* Nhóm thông tin định hướng dư luận về chính sách BHXH
Trên báo Nhân Dân số lƣợng tác phẩm thuộc nhóm thông tin định hƣớng dƣ luận về chính sách BHXH chiếm 57% so với các báo Lao Động, Sức khỏe & Đời sống; báo Lao Động 29%, trong khi đó báo Sức khỏe & Đời sống chỉ có 14%.
* Nhóm thông tin tham gia xây dựng Luật BHXH
Trên báo Lao Động số lƣợng tác phẩm thuộc nhóm thông tin tham gia xây dựng Luật BHXH chiếm phần lớn (83%); báo Nhân Dân chiếm 17%; Trong khi đó, Sức khỏe & Đời sống 0% tác phẩm về nhóm thông tin này.
* Nhóm thông tin kiến nghị giải pháp hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH
Báo Lao Động và báo Nhân Dân có tỷ lệ tác phẩm thuộc nhóm thông tin kiến nghị giải pháp hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH khá cao (báo Lao Động chiếm 55%, báo Nhân Dân 36%); báo Sức khỏe & Đời sống chỉ có 9%.
* Nhóm thông tin phổ biến chế độ, chính sách BHXH
Với nhóm thông tin này, trên 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động, Sức khỏe & Đời sống có tỷ lệ tác phẩm chênh lệch không quá cao: cao nhất là báo Nhân Dân có
42%; báo Lao Động 31%; báo Sức khỏe & Đời sống có 27%.
* Nhóm thông tin giám sát bảo vệ quyền lợi người lao động
Với nhóm thông tin này, báo Lao Động có tỷ lệ tác phẩm chiếm ƣu thế, với 94%, báo Nhân Dân có 6%, báo Sức khỏe & Đời sống không có tác phẩm nào, thể hiện việc không quan tâm đến chủ đề này.
*Nhóm thông tin phê bình, đấu tranh chống tiêu cực
Với nhóm thông tin phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động BHXH, BHYT, trong 3 tờ báo chúng tôi khảo sát trong 2 năm 2006, 2007 cho thấy hai tờ báo Nhân dân và Lao Động tƣơng đối đồng đều về số lƣợng tác phẩm (báo Nhân Dân có 36%, báo Lao Động 57%); Riêng báo Sức khỏe & Đời sống chỉ có 7%.
Bảng 2: Tỷ lệ nhóm thông tin theo các chủ đề về BHXH trên báo
Báo Nhóm
thông tin
Nhân Dân Lao Động Sức khỏe &
Đời sống
Định hƣớng dƣ luận 57% 29% 14%
Xây dựng Luật BHXH 17% 83% 0%
Kiến nghị giải pháp 36% 55% 9%
Phổ biến chế độ, chính sách 42% 31% 27%
Giám sát bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động
6% 94% 0%
Phê bình, đấu tranh chống tiêu cực
36% 57% 7%
2.3.4.Nhận xét
- Kết quả khảo sát trên cho thấy, số lƣợng tác phẩm về BHXH so với tổng số tác phẩm đăng của 3 tờ báo rất thấp, từ 0,45% đến 2,63%. Nếu nhƣ báo Nhân Dân và báo Sức khoẻ & Đời sống số báo có tác phẩm đăng về BHXH chỉ chiếm
khoảng trên 1/10 số báo (từ 9% - 12%); thì ngƣợc lại, báo Lao Động có trên 1/3 số báo có tác phẩm đăng về BHXH (36%). Kết quả này phản ánh tần suất xuất hiện thông tin BHXH trên báo chí còn rất khiêm tốn, chƣa tƣơng xứng với vai trò và phạm vi hoạt động của BHXH trong hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời qua khảo sát cũng bộc lộ về sự chênh lệch lớn trong dung lƣợng thông tin về BHXH trên các tờ báo khác nhau, có tờ bình quân chƣa đến 3 ngày đã có một tác phẩm đăng tải về BHXH (Lao Động), nhƣng cũng có tờ gần 10 ngày mới có một tác phẩm đăng về BHXH (Nhân Dân, Lao Động).
- Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ thông tin chung về BHXH, BHYT trên 3 tờ báo cũng có sự khác biệt. Nếu nhƣ báo Nhân Dân có 58% tác phẩm đăng về BHXH, báo Lao Động có 68% thì tỷ lệ này ở báo Sức khoẻ & Đời sống chỉ có 10%. Nhƣ vậy, báo Sức khỏe & Đời sống rất ít quan tâm đến thông tin BHXH. Ngƣợc lại, nếu nhƣ báo Sức khoẻ & Đời sống có tới 86% tác phẩm đăng về BHYT, thì tỷ lệ này ở báo Nhân Dân có 35%, báo Lao Động chỉ có 24%. Tỷ lệ tác phẩm có cả nội dung BHXH và BHYT trên 3 tờ báo rất thấp, chỉ từ 4- 11%. Kết quả này cho thấy, nội dung thông tin về BHXH và BHYT có tính biệt lập cao, các tờ báo tuỳ theo tôn chỉ mục đích, đối tƣợng bạn đọc khác nhau chủ động quyết định dung lƣợng thông tin khác nhau. Thông tin về BHXH, BHYT ở báo này đối với báo khác không bị tác động, ít có sự phối hợp, liên thông.
- Vị trí tác phẩm phản ánh về BHXH trên 3 tờ báo cũng thể hiện mức độ quan tâm khác nhau giữa các báo. Tỷ lệ thông tin BHXH đƣợc giới thiệu trên trang 1 ở các báo còn thấp, cao nhất là báo Lao Động (gần 10% số tác phẩm về BHXH). Báo Lao Động thƣờng bố trí tác phẩm về BHXH trên các trang mang đặc trƣng riêng, là tờ báo của ngƣời lao động. Do đó, thông tin BHXH trên báo Lao Động khá đậm đặc, chiếm vị trí chủ đạo trong các trang "Công đoàn - Bạn đọc"; tạo nên một kênh thông tin khá thƣờng xuyên về BHXH tới bạn đọc. Báo Nhân Dân phân định rõ 2 mảng: nội dung về BHXH thƣờng đăng trên trang "Xã
hội"; nội dung về BHYT thƣờng đăng trên trang "Giáo dục – Khoa học", mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ dƣới 10% số báo có nội dung về BHXH, BHYT, nhƣng báo Nhân Dân cũng chuyển tải đƣợc những những thông tin cần thiết về chính sách BHXH, BHYT tới xã hội. Báo Sức khoẻ & Đời sống chƣa tạo đƣợc vị trí ổn định, xứng đáng trên mặt báo để thông tin về BHYT; còn đối với thông tin BHXH thì hết sức đơn điệu, yếu ớt, không phản ánh đƣợc vai trò và thực tiễn hoạt động BHXH đối với đời sống xã hội.
- Tỷ lệ nhóm thông tin theo các chủ đề về BHXH trên các báo cho thấy: báo Nhân Dân thông tin định hƣớng dƣ luận, phổ biến chế độ, chính sách, phê bình đấu tranh chống tiêu cực giữ vai trò chủ đạo (từ 30 -57%); Báo Lao Động thông tin giám sát, bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động chiếm ƣu thế (94%), thông tin tham gia xây dựng Luật BHXH chiếm tỷ lệ cao nhất (87%); Thông tin phê bình chống tiêu cực và kiến nghị giải pháp cũng luôn dẫn đầu (từ 55 -57%). Riêng báo Sức khỏe & Đời sống có 2 nhóm thông tin xây dựng Luật BHXH và giám sát bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động không có tác phẩm nào (0%); các nhóm thông tin khác tỷ lệ so với các báo Nhân Dân, Lao Động cũng luôn ở mức thấp nhất (từ 7- 27%). Kết quả này phản ánh thực trạng thông tin về BHXH có sự khác biệt lớn, không có sự phối hợp, hợp tác giữa các báo, điều này phản ánh việc không có sự định hƣớng, tổ chức thông tin của các cơ quan chức năng đối với hoạt động BHXH trong từng thời gian, thời điểm cụ thể.