Hình thức thông tin về Bảo hiểm xã hội trên 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động, Sức khoẻ & Đời sống

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 106 - 114)

Động, Sức khoẻ & Đời sống

2.4.1. Nhómthể loại thường dùng để chuyển tải thông tin Bảo hiểm xã hôi

Trên 3 tờ báo chúng tôi khảo sát trong 2 năm 2006, 2007 cho thấy chủ yếu các báo sử dụng thể loại bài phản ánh để chuyển tải thông tin về BHXH. Trong số 380 tác phẩm đăng tải về BHXH, bài phản ánh chiếm tới 38%; thể loại tin có

29%; thông tin giải đáp chế độ, chính sách chiếm tỷ lệ khá lớn, với 39 lần, chiếm 10% số lƣợng tác phẩm; còn lại là các thể loại khác chiếm 23%.

0%5% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Biểu đồ: Tỷ lệ các thể loại báo chí chuyển tải thông tin Bảo hiểm xã hội

Bài phản ánh 38% Tin 29% Hỏi đáp 10% Ghi chép 6% Đ.tra 4% P.sự 3% P.vấn 5% Khác 5%

Nhận xét: Nhìn chung các tờ báo sử dụng thể loại báo chí để chuyển tải thông tin về BHXH rất đơn điệu, chủ yếu sử dụng dạng bài phản ánh, thể loại tin và thông tin hỏi đáp. Báo Nhân Dân trên 1/3, Lao Động trên 1/2 là các dạng bài phản ánh. Việc sử dụng thể loại thông tấn chƣa nhiều và bộc lộ bất hợp lý, cao nhất là tờ báo tuần - báo Sức khỏe & Đời sống, với 42% và thấp nhất lại là tờ báo ngày- báo Lao Động, với 27%. Báo Nhân Dân chỉ có dƣới 1/4 số lƣợng tác phẩm phản ánh về BHXH là thuộc thể loại thông tấn và những bài thuộc nhóm chính luận hầu nhƣ không có. Các thể loại trong nhóm chính luận nghệ thuật chủ yếu đƣợc báo Lao Động sử dụng. Báo Nhân Dân và Sức khỏe & Đời sống hầu nhƣ không sử dụng các thể loại này để chuyển tải thông tin BHXH.

2.4.2. Những đặc điểm ngôn từ được sử dụng trong thông tin về Bảo hiểm xã hội

Khảo sát cho thấy trên 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động và Sức khoẻ & Đời sống có những ƣu điểm trong sử dụng nghệ thuật ngôn từ để thông tin về BHXH, BHYT , bên cạnh đó cũng còn những hạn chế nhất định. 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5%

* Một số ưu điểm:

- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm thông qua việc sử dụng câu hỏi ngay ở "tít" bài, làm tăng thêm sự quan tâm chú ý của bạn đọc đối với những thông tin về BHXH là một đặc điểm nổi bật trên cả 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động, Sức khoẻ & Đời sống. Xin đơn cử một số "tít" tiêu biểu:

+ Trên báo Sức khỏe & Đời sống: “Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, gần 2 tỷ đồng vựơt quỹ khám chữa bệnh: Giải quyết thế nào? (ngày 25 – 27/4/2006); "TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để thu hút BHYT tự nguyện học sinh ?" ( ngày 8/9/2007)...

+ Trên báo Nhân Dân:“Khắc phục vượt chi quỹ khám, chữa bệnh BHYT bằng cách nào? (ngày 4/7/2006); "Giải pháp nào khắc phục tình trạng nợ tiền BHXH?" (ngày 23/5/2007)...

+ Trên báo Lao Động: "Viện phí hay cái "bẫy nghèo đói"?" (ngày 19,20,21/9/2007); "Thực hiện Luật BHXH: Người lao động không còn thiệt thòi?" (ngày 24/10/2006); "Cơ quan BHXH có quá nguyên tắc, cứng nhắc?"

(ngày 9/8/2007); “Giải quyết chế độ cho lao động dôi dư tại Công ty xi măng Hải Phòng: Ai ăn chặn quyền lợi người lao động?”(ngày 20/9/2007)...

- Sử dụng chất liệu văn học trong những dạng bài mang tính châm biếm, đả kích thể hiện ngay trong "tít" bài đƣợc báo Lao Động và Sức khỏe & Đời sống sử dụng trong những trƣờng hợp cần thiết, nhƣ: "Mất cân đối về kinh phí của BHYT TP.Hồ Chí Minh: Dân mệt, thầy thuốc lo"(báo Sức khỏe & Đời sống, ngày 17 - 19/10/2006); "Mệt quá Bảo hiểm ơi!"(báo Lao Động ngày 25/7/2007);

"Về Hưu đi" (báo Lao Động ngày 24/9/2007).""Cầu sập" và BHYT" (báo Sức khoẻ & Đời sống ngày 16/10/2007)...

- Sử dụng từ ngữ gây ấn tƣợng, đăng tác phẩm về BHXH trong các chuyên mục đặc trƣng, đặt sapo, rút tít phụ gây sự chú ý, thu hút trong những tác phẩm chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi BHXH của ngƣời lao động cũng đƣợc các báo

hay sử dụng, nhất là báo Lao Động, tới 90% số tác phẩm. Ngoài ra, nghệ thuật tranh biếm hoạ cũng đƣợc báo Lao Động sử dụng trong những bài phù hợp. * Hạn chế:

- Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy việc đặt "tít" còn sáo mòn, chƣa có tính sáng tạo, đối với việc đặt tít các tác phẩm phản ánh về BHXH. Báo Nhân Dân có tới 70% sử dụng ngôn ngữ "trung tính", điển hình nhƣ:"BHYT tự nguyện, tiến tới BHYT toàn dân"(ngày 11/3/2006); "Từng bước đưa chính sách BHYT vào cuộc sống"(ngày 20/4/2007); "BHYT toàn dân cần những giải pháp đồng

bộ"(ngày 15/7/2006)...Việc sử dụng chất liệu văn học hầu nhƣ không đƣợc sử

dụng trên báo Nhân Dân; Báo Sức khỏe sử dụng không đáng kể (01 tác phẩm). Báo Lao Động sử dụng chất liệu văn học khá hơn, nhƣng cũng chỉ dƣới 6% số tác phẩm phản ánh về BHXH. Việc sử dụng từ ngữ nặng nề, thái quá xuất hiện nhiều trên báo Lao Động đôi khi gây phản cảm, tính thẩm mỹ không cao.

2.5.Dƣ luận xã hội đối với các thông tin về Bảo hiểm xã hội trên báo chí

Để có thêm cơ sở dƣ liệu tham khảo xây dựng giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về BHXH trên báo chí trong thời gian tới, chúng tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến bằng phiếu đối với cán bộ, công chức, ngƣời lao động theo các vùng đại diện trong cả nƣớc. Đây là những đối tƣợng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện BHXH, BHYT, với số lƣợng 500 phiếu thăm dò, kết quả nhƣ sau:

- Về nhu cầu đọc báo, 39% ý kiến cho rằng thƣờng xuyên đọc báo; 40% không thƣờng xuyên. Số liệu này cho thấy, mặc dù hiện nay có rất nhiều kênh thông tin khác nhau, nhƣng báo chí vẫn là một kênh quan trọng cung cấp

thông tin mọi mặt cho công chúng. Tỷ lệ rất ít đọc chỉ chiếm 21%.

- Về mức độ quan tâm về những thông tin BHXH, kết quả thăm dò cho thấy sự quan tâm của đối tượng tham gia BHXH là rất lớn, có tới 17% ý kiến cho rằng rất quan tâm; 57,7% thƣờng xuyên quan tâm. Tỷ lệ ít quan tâm là

21,5% và không quan tâm chiếm tỷ lệ chỉ có 3,8%%.

- Về con đƣờng tiếp nhận các thông tin BHXH, phần lớn ý kiến đƣợc hỏi cho rằng chủ yếu qua phương tiện báo chí (chiếm tới 66,5%).

- Về những thông tin quan tâm nhất về BHXH, BHYT trên báơ chí, thì hầu hết cho rằng đó là mọi thông tin về BHXH và BHYT liên quan đến bản thân (chiếm tới 81,9%).

- Đánh giá về lợi ích của thông tin BHXH trên báo chí, đa số ý kiến cho

rằng đã giúp ích cho chính bản thân họ (68%); giúp ích cho cơ quan quản lý là

17% và cho xã hội là 15%.

- Về tần suất xuất hiện các thông tin về BHXH trên báo chí, đa số ý kiến

cho rằng với tần suất bình thường (76%). Tuy nhiên, cũng có tới 16% ý kiến

cho rằng tần suất đó hiện nay là quá ít.

- Về tính thời sự của thông tin BHXH trên báo chí, có tới 44% cho rằng bình thường và 27% nhận xét là còn chưa kịp thời.

- Về chất lƣợng thông tin về BHXH trên báo chí, có tới 73% ý kiến cho

rằng chất lượng bình thường và chưa đạt yêu cầu là 17%, chỉ có 1% cho rằng

rất tốt và 9% cho là tốt.

- Về thể loại báo chí thích đọc nhất, kết quả thăm dò cho thấy, tin tức vẫn

là thể loại bạn đọc quan tâm nhất (chiếm 39%); đứng thứ hai là thể loại điều tra

(28%); kế tiếp là thể loại phóng sự (21,1%). Bài phản ánh chỉ có 7,2% ý kiến trả lời thích đọc...

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát việc nội dung và hình thức thông tin về BHXH trên 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động và Sức khỏe & Đời sống trong 2 năm 2006 – 2007 cho thấy khá khái quát về hiện trạng thông tin BHXH trên Báo chí nƣớc ta.

Những ƣu điểm nổi bật trong thông tin về BHXH trên các báo là việc cập nhật và thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kịp thời những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về BHXH; hƣớng dẫn dƣ luận về chính sách BHXH; tích cực tham gia xây dựng pháp luật BHXH; kiến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật BHXH; giám sát, bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động; phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động BHXH…Với số lƣợng tác phẩm đáng kể phản ánh về BHXH và một số hình thức chuyển tải thông tin phù hợp, báo chí đã có vai trò hết sức to lớn trong công tác tuyên truyền cổ động đƣa chính sách BHXH vào đời sống; đồng thời là cầu nối phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, những vƣớng mắc, bất hợp lý nảy sinh trong thực tiễn, giúp các cơ quan quản lý kịp thời bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật BHXH. Ngƣợc lại, với những nội dung đa dạng, phong phú trong thực tiễn hoạt động của BHXH đã góp phần làm cho nội dung phản ánh của báo chí thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút sự đón đọc của đông đảo bạn đọc trong cả nƣớc.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy trong việc thông tin về BHXH cũng bộc lộ nhiều những hạn chế, tồn tại, bất hợp lý cả về nội dung và hình thức thông tin. Các tác phẩm về đề tài BHXH trên mặt báo chƣa có vị trí xứng đáng và thể hiện mức độ quan tâm rất chênh lệch giữa các tờ báo; chƣa có tờ báo nào xây dựng chuyên trang, chuyên mục riêng để thông tin về BHXH, kể cả thời điểm có sự kiện lớn trong hoạt động BHXH, đó là trƣớc và sau khi Quốc hội thông qua Luật BHXH (tháng 6/2006) và tổ chức thực thi từ 01/01/2007. Nhóm thông tin chung và theo các chủ đề về BHXH trên báo cũng bộc lộ những bất hợp lý, có báo

thiên về thông tin BHXH hoặc BHYT; Thông tin chủ yếu trên các báo là định hƣớng dƣ luận, phổ biến chế độ, chính sách, giám sát bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động hoặc phê bình, đấu tranh chống tiêu cực mà thiếu mất mảng nội dung thông tin phản ánh mô hình, điển hình tốt trong hoạt động BHXH. Thông tin về kinh nghiệm BHXH trên thế giới chƣa đƣợc báo chí quan tâm phản ánh (chỉ duy nhất có 01 tác phẩm trên báo Nhân Dân). Thông tin về BHXH ở báo này đối với báo khác không bị tác động, ít có sự phối hợp, liên thông, phản ánh việc không có sự định hƣớng, tổ chức thông tin của các cơ quan chức năng đối với hoạt động BHXH trong từng thời gian, thời điểm cụ thể.

Về hình thức thông tin BHXH trên 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động, Sức khoẻ & Đời sống cũng có nhiều hạn chế. Nhóm thể loại thƣờng dùng để chuyển tải thông tin BHXH trên các báo hết sức đơn điệu, chủ yếu là dạng bài phản ánh, tin tức và thông tin hỏi đáp, các thể loại khác nhƣ chính luận, chính luận nghệ thuật sử dụng không đáng kể, làm hạn chế hiệu quả thông tin về BHXH. Việc sử dụng ngôn từ đối với việc đặt tít các tác phẩm phản ánh về BHXH, BHYT còn sáo mòn, chƣa có tính sáng tạo. Việc sử dụng chất liệu văn học còn hạn chế, sử dụng từ ngữ nặng nề, thái quá còn nhiều, tác động không tốt đến việc tiếp nhận thông tin về BHXH của công chúng.

Kết quả khảo sát thực tiễn cũng cho thấy việc hạn chế trong nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thông tin BHXH của các cơ quan, ban ngành hữu quan; Đồng thời cũng cho thấy chƣa có sự quan tâm đầu tƣ thoả đáng và còn thiếu các yếu tố, điều kiện cần thiết để tổ chức công tác này.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, kết hợp cùng với những thông tin qua thăm dò dƣ luận xã hội, là những cơ sở quan trọng giúp cho việc nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao hơn chất lƣợng thông tin về BHXH trên báo chí trong thời gian tới.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)