Phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 89 - 99)

Phê bình, đấu tranh chống các hiện tƣợng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nƣớc và các cấp, các ngành cũng là một nhiệm vụ thƣờng xuyên của công tác kiểm tra, giám sát của báo chí, nhƣng với mức độ gay gắt hơn, tích cực hơn. Mục đính của cuộc đấu tranh này là nhằm khẳng định bản chất ƣu việt của chế độ, chống lại những biểu hiện tiêu cực nhƣ tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền, ức hiếp, sách nhiễu dân để làm lành mạnh xã hội và củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã nêu định hƣớng: “Cần đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp mắc sai lầm nghiệm trọng về phẩm chất”[17, tr.150].

Với mảng đề tài này đối với hoạt động BHXH, trong 3 tờ báo chúng tôi khảo sát trong 2 năm 2006, 2007 cho thấy hai tờ báo Nhân dân và Lao Động tƣơng đối đồng đều về số lƣợng tin, bài đăng tải (báo Nhân Dân có 7 bài, báo Lao Động có 2 tin, 9 bài). Riêng báo Sức khỏe & Đời sống chỉ có 01 bài.

Báo Nhân Dân ngày 9/6/2006 đăng bài: “Xử lý nghiêm những tiêu cực ở

BHXH Lào Cai”. Theo thông tin của báo, sau hơn mƣời tháng điều tra, thu thập

chứng cứ, đến nay Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã bóc gỡ đƣờng dây chạy sổ trợ cấp mất sức lao động ở BHXH tỉnh Lào cai. Một số cán bộ thoái hóa, biến chất ở đây đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hàng tỷ đồng của ngƣời lao động. Theo phản ánh của tác giả, cầm đầu đƣờng dây chạy sổ trợ cấp mất sức lao động này là Trần Công Định, Trƣởng phòng chế độ chính sách của BHXH tỉnh Lào Cai. Theo Quyết định số 60/QĐ - HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) quy định những đối tƣợng đƣợc tiếp tục hƣởng trợ cấp

mất sức sau khi đã hƣởng hết một phần hai thời gian quy đổi, Quyết định 812/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quy định những ngƣời về hƣu đã có đủ 20 năm công tác trở lên, Hƣớng dẫn số 05/LĐ - TBXH của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định đối với những ngƣời đã về nghỉ trƣớc ngày 9/10/1989 đang hƣởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Công văn số 3503/LĐTBXH quy định thêm đối với những ngƣời có thời gian công tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ ngày 20/7/1954 về trƣớc. Những đối tƣợng nói trên thuộc diện đƣợc hƣởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn. Đây là chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc, thể hiện sự quan tâm đối với đối tƣợng chính sách, ngƣời lao động bị mất sức làm việc, giúp họ ổn định cuộc sống, bảo đảm đời sống và ổn định trật tự - xã hội chung. Lẽ ra, với trách nhiệm của mình, BHXH Lào Cai, cơ quan đựơc giao nhiệm vụ trực tiếp giải quyết chế độ chính sách phải thông báo công khai, rộng rãi, đồng thời phải tạo điều kiện thuân lợi nhất để các đối tƣợng chính sách, ngƣời lao động làm thủ tục hƣởng trợ cấp mất sức lao động của Nhà nƣớc dành cho họ. Thế nhƣng, cơ quan này mà Giám đốc là bà Đỗ Thị Thìn lại không công bố công khai rộng rãi chế độ, chính sách đó. Bài báo thông tin chi tiết: “Lợi dụng kẽ hở này, Trần Công Định, Trưởng phòng Chế độ chính sách BHXH tỉnh Lào Cai, người trực tiếp được giám đốc giao xem xét hồ sơ, sau đó lập danh sách người đựơc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động trình Giám đốc duyệt để chuyển về BHXH Việt Nam phê chuẩn, đã dùng thủ đoạn gây khó khăn đối với những người có đơn xin hưởng trơ cấp bằng cách kéo dài thời gian giải quyết, đòi phải có chi phí “lót tay”, dùng “cò”, thậm chí cả con gái đến từng nhà đối tượng xin hưởng trợ cấp mất sức dài hạn để gạ gẫm, ra giá thu tiền làm sổ trợ cấp, v.v. Trung bình để có được sổ trợ câp mất sức lao động dài hạn phải mất từ 7 đến 15 triệu đồng. Định và con gái đã nhận tiền của tám người để làm sổ bằng thủ đoạn ghi giấy vay, trả nợ để tránh sự phát giác của cơ quan chức năng. Con gái Định còn thông qua các đầu mối là Lê Thị

Minh, Đào Thị Toan và Nguyễn Thị Xuân (đều ở TP Lào Cai) thu tiền của 27 người khác để làm sổ. Tổng cộng Định thu được số tiền là 470 triệu đồng".

Không chỉ có vậy, thông tin của bài báo còn cho biết Trần Công Định còn móc nối với Doãn Tùng Lâm là cán bộ BHXH huyện Bắc Hà để thu 167 triệu đồng của 21 ngƣời ở các xã vùng cao trong huyện cần làm sổ trợ cấp mất sức dài hạn. Thấy dễ ăn, Nguyễn Văn Thài, Trƣởng phòng Bảo hiểm tự nguyện của BHXH Lào Cai, cũng môi giới, thu 55 triệu đồng của năm trƣờng hợp ở huyện Bảo Thắng đƣa cho Định để hƣởng “hoa hồng” ba triệu đồng. Trƣơng Đức Hoạch, trú tại tổ 7, phƣờng Kim Tân và Mai Thị Thắng, trú tại tổ 32, phƣờng Cốc Lếu, TP. Lào Cai đƣợc Định cung cấp tên tuổi, địa chỉ để tìm đến tận nhà môi giới và thu của đối tƣợng với số tiền là 461 triệu đồng…

Cuối cùng bài báo thông tin: “Theo kết luận điều tra của cơ quan công an, từ tháng 6/2004 đến tháng 5/2005, BHXH Lào Cai đã ba đợt lập danh sách đề nghị BHXH Việt Nam giải quyết cho 162 người được hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động dài hạn. Trong đó, Trần Công Định đã thu của 93 người tổng cộng là 1,021 tỷ đồng. Định khai trước cơ quan điều tra đã đưa cho bà Đỗ Thị Thìn, Giám đốc BHXH Lào Cai 340 triệu đồng và 80 triệu đồng cho hai cán bộ của Ban Chế độ chính sách thuộc BHXH Việt Nam. Dư luận đang rất bất bình và đòi hỏi các cơ quan chức năng địa phương xử lý nghiêm minh những "con sâu” làm rầu lòng mọi người ở BHXH Lào Cai”.

Bất bình trƣớc tình trạng lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh của một số cán bộ, nhân viên ngành y tế, báo Nhân Dân ngày 21/8/2006 đăng trong mục “Ý kiến bạn đọc”, bài:“Đừng đề túi thuốc của BHYT trở thành nguồn thu của các bác sĩ”, phản ánh ý kiến của bạn Phƣơng Mai (Hà Tĩnh): “Có những loại thuốc có trong danh mục cấp cho bệnh nhân có thẻ BHYT nhưng là những loại thuốc quý hiếm, đắt tiền, thì chỉ được bác sĩ kê đơn khi có khoản “lót tay” hoặc cho người thân quen. Không riêng gì các loại thuốc, mà các xét nghiệm thuộc loại

cao cấp như chụp cộng hưởng từ, cắt lớp, chụp mạch…, nếu không biết cách xử xự với bác sĩ điều trị thì những bệnh nhân có thẻ BHYT khó lòng được làm các xét nghiệm bằng các phương tiện hiện đại như vậy… Nếu BHYT không theo dõi, giám sát được các hiện tượng tiêu cực đã nêu, vô hình trung túi thuốc của BHYT trở thành “nguồn thu” béo bở của một số bác sĩ thiếu y đức. Chính điều này, làm cho những người tham gia BHYT cho rằng BHYT chỉ quan tâm tới nguồn thu và số kết dư quỹ, mà không quan tâm quyền lợi của số đông khách hàng”.

Trong chuyên mục: „Những việc còn gây phiền hà cho dân”, báo Nhân Dân thƣờng xuyên phản ánh về những phiền hà trong hoạt động BHXH, BHYT. Đó là tình trạng, muốn mua BHYT tự nguyện cũng không mua được ở Hải Dương (báo Nhân Dân, ngày 02/03/2007); Quy định thủ tục rườm rà trong cấp thẻ BHYT cho thân nhân sĩ quan quân đội tại ngũ ở Nghệ An (báo Nhân Dân, ngày 9/3/2007); Khó nhọc khi lĩnh lương hưu ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội (báo Nhân Dân, ngày 14/12/2007); Cách làm gây phiền hà trong thực hiện BHYT tự nguyện học sinh ở Quảng Ngãi (báo Nhân Dân, ngày 29/12/2007)…

Với với quan điểm “Xây là chính, chống là cần”, báo Lao Động đƣợc coi là một trong những tờ báo khá mạnh dạn, dũng cảm trong phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nội dung về BHXH, BHYT còn có phần đậm nét hơn. Với mảng đề tài này, trong 2 năm 2006, 2007, báo Lao Động có 9 bài và 02 tin đăng tải những điều tai nghe, mắt thấy chung quanh những vấn đề tiêu cực trong hoạt động BHXH, BHYT.

Báo Lao động, ngày 30/10/2006 thông tin: “Quảng Trị: Người lao động

bị làm khó khi cấp sổ BHXH”. Bài báo cho biết, ngày 24/10/2006, Công ty cổ

phần Thƣợng Hải (thị xã Đông Hà - Quảng Trị) đã đệ đơn lên Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Trị, khiếu nại về việc giải quyết cấp sổ BHXH cho ngƣời lao động. Theo đó, Công ty đã đóng BHXH cho ngƣời lao động từ năm 2003, nhƣng đến

nay vẫn chƣa đƣợc cấp sổ BHXH. Bài báo nhấn mạnh: “Công ty đã chạy vạy nhiều cửa và đã lo hoàn tất thủ tục BHXH cho người lao động; thế nhưng vẫn tiếp tục bị…làm khó”. Báo trích đăng nội dung đơn khiếu nại của Công ty cổ phần Thƣợng Hải với lời lẽ thống thiết: “Chúng tôi đã đề nghị Sở Thủy sản xác nhận lại theo yêu cầu của BHXH, sở này không chấp nhận. Công ty chúng tôi và người lao động thật là vất vả, phải chạy đi, chạy lại đã lâu với tờ giấy xác nhận chưa hưởng chế độ 176 đi từ Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Sở Tài chính đến Sở Thủy sản, cuối cùng là BHXH tỉnh không chấp nhận. Biết hỏi ai bây giờ?.”

Ngày 7/4/2007, báo Lao Động đƣa tin: “Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng bảo hiểm”, nội dung chi tiết nhƣ sau: “Tin từ Bộ y tế ngày 1/12, Bộ vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHYT tại các khoa phòng. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý, giải quyết các sai phạm, vi phạm quy định về sử dụng thẻ BHYT, lạm dụng thuốc, vật tư y tế, xét nghiệm và các dịch vụ y tế không cần thiết trong khám, chữa bệnh. Đây là yêu cầu chấn chỉnh của Bộ sau khi có nhiều ý kiến phản ánh về tình trạng các cơ sở khám, chữa bệnh quản lý Quỹ BHYT chưa cao”.

Chỉ với 112 từ, báo Lao Động đã thông tin cô đọng về tình trạng lạm dụng quỹ BHYT đáng báo động của các sở y tế trong cả nƣớc, để dƣ luận bất bình, cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế phải ra văn bản chấn chỉnh. Việc thông tin nhanh nhạy của báo Lao Động càng làm tăng hiệu lực chỉ đạo của Bộ Y tế, lấy lại niềm tin của nhân dân vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc.

Tính chiến đấu của báo Lao Động đƣợc thể hiện cao hơn khi đăng bài

“BHYT tự nguyện: Trút lỗi lên đầu người dân”, đăng trên mục: “Vấn đề &

Dƣ luận”, cùng số báo ra ngày 7/4/2007. Bài báo thông tin: “Những người mua thẻ BHYT tự nguyện đã vô cùng thất vọng khi cơ quan BHXH Việt Nam ra thông

báo ngừng phát hành thẻ trong 3 tháng qua và đổ lỗi cho người có thẻ đã sử dụng quá nhiều gây “thủng” quỹ. Những cơ quan “đẻ” ra chính sách này đã không nhận trách nhiệm về sự cố này, mà vẫn loanh quanh biện minh cho sự yếu kém của mình”.

Với lời lẽ khá mạnh mẽ bài báo không ngần ngại khi đƣa ra những ý kiến phê bình thẳng thắn: “Điều mà các quan chức của BHXH Việt Nam “kêu ca” nhiều nhất là người có thẻ BHYT tự nguyện đã sử dụng thẻ quá nhiều. Mục tiêu đặt ra là nhiều người khỏe mạnh tham gia, nhưng trên thực tế hầu hết người có bệnh, người già mua thẻ. Tại sao lại đổ lỗi cho người mua? Đã là BHYT tự nguyện thì ai cũng có quyền mua và khi đã có thẻ thì người dân có quyền được hưởng các quyền lợi. Đến khi “vỡ” quỹ thì cơ quan chức năng lại trút hết tội lên đầu người dân bằng cách “hoãn” sử dụng thẻ. Quyết định này đã gây điêu đứng cho rất nhiều người đang chữa bệnh và đã có không ít người sau nhiều năm mua thẻ bỗng dưng không được mua tiếp và đúng thời điểm đó bị ốm, đành ngậm ngùi bỏ tiền túi ra để chữa bệnh”. Bài báo còn đăng ý kiến phàn nàn của một bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: “Chúng tôi như bị lừa, một cơ quan nhà nước mà lại bất tín như vậy”….

Trong mục "Nhỏ nhẹ nhắc nhau", báo Lao Động ngày 25/7/2007, đăng tiểu phẩm: "Mệt quá Bảo hiểm ơi!", của tác giả Hồng Điệp. Với giọng văn châm biếm, tác giả phê bình tình trạng khám bệnh qua loa đại khái của một bác sĩ ở phòng khám của một bệnh viện và những phiền hà mà ngƣời bệnh BHYT phải gánh chịu. Nội dung tiểu phẩm đƣợc trình bày dƣới dạng hội thoại giữa một ông già đi khám bệnh với bà vợ nhƣ sau:

- "Thế nào, ông có khám được không? - Chưa bước chân vào nhà bà đã vồn vã hỏi.

- Khám đâu mà khám. Chỉ mới khơi khơi thôi - Ông trả lời và thở dài. - Sao thế, ông đi sớm thế cơ mà?

- Ôi dào, sớm thế mà đã có mấy chồng y bạ ngất ngưởng ngay khi cổng bệnh viện chưa mở. Gớm, các cụ hưu giờ đông thế!

- Thế bác sĩ bảo sao?

- Nghe tôi nói: "Đây là cái hạch đã có từ lâu. Còn nốt này mới xuất hiện. Tôi khám xem có phải ung thư da không?" Bà ấy chấn chỉnh ngay: "Không phải là hạch. Mà là u". Mà cũng chỉ liếc nhanh cánh tay tôi, rồi ghi vào giấy: Chuyển khám ngoại. Tất cả diễn ra chưa đầy 5 phút.

- Khám các kiểu gì vậy?

- Thế đấy. Mặt lại cứ quàu quạu. Tôi dự định hỏi mấy câu mà không thể! - Thế ông đã khám ngoại chưa?

- Khám làm sao được. Chờ mãi mới lấy được số. Vào khám xong đã hơn 11 giờ trưa. Làm gì còn số để mà lấy.

- Ơ, thế chiều lại phải xếp hàng từ đầu à?

- Chứ còn sao nữa. Mỗi lần khám, là một lần xếp hàng lấy số. Khám xong, bác sĩ cho làm xét nghiệm, siêu âm... đều phải trở lại phòng chờ để xếp hàng đóng dấu các loại giấy tờ. Nếu bác sĩ cho đơn lấy thuốc, thì lại "xếp hàng" để đóng dấu đã. Khủng khiếp!

- Thật khổ. Ốm đau mà đi khám như thế này thì ốm thêm! May mà ông còn tự đi lại được, chứ phải nhờ con cái thì...

- Lắm lúc tôi cứ thèm có chút tiền dư giả, đi khám ngoài quách cho khoẻ người. Nhìn cái cảnh chầu chực lấy số, chầu chực để được khám, đến khi vào khám lại vấp phải những bộ mặt không mấy cởi mở của lương y... nẫu cả ruột, Khám bệnh kiểu này, mệt quá bảo hiểm ơi!"

Ngày 24/7/2007, báo Lao Động đăng phóng sự: "Chuyện lạ ở Quảng

Bình: 30 năm phải nhận tiền tuất từ hồ sơ giả", của tác giả Nguyễn Quang

Vinh. Bài phóng sự thông tin: "Người viết phóng sự này, sau quá trình thu thập tài liệu, gặp những người trong cuộc, xác định vụ việc là chính xác, thế mà vẫn

bàng hoàng không tin được vì sao lại có thể xảy ra câu chuyện đau đớn này. Cụ bà Nguyễn Thị Minh - vợ liệt sĩ Đậu Diễn - quê xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - đã ngoài 80 tuổi, già yếu, khắc khổ, chỉ với một ước ao cuối đời là làm sao để bà có thể nhận tiền tuất từ chính hồ sơ liệt sĩ mang đúng tên chồng bà, chính xác là chồng của bà. Thế thôi. Nhưng hơn 30 năm nay, điều mơ ước giản đơn và tưởng như hiển nhiên ấy đã không được thực hiện..."

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)