Giải pháp về điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 129)

*Ý nghĩa của giải pháp

Khả năng và hiện thực theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin là một cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng. Để khả năng biến thành hiện thực cần không chỉ một điều kiện mà là một tập hợp những điều kiện cần thiết. Đi kèm theo những giải pháp cụ thể đòi hỏi cần phải có những yếu tố, điều kiện nhất định mới có thể đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện đƣợc thành công. Đây là nhóm giải pháp đảm bảo các yêu cầu về nhân lực, vật lực của ngành BHXH giúp cho việc tổ chức thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin BHXH trên báo chí đạt kết quả mong muốn.

* Nội dung giải pháp

Xác định rõ hiện trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thông tin tuyên truyền của ngành BHXH yếu về chuyên môn, phần lớn chƣa đƣợc đào tạo.

Đội ngũ này ở cơ sở còn chƣa đƣợc chú trọng, chuyên môn yếu kém, phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Việc tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền BHXH trong hệ thống BHXH hiện nay rất lúng túng, bị động, đây cũng là yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng thông tin BHXH trên báo chí thời gian qua.

Trên cơ sở xác định vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng thông tin BHXH trong giai đoạn mới, ngành BHXH cần tăng cƣờng nhân lực chuyên trách công tác thông tin tuyên truyền, đồng thời dành nguồn kinh phí nhiều thoả đáng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác truyền thông BHXH và hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc hợp tác tổ chức thông tin về BHXH.

* Thực hiện giải pháp

- Cần thực hiện đồng bộ với giải pháp 3.2.1, nâng cao nhận thức của ngành BHXH về trách nhiệm tổ chức và phối hợp thực hiện công tác thông tin tuyên truyền BHXH. Khắc phục thực trạng còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền BHXH, để thực hiện tốt nhóm giải pháp 3.2.3 thì việc đào tạo và bổ sung đội ngũ này là rất cấp bách. Đặc biệt là phải nhanh chóng củng cố, tăng cƣờng cán bộ có trình độ chuyên môn cho Ban Tuyên truyền BHXH Việt Nam, ngƣời giữ vai trò "nhạc trƣởng" trên mặt trận thông tin, tuyên truyền BHXH. Đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cần tổ chức tốt hơn bộ phận chuyên trách, có quy hoạch đào tạo, đào tạo lại và tuyển chọn cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ báo chí truyền thông, quan hệ công chúng để có đủ năng lực tổ chức công việc, đầu mối quan hệ, cung cấp thông tin và kiểm tra, giám sát thẩm định thông tin trên báo chí.

- Ngành BHXH Việt Nam hiện tại có một tờ Tuần báo BHXH và một tờ Tạp chí BHXH xuất bản hằng tháng, cần nâng cao năng lực hoạt động của hai công cụ quan trọng này, tăng kỳ xuất bản, coi trọng chất lƣợng nội dung và hình thức thông tin, mở rộng phạm vi phát hành, chủ động cung cấp thông tin BHXH

cho xã hội. Cần thƣờng xuyên cung cấp Báo và Tạp chí của ngành cho lãnh đạo các cơ quan báo chí, cộng tác viên theo dõi sáng tạo tác phẩm về BHXH, vì đó là những thông tin chính thống, đáng tin cậy cho các cơ quan báo chí và nhà báo tham khảo, khai thác thông tin. Cần nhanh chóng thiết lập Trang tin điện tử của ngành (hiện tại mới có Tạp chí BHXH có Website riêng, ngành BHXH chƣa có Website), tiến tới ra Báo Điện tử BHXH Việt Nam, phát huy sức mạnh của truyền thông đa phƣơng tiện, thông tin quảng bá mạnh mẽ chế độ, chính sách BHXH tới quảng đại công chúng.

- Tăng cƣờng trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác thông tin tuyên truyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Hiện đại hoá trang thiết bị truyền thông trong giai đoạn hiện nay, cũng là điều kiện quan trọng để cán bộ nghiệp vụ của ngành chủ động tác nghiệp, trở thành cộng tác viên, thông tin viên tích cực cho các cơ quan báo chí, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin BHXH.

- Trong điều kiện xoá bỏ bao cấp hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí đều phải bƣơn trải, tự hạch toán để hoạt động. Ngành BHXH là một ngành đặc thù, là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, có điều kiện tài chính, nhu cầu cần thông tin tới xã hội rất lớn. Việc ƣu tiên sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ các cơ quan báo chí để nâng cao chất lƣợng thông tin BHXH là hết sức cần thiết và là một điều kiện mang tính quyết định. Cần dành nguồn kinh phí thoả đáng và có cơ chế hỗ trợ, thẩm định kết quả, khen thƣởng, động viên kịp thời sẽ là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng thông tin BHXH trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơng 3

Sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ hằng ngày, hằng giờ diễn ra trên khắp các lục địa tạo ra một khối lƣợng thông tin khổng lồ. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống BHXH và trƣớc nhu cầu, đòi hỏi chất lƣợng thông tin của công chúng ngày càng cao, yêu cầu bức thiết đặt ra việc phải có những giải pháp kịp thời nâng cao chất lƣợng thông tin BHXH trên báo chí.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, cùng với việc tham khảo kết quả thăm dò dƣ luận xã hội, chúng tôi xây dựng và đề xuất 6 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin về BHXH trên báo chí trong thời gian tới. Nội dung của các giải pháp có mối quan hệ biện chứng, đan xen với nhau, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ. Biết lựa chọn hoặc kết hợp các giải pháp một cách phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể thì mới có thể đem lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Do nhu cầu thông tin - giao tiếp và nhận thức của con ngƣời, báo chí đã ra đời và ngày càng khẳng định vị trí vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Báo chí đã trở thành phƣơng tiện, đồng thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc của con ngƣời. Báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng to lớn xã hội tất cả cho con ngƣời và vì con ngƣời. Cùng với thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, báo chí sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn với các loại hình báo chí mới. Diện mạo nền báo chí Việt Nam đã thay đổi, nhƣng dự báo sẽ còn tiếp tục thay đổi với tốc độ ngày một nhanh vào cao hơn.

Là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, chính sách BHXH ở nƣớc ta đang từng bƣớc mở rộng và đi tới hoàn thiện theo định hƣớng của Đảng, thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi ngƣời lao động và BHYT toàn dân vào năm 2010. Bƣớc vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nƣớc đang đứng trƣớc những cơ hội lớn, đồng thời gặp phải những thách thức không nhỏ, đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có báo chí góp phần quan trọng, cùng chung tay xây dựng và phát triển hệ thống BHXH, hoàn thiện mạng lƣới an sinh xã hội, góp sức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Qua các nội dung nghiên cứu trong Luận văn, có thể nhận thấy BHXH có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia nói chung và cuộc sống của mỗi ngƣời dân nói riêng. Đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của báo chí trong việc phát triển BHXH trong hệ thống an sinh xã hội, vì lợi ích của quốc gia, cộng đồng xã hội và của nhân dân.

Từ việc khảo sát 3 tờ báo đại diện cho tổ chức Đảng (báo Nhân Dân, cơ quan Trung ƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam); cơ quan quản lý nhà nƣớc (báo Sức khoẻ & Đời sống, cơ quan của Bộ Y tế ) và tổ chức chính trị - xã hội (báo

Lao Động, cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), có thể rút ra đƣợc khá khái quát thực trạng báo chí hiện nay thông tin về lĩnh vực BHXH.

Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng thời gian qua báo chí nƣớc ta đã dành sự quan tâm và có những thành tựu đáng kể trong việc thông tin về những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về BHXH; hƣớng dẫn dƣ luận về chính sách BHXH; tích cực tham gia xây dựng pháp luật BHXH; kiến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật BHXH; giám sát, bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động; phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động BHXH…

Tuy nhiên, báo chí cũng đang có những hạn chế trong việc thông tin về lĩnh vực này nhƣ nội dung và hình thức thông tin đơn điệu, nghèo nàn, xơ cứng, công thức, thiếu tính hệ thống và thƣờng xuyên. Các tác phẩm viết về BHXH chƣa đa dạng, phong phú, thiếu cân đối trong thông tin, chƣa hấp dẫn công chúng. Việc nhìn nhận, thể hiện các vấn đề BHXH theo những lối mòn, gây nhàm chán cho bạn đọc. Tính dự báo, thông tin hai chiều, diễn đàn trao đổi còn ít... Nghiên cứu cũng cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền BHXH còn nhiều hạn chế, là những lý do quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng thông tin về BHXH trong thời gian qua.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đƣa ra những nhận xét, và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng nội dung và cải tiến hình thức thông tin về BHXH, phục vụ tốt hơn yêu cầu của độc giả cũng nhƣ cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ hơn cho các nhà xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật./.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 129)