Năm 2006, theo chƣơng trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa 11, Luật BHXH sẽ đƣợc xem xét thông qua, đây là một trong những nội dung đƣợc báo Lao Động tập trung phản ánh đậm nét. Từ tháng 2 đến tháng 6/2006, báo Lao Động đăng liên tục 5 bài phản ánh những ý kiến quan điểm của các cơ quan chức năng liên quan, các nhà khoa học, nhà quản lý xung quanh nội dung Dự thảo Luật BHXH. Nhạy bén trƣớc vấn đề mới, trên trang "Thời Sự" ngày 22/2/2006 báo đăng bài: "Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận Dự án Luật BHXH: Người thất nghiệp sẽ được hưởng chế độ BHXH". Bài báo thông tin,
ngày 21/2/ đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận Dự án Luật BHXH. Vấn đề đƣợc các đại biểu tranh luận sôi nổi nhất là chế độ bảo hiểm thất nghiệp đƣợc đƣa vào dự luật. Bài báo thông tin về các quan điểm khác nhau của các đại biểu về 3 loại hình bảo hiểm: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp đƣợc Dự án Luật đƣa ra trình hội nghị: Loại thứ nhất cho rằng giữ nguyên nhƣ dự thảo. Lý lẽ của quan điểm này là việc quy định tất cả hình thức và chế độ bảo hiểm là bƣớc cụ thể hoá quy định trong Hiến pháp về phát triển các hình thức bảo hiểm cho ngƣời lao động. Hơn nữa, trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng IX cũng đã nêu rõ: "Sớm xây dựng và thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động thất nghiệp". Việc thực hiện BHXH tự nguyện, thất nghiệp sẽ đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngƣời lao động. Thực tế nƣớc ta đã có những hình thức sơ khai của bảo hiểm thất nghiệp là các chế độ trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc... Có chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ chủ động trong việc hỗ trợ ngƣời lao động khi mất việc làm, là cơ sở từng bƣớc đáp ứng yêu cầu hội nhập khi Việt Nam vào WTO. Tuy nhiên, luồng ý kiến khác cho rằng, dự luật không nên quy định điều chỉnh bảo hiểm thất nghiệp, vì bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề mới nên cần tổ chức thí điểm thực hiện, rút kinh nghiệm. Thông tin bạn đọc quan tâm hơn cả chính là quan điểm chung kết luận hội nghị đƣợc báo Lao Động thông tin đầy đủ, thuyết phục bởi sự chặt chẽ khoa học, đúng trình tự trong thể chế hoá chủ trƣơng, chính sách của Đảng và hiến pháp của Nhà nƣớc khi cân nhắc những nội dung đƣa vào Luật BHXH: "Đa số các ý kiến của đại biểu đều cho rằng đưa quy định về bảo hiểm thất nghiệp vào Luật là rất cần thiết, phù hợp với Hiến pháp, và Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng. Thể hiện quan điểm này, Dự thảo Luật BHXH đưa ra lộ trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2009".
Là một tổ chức chính trị - xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có chức năng kiểm tra, giám sát bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngƣời
lao động, nhất là những quyền lợi mà ngƣời lao động đang đƣợc hƣởng theo quy định hiện hành. Trên tinh thần nhƣ vậy, quan điểm của báo Lao Động là: Những chế độ, chính sách của Nhà nƣớc ban hành ngƣời lao động đang thụ hƣởng, xã hội đã chấp thuật thì không nên thay đổi. Xây dựng Luật BHXH phải tiến bộ hơn, có lợi hơn cho ngƣời lao động. Sử dụng sức mạnh của mình, báo Lao Động ngày 17/5/2006, trên trang "Công đoàn & Ngƣời lao động" đăng ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: "Kiến nghị của công đoàn về Dự thảo
Luật BHXH: Không cắt bới quyền lợi người lao động". Báo thông tin tới bạn
đọc: "Kỳ họp Quốc hội lần này sẽ thảo luận và quyết nghị về Dự luật BHXH. Đây là vấn đề rất lớn, có liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động. Thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực tham gia vào Dự thảo Luật BHXH. Nhiều nội dung Tổng Liên đoàn góp ý, kiến nghị đã được bổ sung, sửa đổi trong Dự án Luật. Song vẫn còn 7 nội dung lớn công đoàn đang tiếp tục kiến nghị để Quốc hội thảo luận, biểu quyết". Thông qua báo Lao động, 7 nội dung Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị là: Về tuổi hƣu và chế độ về hƣu trƣớc tuổi; Về cách tính mức bình quân tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định; Đối với điều kiện hƣởng BHXH một lần; Trƣờng hợp tạm dừng đóng BHXH; Đối với nghỉ dƣỡng sức phục hồi sức khoẻ; Vai trò công đoàn trong Luật BHXH; Về thời điểm thực hiện Luật BHXH.
Vai trò của công đoàn trong Luật BHXH, đƣợc Dự thảo Luật quy định là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động tham gia BHXH; kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nƣớc xử lý đối với ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách và tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách BHXH; kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về BHXH. Báo Lao động đăng ý kiến của Tổng Liên đoàn đề nghị: "bổ sung thêm 2 quyền sau: Được yêu cầu người sử dụng lao động và tổ
chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động; được kiện ra toà đối với những hành vi trốn đóng BHXH cho người lao động".
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 16/5 đến ngày 29/6/2006. Dự án Luật BHXH đƣợc Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua. Bảo hiểm thất nghiệp; tuổi đƣợc hƣởng lƣơng hƣu; điều kiện hƣởng lƣơng hƣu; quy định mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH để tính lƣơng hƣu, trợ cấp một lần... là những vấn đề đƣợc các đại biểu Quốc hội tranh luận trong phiên thảo luận ngày 19/5/2006. Trên trang "Thời sự" ngày 20/5/2006, báo Lao Động đăng bài: "Bao giờ có bảo hiểm thất nghiêp?". Mặc dù chỉ đơn giản là ghi chép, phản ánh lại những ý kiến của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật BHXH, nhƣng khi quỗtử lý nghiệp vụ của nhà báo, đăng tải trang trọng trên trang "Thời sự", bài báo đã tạo nên sự thu hút, hấp dẫn ngƣời đọc, càng thể hiện đƣợc vai trò của cơ quan báo chí trong việc cung cấp, phản hồi thông tin, tích cực tham gia xây dựng pháp luật.
Chƣa yên tâm với những kiến nghị trƣớc đó, ngày 20/5/2006, báo Lao Động tiếp tục đăng lại 7 kiến nghị của công đoàn về Dự án Luật BHXH; đồng thời trích đăng các ý kiến của đại biểu Quốc hội Cù Thị Hậu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại biểu Tào Hữu Phùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội; đại biểu Trƣơng Hoà Bình, Thứ trƣởng Bộ Công an về những nội dung còn chƣa hợp lý của Dự án Luật BHXH. Với những ý kiến liên tục đăng tải trên báo Lao Động , báo Lao Động đã tạo nên một diễn đàn trên báo, tích cực tham gia xây dựng Dự án Luật BHXH.
Ngày 21/6/2006, Quốc hội thông qua ba dự án Luật: Luật Điện ảnh, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Phòng, chống HIV. Riêng Dự án Luật BHXH chƣa đƣợc các đại biểu Quốc hội thông qua. Báo Lao Động kịp thời đƣa tin trên trang 7, ngày 22/6: "Quốc hội chưa thông qua Dự án Luật BHXH". Lý do đƣợc báo thông tin là khi biểu quyết, nhiều đại biểu Quốc hội còn có những ý kiến
khác nhau, đặc biệt đa số đại biểu Quốc hội không đồng tình với quy định tại Điều 95: "Mức chi phí phí quản lý hàng năm không quá 2,2% tổng số thực thu BHXH bắt buộc hàng năm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Mức cụ thể hàng năm do Chính phủ quy định". Điều 95 được các đại biểu Quốc hội nhận xét là điều quan trọng nhất của Dự Luật, khi thảo luận các đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi tại sao cán bộ nhân viên ngành BHXH lại được hưởng lương "đặc biệt", trong khi cơ quan BHXH là đơn vị sự nghiệp đã thụ hưởng chi phí hoạt động từ nguồn ngân sách"…
Qua khảo sát cho thấy có sự khác biệt rõ rệt trong tổ chức tin bài về chủ đề xây dựng Luật BHXH. Nếu nhƣ báo Lao Động theo dõi sát sao, thƣờng xuyên có bài phản ánh, đóng góp xây dựng, thì ngƣợc lại báo Sức khoẻ & Đời sống không có, tin bài nào về chủ đề này. Báo Nhân Dân duy nhất chỉ có một tin đăng ngày 28/6/2006: "Ngày làm việc thứ 35, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI: Xem xét,
quyết định nhân sự của Chính phủ và Tổng Kiểm toán Nhà nước". Báo rút tít
phụ: Thông qua Dự án Luật BHXH. Nội dung thông tin về diễn biến của ngày làm việc thứ 35 của kỳ họp Quốc hội: "Trong phiên họp, Quốc hội đã xem xét thông qua Điều 95 Dự thảo Luật BHXH và sau đó thông qua toàn bộ Luật này".
Là ngƣời tổ chức, đồng thời cũng là phƣơng tiện cho nhân dân tham gia xây dựng các chính sách, quyết định những phƣơng hƣớng phát triển quan trọng của quốc gia. Đối với những chính sách, dự luật mới, Báo chí là một kênh, một diễn dàn thuận lợi cho nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia thảo luận xây dựng trƣớc khi ban hành. Đây không chỉ là biện pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật mới, mà còn là một phƣơng thức nâng cao ý thức trách nhiệm trƣớc công dân, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Trong 3 tờ báo chúng tôi khảo sát, rõ ràng là báo Lao Động có nhiều đóng góp hơn trong xây dựng Luật BHXH. Thông qua đó nội dung phản ánh của báo thêm đa dạng, hấp dẫn, bám sát hơi thở cuộc sống, mục đích cuối cùng là vì con ngƣời, cho con ngƣời.
2.1.3.Phát hiện, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách Bảo hiểm xã hội
Các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí đƣợc ví nhƣ ngƣời hoa tiêu trên con tàu. Nó phát hiện và cảnh báo kịp thời từ những nguy hiểm có khả năng đe dọa con tàu ngay từ khi mới chỉ là những dấu hiệu sơ khai, giúp đoàn thủy thủ có biện pháp đề phòng, đƣa con tàu vƣợt lên. Báo chí không chỉ tham gia họach định chính sách, xây dựng pháp luật, tuyên truyền phổ biến tới toàn xã hội để thực hiện, mà còn có vai trò to lớn trong quản lý xã hội. Nó có vai trò nhƣ một hệ thống xã hội cung cấp thông tin, dữ liệu cho chủ thể quản lý xã hội; trực tiếp kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả của các chính sách xã hội; trình bày các cơ sở khoa học và thực tiễn để đƣa ra các chính sách, quy định mới phù hợp hơn. Nói đúng hơn, báo chí có chức năng quản lý xã hội thông qua việc phản ánh những khó khăn, vƣớng mắc, bất cập của những chính sách, pháp luật khi thực thi trong thực tiễn cuộc sống. Qua đó để các cơ quan quản lý, hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật kịp thời có giải pháp đúng đắn.
Qua khảo sát trên 3 tờ báo, trong 2 năm 2006 – 2007, cho thấy có 20 bài viết về nội dung này, trong đó báo Sức khỏe & Đời sống có 03 bài, báo Nhân Dân có 4 bài, báo Lao Động có 13 bài.
Với tiêu đề “Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, gần 2 tỷ đồng vựơt quỹ khám
chữa bệnh: Giải quyết thế nào?, báo Sức khỏe & Đời sống số ra ngày 25 –
27/4/2006 gửi một thông điệp về tính cấp bách của việc mất cân đối thu chi quỹ khám chữa bệnh BHYT cần phải có giải pháp đúng đắn. Bài báo cho biết, sau gần một năm thực hiện Điều lệ BHYT mới về khám, chữa bệnh miễn phí dành cho bệnh nhân có thẻ BHYT, tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, lƣu lƣợng bệnh nhân BHYT đến khám và điều trị ngày càng đông, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải và phải chi vƣợt quỹ khám chữa bệnh gần 2 tỷ đồng. Bài báo phản ánh: “Trong 3 tháng đầu năm, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 800 lượt người thì số bệnh nhân có thẻ BHYT chiếm hơn một
nửa… Đặc biệt theo tìm hiểu của chúng tôi vào thời điểm 3 tháng đầu năm 2006, số lượng bệnh nhân có thẻ BHYT tự nguyện đến khám và điều trị tại bệnh viện rất đông, chủ yếu mắc các bệnh mạn tính. Đây là một trong nguyên nhân khiến bệnh viện phải chi vượt quỹ khám chữa bệnh BHYT, vì đối với người bệnh mạn tính phải điều trị dài ngày, chi phí cao sẽ trở thành gánh nặng cho khả năng tài chính của bệnh viện”. Bài báo dẫn lời của BS.Nguyễn Hạnh Chung – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh: “Bệnh viện có nhiều bệnh nhân BHYT tự nguyện đang lưu trú, họ chủ yếu mắc bệnh mạn tính, bệnh nặng đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật cao. Rất nhiều ca bệnh chúng tôi chuyển lên tuyến Trung ương để điều trị thường sử dụng kỹ thuật cao như: chụp cắt lớp, cộng hưởng từ… mà tất cả những chi phí này bệnh viện đều phải thanh toán”.
Từ chỗ chỉ ra nguyên nhân, thông tin về cách giải quyết tình huống của ngành BHXH và Y tế tỉnh Bắc Ninh, bài báo nêu kiến nghị: “Điều lệ BHYT mới đựơc ban hành phần nào đem lại cho người bệnh niềm vui bởi khi ốm đau không phải trả tiền viện phí, nhưng lại không ít khó khăn cho các cơ sở khám, chữa bệnh về chi phí phát sinh. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng sớm có nghiên cứu toàn diện nhằm giải quyết những vướng mắc trên”.
Bám sát tôn, chỉ mục đích của mình, báo Sức khỏe & Đời sống số ra ngày 17 - 19/10/2006, đăng bài: "Mất cân đối về kinh phí của BHYT TP.Hồ Chí
Minh: Dân mệt, thầy thuốc lo!". Bài báo thông tin về tình trạng khám, chữa
bệnh quá tải ở tất cả các tuyến ở TP.Hồ Chí Minh do ngƣời có bệnh mới mua BHYT tự nguyện và đa số là bệnh mạn tính. Hiện tại chƣa có "trọng tài" để giải quyết những vƣớng mắc trong hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT và hậu quả là ngƣời dân vẫn chịu thiệt thòi. Báo đăng kiến nghị của BS.Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh: "Cần có bộ máy chuyên biệt về hành chính cho nhiệm vụ BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh, để thầy thuốc chỉ tập trung lo chữa bệnh...BHYT cần được xã hội hoá, phù hợp với kinh tế thị trường để cân
đối đầu ra - đầu vào. Một khi giá chi trả hợp lý thì dịch vụ mới được đảm bảo chất lượng…".
Với bài "TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để thu hút BHYT tự nguyện học sinh
?", ngày 8/9/2007, báo Sức khoẻ & Đời sống thông tin về những khó khăn, bất cập
trong thực hiện BHYT học sinh, sinh viên ở TP.Hồ Chí Minh, nhƣ mức đóng tăng cao nhiều học sinh nhà nghèo không mua nổi thẻ BHYT, điều kiện buộc nhà trƣờng phải có đủ 10% học sinh, sinh viên đăng ký tham gia mới đƣợc thực hiện; chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT chƣa tốt, nhiều bệnh viện không nhận khám chữa bệnh cho học sinh sinh viên... Bài báo nêu đề xuất: "Để khắc phục những bất cập giữa 3 bên: trường học, học sinh và cơ sở khám chữa bệnh cần phải có sự chỉ đạo thống nhất từ Uỷ ban nhân dân thành phố để BHYT tự nguyện sẽ không phải là gánh nặng giữa học sinh và cơ sở khám chữa bệnh, cũng như "làm khó" cho chính nhà trường".
Cũng với chủ đề này, báo Nhân Dân ngày 4/7/2006, trên trang “Giáo dục - Khoa học”, đăng bài: “Khắc phục vượt chi quỹ khám, chữa bệnh BHYT bằng