi còn mong chờ, hi vọng gì được ở anh nữa!

NGỌC VINH

THỜI SỰ - SUY NGHĨ

Thứ Bảy, 23/10/2010, 07:05 (GMT+7)

Trách nhiệm lòng vòng

TT - “Sau mấy năm trời “vật lộn” với “lô cốt”, đến nay người thành phố được “thưởng thức” thêm cảm giác hồi hộp, gay cấn mỗi khi ra đường do “hố tử thần” bất thình lình xuất hiện. Tai nạn cũng có rồi, thiệt hại cũng có rồi... Ấy vậy mà chưa có cơ quan, cá nhân nào bị xử lý trách nhiệm đến nơi đến chốn” - một bạn đọc Tuổi Trẻ đã bức xúc đặt vấn đề.

Nỗi bức xúc này không chỉ có ở một người. Nhiều người dân TP cũng đang trong tâm trạng tương tự và ngày càng gia tăng nỗi bức xúc khi các “hố tử thần” vẫn tiếp tục xuất hiện.

Trong khi đó, theo thông tin mới nhất từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM, từ tháng 7-2010 đến nay đã xảy ra 29 vụ sụp lún đường trên địa bàn TP. Điều đáng nói là số vụ sụp lún ngày càng gia tăng đáng lo ngại: tháng 7: 2 vụ, tháng 8: 1 vụ, tháng 9: 8 vụ và tháng 10 (mới hơn 20 ngày) đã tăng vọt lên 18 vụ.

Nhưng thay vì đưa ra một cam kết về thời điểm chấm dứt thực trạng đáng buồn nêu trên, sở này lại đưa ra một dự báo gây lo lắng hơn: “Từ nay đến hết mùa mưa năm 2010, tình hình lún sụp mặt đường trên địa bàn TP sẽ vẫn còn tiếp tục xảy ra” với lý do “chất lượng của một số công trình ngầm hiện hữu hiện nay hết sức phức tạp”. Nhưng có lẽ “phức tạp” nhất vẫn là vấn đề xử lý trách nhiệm cứ lòng vòng. Sau các vụ sụp lún đường, đến nay

Cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực này còn thể hiện vẻ “cam chịu” đến kỳ lạ khi cho biết: hiện nay còn 396 đơn vị vi phạm trong công tác thi công công trình trên đường bộ đang khai thác vẫn chưa chấp hành quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Giao thông vận tải với tổng số tiền hơn 8,5 tỉ đồng.

Có vẻ như luật pháp đang bị giỡn mặt. Và người dân, những người đóng thuế để nuôi bộ máy quản lý nhà nước để được đảm bảo an sinh, cũng đang bị giỡn mặt. Điều người dân quan tâm hơn là làm sao để các “hố tử thần” không tiếp tục xuất hiện thì đến nay vẫn chưa thấy giải pháp quyết liệt nào từ cơ quan chức năng.

Người dân kêu đã nhiều. Đã đến lúc người dân không thể tiếp tục chấp nhận sự giải thích lòng vòng về trách nhiệm và sự thiếu quyết liệt về giải pháp như vừa qua. Đã đến lúc người dân cần nghe tiếng nói và những cam kết của những người có thẩm quyền cao hơn ở UBND TP, ở HĐND TP - cơ quan đại diện cho quyền lợi hàng triệu cử tri TP - về thực trạng đầy bức xúc này.

THU AN

THỜI SỰ - SUY NGHĨ

Thứ Bảy, 16/10/2010, 07:34 (GMT+7)

Để không còn cạm bẫy trên đƣờng phố

TT - Một đợt mưa như trút nước kéo dài mấy ngày liền làm lộ ra những hầm hố rộng và sâu trên các con đường của thành phố, như miệng của một con ác thú. Đã có những chiếc xe lớn sụp hố và lật ngang, có người rớt xuống hố và tử vong.

Tin tức về tai nạn đối với xe và người được đưa liên tục trên các phương tiện truyền thông, dễ khiến người ta có cảm giác đang sống trong một không gian có nhiều bẫy rập nguy hiểm chết người với tâm trạng hoang mang: không biết lúc nào, đi trên phố nào, tai họa bỗng dưng giáng xuống đầu mình.

Không gian đô thị là tác phẩm của con người. Đường sá, cống rãnh, toàn bộ hệ thống công trình hạ tầng của thành phố được xây dựng bởi những người được xã hội, tức là người dân, giao phó trách nhiệm thực hiện công việc này, ở các công đoạn khác nhau của quy trình tạo tác, từ quy hoạch, thiết kế đến thi công, giám sát, nghiệm thu và tổ chức vận hành. Tất cả đều được trả thù lao bằng tiền thuế do người dân đóng góp.

Để người ta chấp nhận sống với nhau trong không gian chung thì một trong những điều kiện cốt lõi là không gian đó phải an toàn; nếu không thì mỗi người sẽ xây cho mình một pháo đài rồi cố thủ trong đó. Trong xã hội có tổ chức, bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tốt sinh hoạt cộng đồng của con người không chỉ được coi là một cam kết pháp lý của những người có chức năng xã hội liên quan. Nó trước hết phải là một cam kết đạo đức và là một phần nội dung của quy ước sống, quy ước phân công lao động đạt được giữa người được xã hội giao công việc chuyên môn và cộng đồng.

Trong điều kiện đất nước còn nghèo, người dân không thật sự cần đến những công trình công cộng lộng lẫy, hoành tráng, xa hoa. Nhà chức trách công nên dành sự quan tâm số một cho những gì cần thiết đối với cuộc sống của người dân thường. Trước mắt, nên tập trung đầu tư công sức, tiền bạc và cả tinh thần trách nhiệm, lương tâm, đạo đức cho việc bảo đảm những điều kiện bình thường nhất cho nếp sinh hoạt hằng ngày của xã hội: những con đường rộng với nền đường bằng phẳng và chắc chắn, những hố ga luôn được đậy nắp, những ống cống thoát nước luôn thông suốt... Nói chung là tất cả những thứ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao tiếp trong sự an toàn và bình yên.

Nếu ngân sách công và nguồn lực khác có dư sau khi những công tác thiết thực ấy đã hoàn tất thì có thể dang tay với đến những dự án của tương lai. Còn nếu không, nên gác lại toan tính hiện thực hóa những mơ ước bay bổng, để khỏi phải chứng kiến cảnh tang thương mất mát cho các gia đình xấu số, gây đau lòng, xót xa cho cộng đồng. TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 132)