Phƣơng hƣớng phát triển Bảo hiểm xã hội ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 44)

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp đƣợc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đã đƣa ra các nguyên tắc phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều kỳ Đại hội Đảng - nhất là Đại hội Đảng IX và X vừa qua, vấn đề BHXH, ASXH đƣợc xác định là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững.

Bản chất của hệ thống ASXH ở nƣớc ta phù hợp với giá trị chung nhất, bao quát nhất của khái niệm ASXH, là một hệ thống các thể chế, chính sách, biện pháp của Nhà nƣớc và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các khủng hoảng kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập cho ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động - hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác mà rơi vào nghèo khổ. Và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các mạng lƣới BHXH, BHYT, trợ giúp xã hội và ngƣời nghèo.

BHXH (bao gồm cả BHYT) giữ vị trí trọng tâm của hệ thống ASXH, liên quan trực tiếp tới lực lƣợng lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, vai trò của Nhà nƣớc rất quan trọng trong việc điều tiết và can thiệp khi cần thiết. Mặt khác, ở nƣớc ta, khi Nhà nƣớc vẫn còn giữ vai trò trực tiếp sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội, bên cạnh khu vực kinh tế phi nhà nƣớc thì trách nhiệm của Nhà nƣớc vẫn còn rất lớn. Vả lại, nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta mới đang trong quá trình hình thành đầy đủ các yếu tố thị trƣờng - và do đó, các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, cùng những mặt trái của nó cũng tạo ra những bất lợi cho ngƣời có thu nhập thấp, xuất hiện một bộ phận yếu thế, chịu thiệt thòi, phân hoá giầu nghèo gia tăng. Việc duy trì cho đƣợc khoảng cách giàu nghèo hợp lý trong xã hội, đòi hỏi Nhà nƣớc cũng có vai trò to lớn trong việc phân phối lại thu nhập xã hội bằng các giải pháp, chính sách tổng thể và một mô hình tổ chức ASXH phù hợp.

BHXH là một loại hình dịch vụ công quan trọng, thể hiện vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều tiết phân phối lại thu nhập của các lực lƣợng lao động xã hội. Việc quy định rõ lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc cùng tham gia đóng góp vào quỹ BHXH để sau đó trợ cấp cho ngƣời lao động khi về hƣu và

gặp các rủi ro nhƣ ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp… là thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Kinh nghiệm của các nƣớc có nền kinh tế phát triển đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm phát triển bền vững nền kinh tế, thì BHXH đƣợc coi là công cụ quan trọng hàng đầu (ở Mỹ năm 1986 tổng chi tiêu Chính phủ cho BHXH chiếm tỷ trọng lớn nhất (23,6%) hơn cả chi quốc phòng (21,9%)); các nƣớc EU, mức trợ cấp của Chính phủ cho BHXH còn cao hơn từ 28 - 32% tổng chi tiêu của Chính phủ)[36].

Năm 1995, BHXH Việt Nam đƣợc thành lập với cơ chế quản lý quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nƣớc là mô hình tổ chức quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Do BHXH phát triển và mở rộng các đối tƣợng lao động tham gia bảo hiểm bao gồm ngƣời làm công ăn lƣơng trong cả khu vực công và khu vực tƣ đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với đời sống ng- ƣời dân, thực hiện tăng trƣởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và đảm bảo công bằng xã hội. Điều này thể hiện rõ trong một số liệu tăng trƣởng rất đáng quan tâm: Về số lƣợng lao động tham gia BHXH, từ năm 1995 đến năm 2005 đã tăng từ trên 2,2 triệu ngƣời lên trên 6.1 triệu ngƣời, với số thu tăng từ 788 tỷ đến trên 13 ngàn tỷ; về số chi BHXH từ quý IV năm 1995 đến năm 2005 đạt từ 1.154 tỷ lên trên 18.4 ngàn tỷ trong đó ngân sách nhà nƣớc bảo đảm gần 12 ngàn tỷ và quỹ BHXH trên 6.5 ngàn tỷ. Tổng chi trong 10 năm 1995 - 2005 đạt 96.853 tỷ (Nhà nƣớc đảm bảo 73.166 tỷ còn quỹ BHXH 23.686 tỷ). Đến hết năm 2007, số lao động tham gia BHXH, BHYT đạt 37,85 triệu ngƣời, chiếm 45% dân số cả nƣớc, trong đó số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc là 7,99 triệu ngƣời, số thu đạt gần 30 ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, số ngƣời lao động tham gia BHXH mới đạt trên 8 triệu ngƣời so với tổng số trên 44 triệu lao động hiện nay và trên 50% dân số chƣa có BHYT. Đại hội X của Đảng đã đặt nhiệm vụ “Xây dựng hệ thống ASXH đa

dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”. Đồng thời yêu cầu phải “Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường”; "Phát triển và nâng cao chất lượng BHYT; xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân".

Quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng thành hành động thực tiễn, Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đề ra Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X, với mục tiêu tổng quát:

Từng bƣớc hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện BHXH cho mọi ngƣời lao động trong các thành phần kinh tế và thực hiện BHYT toàn dân (phấn đấu đến năm 2010: trên 30 % lực lƣợng lao động tham gia BHXH và 100% dân số tham gia BHYT). Phục vụ ngày càng tốt hơn đối với mọi ngƣời tham gia và thụ hƣởng các chế độ BHXH, BHYT[6].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, tháng 7 năm 2006 Luật BHXH đã đƣợc Quốc hội thông qua, đi vào thực thi từ 01/01/2007 đã quy định việc mở rộng các đối tƣợng tham gia BHXH, thực hiện chế độ BHXH tự nguyện từ 01/01/2008, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2009; Luật BHYT đƣợc Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua, tạo hành lang pháp lý thực hiện mục tiêu BHYT cho toàn dân.

1.5.Lý do cần tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền Bảo hiểm xã hội

Nhƣ đã phân tích trong mục 1.3.2, thông tin về BHXH trên báo chí thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả còn thấp, chƣa tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của chính sách BHXH.

Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, việc phối hợp của ngành với các cơ quan báo chí có những hạn chế nhất định, tính chủ động chƣa nhiều, hiệu quả chƣa cao. Ngƣợc lại, các cơ quan báo chí thƣờng trông chờ về nội dung, đề tài

tuyên truyền từ BHXH Việt Nam nên chƣa thực sự chủ động trong phát hiện vấn đề và tổ chức tin, bài. Có cơ quan báo chí không tổ chức đƣợc chuyên đề, chuyên trang đã ký kết với BHXH Việt Nam. Có những bài báo viết về BHXH, BHYT thiếu chuẩn xác gây tác động xấu tới dƣ luận xã hội, ảnh hƣởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nƣớc. Ở nhiều địa phƣơng, việc phối hợp tuyên truyền của BHXH các tỉnh, thành phố với các cơ quan truyền thông chƣa thành kế hoạch thƣờng xuyên, có nơi còn ngại tiếp xúc với các cơ quan truyền thông để tổ chức tuyên truyền. Theo nhận định của Ban Tuyên truyền BHXH Việt Nam: "Một số bài báo được đăng tải không đúng thực tế phần lớn là do phóng viên thực hiện không hiểu chính sách BHXH, BHYT, viện dẫn văn bản và bình luận, phân tích không đúng, không đầy đủ làm cho dư luận hiểu sai vấn đề, có trường hợp phải viết bài để giải thích lại. Việc tổ chức cho các cơ quan truyền thông tuyên truyền theo trọng điểm, theo đợt chưa đồng bộ làm hiệu quả thông tin tuyên truyền hạn chế"[11].

Nhận thức rõ vai trò của chính sách BHXH, Chỉ thị số 15 - CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/6/1997

"Về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH" đã chỉ rõ: "Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc". Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chính sách BHXH đƣợc Bộ Chính trị hết sức coi trọng. Để tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH theo Luật định, trong Chỉ thị số 15, Bộ Chính trị yêu cầu: "Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương hướng dẫn báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của BHXH, động viên mọi người tích cực và chủ động tham gia công tác BHXH".

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển hoạt động báo chí cũng chịu những tác động rất lớn. Trong bối cảnh của cuộc các mạng công nghệ thông tin đang phát triển nhƣ vũ bão hiện nay, các phƣơng tiện thông tin đại chúng càng có điều kiện phát triển. Hệ thống báo chí, với tƣ cách là bộ phận cốt lõi của các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣơng nhiên càng thể hiện quy luật này. Con ngƣời sống trong một xã hội văn minh hiện đại thì nhu cầu đƣợc thông tin ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, nhiều vẻ, nhiều tầng. Xã hội hiện đại càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng cao. Bối cảnh xã hội và quốc tế tác động tổng hợp, đặt ra cho báo chí một loạt vấn đề. Công chúng báo chí hôm nay đòi hỏi đƣợc thông tin đầy đủ hơn, chất lƣợng cao hơn.

Theo kết quả thăm dò ý kiến công chúng của Tạp chí BHXH điện tử trên Internet từ tháng 3 đến tháng 5/2008, về ảnh hƣởng của báo chí đối với hoạt động BHXH: 32,49% cho rằng có vai trò rất lớn; 26,35% cho rằng có vai trò lớn. Dƣới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cũng nhƣ sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thông báo chí đã trở thành một lực lƣợng vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay. Nó làm thay đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sống, lối sống của từng con ngƣời, tác động đến tất cả các khía cạnh, bình diện của xã hội và cả tự nhiên xét theo nghĩa rộng.

Ngay từ năm 2000, đến dự Lễ đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Nhất của ngành BHXH Việt Nam, Phó Thủ tƣớng thƣờng trực Nguyễn Tấn Dũng lúc đó đã nhấn mạnh yêu cầu phải làm tốt công tác tuyên truyền BHXH:

"BHXH Việt Nam phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền giáo dục một cách thường xuyên về chính sách chế độ BHXH một cách thiết thực, phong phú đến mọi người lao động, tổ chức kinh tế để họ hiểu đẩy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH, tạo cho họ niềm tin vào chính sách BHXH của Nhà nước để họ không những chỉ là tự giác chấp hành mà còn trở

thành nhu cầu đòi hỏi được tham gia"[9]. Đối với chính sách BHYT, ngay từ ngày đầu thực hiện, đầu năm 1993, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Khánh lúc đó đến thăm và làm việc với BHYT Việt Nam đã nhắc nhở: "BHYT không chỉ là trách nhiệm của ngành BHYT, của Bộ Y tế, mà là trách nhiệm chung của các Bộ, các ngành, các đoàn thể, của uỷ ban nhân dân các địa phương và của cộng đồng xã hội. Các đồng chí phải cùng các cơ quan thông tin tuyên truyền giải thích sâu rộng để cán bộ và nhân dân hiểu biết về lợi ích của BHYT và tích cực tham gia"[33, tr.35]. Kết quả thăm dò dƣ luận xã hội về chất lƣợng thông tin về BHXH, BHYT trên báo chí, cho thấy có tới 73% ý kiến cho rằng chất lƣợng bình thƣờng và chƣa đạt yêu cầu là 17%, là điều đáng phải suy nghĩ để tìm giải pháp khắc phục kịp thời và nâng cao hơn chất lƣợng thông tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Đất nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với công tác truyền thông về các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, an sinh xã hội và BHXH nói riêng.

Đứng trƣớc yêu cầu của sự phát triển sự nghiệp BHXH, trƣớc vai trò và ảnh hƣởng to lớn của Báo chí đối với chính sách an sinh xã hội, cần có khảo sát đánh giá đúng thực trạng, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về BHXH trên báo chí góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu BHXH cho mọi ngƣời lao động và BHYT toàn dân theo định hƣớng của Đảng.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí là một hiện tƣợng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và

nhận thức của con ngƣời. Mặc dù ra đời chậm so với các hình thái ý thức xã hội khác, những báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó.

Báo chí là một trong những kênh quan trọng của truyền thông, là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội. Thông tin báo chí rất quan trọng, vì nó khẳng định mối quan hệ đối với hiện thực xã hội và bằng chính khả năng tiếp nhận của công chúng. Trong báo chí, hoạt động chính trị - xã hội diễn ra dƣới một hình thức thông tin đặc biệt. Nâng cao chất lƣợng báo chí trong đời sống xã hội, mục tiêu cuối cùng là quan tâm tới tính hiệu quả của thông tin. Hiệu quả của thông tin báo chí khi đƣợc phát huy sẽ trở thành một sức mạnh to lớn, góp phần hình thành dƣ luận xã hội, xây dựng hệ tƣ tƣởng chủ đạo của xã hội, biến nhận thức thành hành động theo chiều hƣớng tích cực để góp phần cải tạo và xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, diễn đàn của nhân dân, báo chí nƣớc ta có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động BHXH, một chính sách xã hội lớn liên quan đến cuộc sống, sức khoẻ của con ngƣời. Hoạt động BHXH là nguồn đề tài sinh động, hấp dẫn đối với báo chí.

Nghiên cứu mối quan hệ báo chí với vấn đề BHXH đặt ra yêu cầu tìm hiểu sâu sắc cơ sở lý luận thông tin, thông tin báo chí, tiêu chí nâng cao chất lƣợng thông tin báo chí; Cơ sở lý luận về BHXH; Vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội nói chung và đối với chính sách BHXH nói riêng; Những định hƣớng phát triển BHXH ở nƣớc ta và yêu cầu cần phải tổ chức tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền về BHXH, mà báo chí đƣợc xem là một kênh quan trọng nhất. Từ đó đặt ra yêu cầu cần thiết đánh giá thực trạng để có giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin báo chí về BHXH trong thời gian tới.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)