Bảo hiểm xã hội đã có lịch sử hàng trăm năm mà mầm mống của nó có từ thế kỷ XIII ở Nam Âu khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển, nhƣng cho đến nay các khái niệm về BHXH vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách thống nhất. Trên thực tế, do quan niệm BHXH chỉ là một bộ phận của hệ thống bảo đảm xã hội, nên ngƣời ta thƣờng đồng nhất với khái niệm bảo đảm xã hội. Theo các tác giả cuốn sách "Một số vấn đề cơ bản về kinh tế bảo hiểm": "BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập từ nghề nghiệp, do bị mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội"[44, tr.34]
Với khái niệm này, có thể hiểu những rủi ro làm cho ngƣời lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập hoặc có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) hoặc những loại đƣợc coi là "rủi ro xã hội" (ốm đau, thai sản, già yếu, thƣơng tật, chết v.v.). Khi gặp những loại rủi ro này, nhờ có BHXH mà thu nhập của ngƣời lao động và gia đình họ đƣợc bù đắp thiếu hụt, góp phần bảo đảm cuộc sống cho họ và gia đình họ, từ đó góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Theo ILO: "BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngưng hoặc bị giảm thu nhập gây ra, bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già, chết. Đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho thân nhân người lao động và gia đình, góp phần bảo đảm an toàn xã hội"[10, tr.19]. Khái niệm này đi sâu vào trách nhiệm của xã hội tổ chức quỹ BHXH từ các nguồn đóng góp, để trợ giúp cho các thành viên tham gia khắc phục khó khăn do thu nhập giảm sút bởi các
rủi ro xã hội, hoặc mất nguồn thu nhập do hoạt động nghề nghiệp. Tham gia BHXH, các rủi ro của ngƣời lao động đƣợc cộng đồng chia sẻ nhằm bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Ở một giác độ tiếp cận khác, PGS,TS.Ngô Quang Minh, Viện trƣởng Viện Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đƣa ra khái niệm nhấn mạnh vai trò của Nhà nƣớc tổ chức thực hiện và mục đích của BHXH: "BHXH là chế độ, chính sách, biện pháp mà Nhà nước và xã hội thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động và gia đình, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro, giảm hoặc mất thu nhập do bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết" [57, số 6/2008, tr.6]
Theo Từ điển Tiếng Việt: "BHXH là bảo đảm những quyền lợi vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau, sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động, v.v.”[50, tr.39].
TS.Phạm Đình Thành, trong bài viết "Về một số khái niệm liên quan đến
BHXH", đăng trên Tạp chí BHXH số 4/2005, đƣa ra ý kiến: "Đến nay, ở các
nƣớc công nghiệp phát triển ngƣời ta đều cho rằng BHXH là một hệ thống dự phòng do Nhà nước lập nên và dựa trên nghĩa vụ BHXH" [57, số 4, 2005, tr.24]. Với quan điểm này, BHXH đƣợc coi là biện pháp dự phòng, do Nhà nƣớc lập ra và đề cao nghĩa vụ BHXH, thực hiện theo luật pháp mà tính chất của nó là bắt buộc. Khái niệm này dùng để phân biệt giữa BHXH bắt buộc với BHXH tự nguyện và giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm tư nhân - loại hình bảo hiểm thƣơng mại, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Khái niệm BHXH ở nƣớc ta lần đầu tiên đƣợc giải thích tại Điều 3, Luật BHXH, năm 2006: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH"[38]. Khái niệm này nói rõ tôn chỉ, mục
đính của BHXH. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nƣớc, của ngƣời sử dụng lao động không thể hiện rõ.
Để có cơ sở khoa học xem xét khái niệm BHXH, cần phân tích mối quan hệ bên trong hoạt động BHXH. Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Khác với bảo hiểm thƣơng mại, là quan hệ hai bên (cơ quan bảo hiểm và ngƣời tham gia), trong BHXH, mối quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên đƣợc BHXH.
- Bên tham gia BHXH gồm có ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc (trong một số trƣờng hợp). Ngƣời lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở chia sẻ rủi ro của số đông ngƣời lao động khác. Ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm cho ngƣời lao động mà mình thuê mƣớn. Khi tham gia BHXH, ngƣời sử dụng lao động còn vì lợi ích của chính họ. Ở đây, ngƣời sử dụng lao động cũng thực hiện chia sẻ rủi ro với tập đoàn ngƣời sử dụng lao động, để bảo đảm cho quy trình sản xuất của họ không bị ảnh hƣởng khi phát sinh nhu cầu BHXH. Nhà nƣớc tham gia BHXH với tƣ cách là ngƣời bảo hộ cho các hoạt động của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những trƣờng hợp cần thiết. Ngoài ra Nhà nƣớc tham gia BHXH còn với tƣ cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hƣớng cho các hoạt động BHXH.
- Bên BHXH, đó là bên nhận BHXH từ ngƣời tham gia BHXH. Bên BHXH thƣờng là một tổ chức do Nhà nƣớc lập ra (ở một số nƣớc có thể do tƣ nhân lập ra), nhận sự đóng góp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên đƣợc BHXH có nhu cầu phát sinh và bảo tồn quỹ, làm cho quỹ BHXH phát triển. - Bên đƣợc BHXH là ngƣời lao động tham gia BHXH và thân nhân của họ (theo quy định của pháp luật). Bên đƣợc BHXH có quyền nhận các loại trợ cấp
khi phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro đƣợc bảo hiểm gây ra.
Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh tế thị trƣờng, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên đƣợc BHXH (ngƣời lao động). Đối với ngƣời lao động độc lập, họ vừa là ngƣời tham gia BHXH vừa là ngƣời đƣợc hƣởng BHXH vì họ đóng phí BHXH để bảo hiểm cho chính họ. Ngƣời lao động muốn đƣợc quyền hƣởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ đóng BHXH. Ngƣời chủ sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho ngƣời lao động mang mình thuê mƣớn. Sự đóng góp của bên tham gia BHXH hình thành nên quỹ BHXH. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp khi có nhu cầu phát sinh về BHXH. Các hoạt động BHXH đƣợc thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nƣớc bảo hộ các hoạt động của BHXH.
Từ những phân tích trên, có thể đi đến một khái niệm khái quát: BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thấp nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào
quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Nhƣ vậy, có thể hiểu khái niệm BHXH theo nghĩa hẹp: Là hoạt động bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ mọi tầng lớp dân cư trước các biến cố, các loại rủi ro xã hội, góp phần giữ gìn sự ổn định và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Theo nghĩa rộng: BHXH là biện pháp của Nhà nước tạo nên mạng lưới an sinh, góp phần thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm ổn định tình hình chính trị, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực chất BHXH là sự tổ chức "đền bù" hậu quả của những "rủi ro xã hội" hoặc các sự kiện bảo hiểm. Sự đền bù này đƣợc thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH. Nhƣ vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP, đƣợc xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH nhƣ ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết... Xét trong nội tại BHXH, sự phân phối cuả BHXH đƣợc thực hiện cả theo chiều dọc và chiều ngang.
Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối của chính bản thân ngƣời lao động theo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu nhập của quá trình làm việc và quá trình không làm việc). Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những ngƣời khỏe mạnh cho ngƣời ốm đau, bệnh tật; giữa những ngƣời trẻ cho ngƣời già; giữa những ngƣời không sinh đẻ (nam giới) và ngƣời sinh đẻ (nữ giới); giữa những ngƣời có thu nhập cao và ngƣời có thu nhập thấp...
BHXH mang bản chất kinh tế và bản chất xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của ngƣời lao động và gia đình họ luôn đƣợc bảo đảm trƣớc những bất trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự "san sẻ rủi ro" của BHXH, ngƣời lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhƣng xã hội sẽ có một lƣợng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra. Ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc "lấy của số đông bù cho số ít".
Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đan xen lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho ngƣời lao động và gia đình họ là đã nói đến tính xã hội của BHXH, ngƣợc lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhƣng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH.
1.2.2.3. Đặc trưng cơ bản của Bảo hiểm xã hội
- Khi đã tham gia vào hệ thống BHXH, ngƣời lao động đƣợc bảo hiểm cho đến lúc chết. Khi còn làm việc, ngƣời lao động đƣợc đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ đƣợc trợ cấp thai sản khi sinh con; ngƣời bị tai nạn lao động đƣợc trợ cấp tai nạn lao động; khi không còn làm việc nữa thì đƣợc hƣởng tiền hƣu trí, khi chết thì đƣợc chôn cất và gia đình đƣợc hƣởng trợ cấp tuất... Đây là đặc trƣng cơ bản của BHXH mà không một loại hình bảo hiểm nào có đƣợc.
- Ngƣời lao động khi tham gia BHXH có quyền đƣợc hƣởng trợ cấp BHXH, tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH. Ngƣời chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho ngƣời lao động mà mình thuê mƣớn.
- Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. Ngoài ra nguồn thu của quỹ BHXH còn có các nguồn khác nhƣ lợi nhuận từ đầu tƣ phần nhàn rỗi tƣơng đối của quỹ BHXH; khoản nộp phạt của bên tham gia chậm nộp BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động của bộ máy BHXH. Nhƣ vậy, có thể thấy quỹ BHXH là một quỹ xã hội, nhƣng vừa là quỹ tài chính, vừa là quỹ phát triển.
- Các hoạt động BHXH đƣợc thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nƣớc quản lý và bảo hộ các hoạt động của BHXH. BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của ngƣời lao động (thông qua tổ chức công đoàn) và ngƣời sử dụng lao động (thông qua tổ chức của giới chủ) theo cơ chế ba bên.