Vai trò của Báo chí đối với việc tuyên truyền về Bảo hiểm xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 41)

ta

Ngay từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa đƣợc đặt nền móng, báo chí cách mạng đã đứng trên lập trƣờng nhân đạo chủ nghĩa để thông tin lý giải các hiện tƣợng, sự kiện của đời sống xã hội nhằm giải phóng con ngƣời thoát khỏi ách áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng bác ái, tất cả vì con ngƣời và cho con ngƣời, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng cũng nhƣ mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc, báo chí càng có vai trò to lớn tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; tham gia quản lý và phản biện xã hội.

Con ngƣời ta khi sinh ra, lớn lên, làm việc rồi nghỉ ngơi là một quá trình dài vài chục năm. Trong thời gian đó, khi ngƣời lao động bắt đầu có việc làm và thu nhập, đều đã phải tham gia BHXH theo quy định của pháp luật, Khi đóng BHXH và BHYT, ngƣời lao động không những đƣợc chăm lo về sức khoẻ mà còn tích cóp một phần "của để dành" để lo cuộc sống khi đã hết tuổi lao động. Vì thế, BHXH đƣợc coi là một chính sách cơ bản trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta, góp phần ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới, từ năm 1995, cơ chế về BHXH ở nƣớc ta đƣợc quy định tại Bộ Luật Lao động theo nguyên tắc: Có đóng, có hƣởng. Trong đó, chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động đều có nghĩa vụ đóng góp. Đây là bƣớc chuyển khá mạnh mẽ và cơ bản, từ chỗ Nhà nƣớc bao cấp gần nhƣ hoàn toàn các chế độ BHXH cho ngƣời lao động sang hình thành quỹ BHXH tập trung và thống nhất trong cả nƣớc, từng bƣớc chủ động chi trả các chế độ BHXH, giảm dần gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Thực hiện chủ trƣơng cải cách hành

chính của Chính phủ, từ năm 2003, BHXH Việt Nam đảm nhận thêm nhiệm vụ quản lý quỹ và chi trả các chế độ BHYT. Từ đây, chế độ BHXH có thêm trợ cấp khám chữa bệnh BHYT cho ngƣời lao động tham gia BHYT bắt buộc và các đối tƣợng nhân dân tham gia BHYT tự nguyện. Năm 2006, Luật BHXH đƣợc Quốc hội thông qua, bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp, Luật có hiệu lực từ 01/01/2007.

Bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với chính sách BHXH ở nƣớc ta. Đại hội X của Đảng đã đặt ra nhiệm vụ: "Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân"... Đồng thời yêu cầu phải: "Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hóa hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp..."

Là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, nội dung hoạt động của BHXH là những vấn đề thiết thực, liên quan đến cuộc sống, sức khoẻ của mọi tầng lớn cán bộ, nhân dân. BHXH là một nguồn đề tài rộng lớn đối với báo chí, đƣợc công chúng hết sức quan tâm. Với những bƣớc chuyển cơ bản và mạnh mẽ nhƣ vậy trong việc hình thành cơ chế mới về BHXH, báo chí nƣớc ta đã nhận thức rõ các vấn đề mới đặt ra và nhạy bén phản ánh, tuyền truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Thực tiễn đặt ra hai vấn đề: Có thu tốt thì việc chi trả các chế độ BHXH, BHYT mới đạt hiệu quả. Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc phải đƣợc chuyển tải tới nhân dân, tới đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT. Thực tế cho thấy, trong những năm qua báo chí đã bám sát việc thu và chi các chế độ BHXH, BHYT kịp thời biểu dƣơng các nhân tố mới, các đơn vị và cá nhân đã thực hiện tốt các chế độ BHXH, BHYT một cách minh bạch, rõ ràng; đồng thời phê phán những tổ chức và cá nhân lợi dụng kẽ hở trong chính sách và trong quản lý để thực hiện các hành vi tiêu cực trong thực hiện các

chế độ BHXH, BHYT.

Báo chí có nhiều bài viết phản ánh và phê bình tình trạng một số chủ doanh nghiệp ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lợi dụng kẽ hở trong chính sách, trong cơ chế quản lý để trốn đóng BHXH, BHYT cho ngƣời lao động, thiếu trách nhiệm chăm lo lợi ích chính đáng và hợp pháp của ngƣời lao động. Báo chí đã đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, giới thiệu chính sách BHXH, BHYT, nêu bật trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động phải quan tâm lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động. Khi đã thành lập doanh nghiệp, có thuê lao động thì phải đóng BHXH, BHYT cho ngƣời lao động. Mặt khác, nêu rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp trong việc tham mƣu, bàn giải pháp để chủ doanh nghiệp có nhận thức và thái độ đúng thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho ngƣời lao động. Báo chí cũng có vai trò quan trọng trong việc phổ biến các kiến thức pháp luật về lao động, về Luật BHXH, về nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động khi tham gia BHXH. Báo chí cũng là cầu nối, đƣa chính sách, chế độ mới về BHXH, BHYT đến ngƣời lao động, tạo điều kiện để các bên tham gia BHXH, BHYT làm tròn trách nhiệm

Đối với hệ thống BHXH, xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền và vai trò của báo chí, ngay từ khi mới thành lập, BHXH Việt Nam đã chủ động thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông đại chúng để tổ chức công tác này. Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, BHXH Việt Nam hợp tác với Ban Thời sự, Ban chuyên đề, Hộp thƣ Truyền hình, Kinh tế, Công đoàn... Trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, BHXH Việt Nam phối hợp với Ban thời sự, chuyên mục Diễn đàn Văn hóa & Xã hội, Bạn nghe đài... Các cơ quan báo viết mà BHXH Việt Nam phối hợp đó là báo Nhân Dân, Lao động, Lao động & Xã hội, Sức khoẻ và Đời sống, Thời báo Tài chính, Doanh nghiệp, Đại Đoàn kết, Giáo dục & Thời đại, Tạp chí Lao động - Xã hội...

chặt chẽ, thƣờng xuyên với các cơ quan thông tin, báo chí, tăng cƣờng công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH với hàng ngàn bài viết trên các đầu báo trong thời gian qua dƣới dạng các phóng sự, bút ký, bình luận, v.v. về BHXH. Trƣớc hiện thực phong phú, đa dạng của hoạt động BHXH, báo chí nƣớc ta hầu nhƣ ngày nào cũng có thông tin về lĩnh vực này. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam tại Hội nghị Sơ kết công tác tuyên truyền giai đoạn 2003 - 2005, ngày 31/7/2006: "Ngày nào cũng có thể tìm thấy những phản ánh về BHXH, BHYT của các cơ quan báo chí góp phần định hướng dư luận xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của chính sách BHXH, BHYT trong đời sống xã hội". Theo thống kê của Ban Tuyên truyền BHXH Việt Nam, năm 2006 có 383 tin, bài trên các báo in. Năm 2007, có 633 tin, bài đăng trên các báo lớn. Riêng năm 2007, cơ quan BHXH từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đã phối hợp thực hiện 23 phóng sự, chƣơng trình phát thanh, truyền hình, 8 chuyên trang, 136 chuyên đề và nhiều tin bài tuyên truyền về Luật BHXH và hoạt động của ngành... Theo đánh giá của Ban Tuyên truyền BHXH Việt Nam: "Nhìn chung công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông đã được thực hiện tốt, chặt chẽ. Báo chí đã tích cực tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT và đã phản ánh những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách một cách khách quan và xây dựng"[7].

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 41)