Giám sát, bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 82)

Nhiệm vụ giám sát việc tổ chức thực hiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động là nhiệm vụ chính trị của hệ thống công đoàn. Báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đƣợc coi là tờ báo của ngƣời lao động. BHXH là những chế độ quan trọng nhất đối với cuộc sống, sức khoẻ của ngƣời lao động. Để thông tin đầy đủ, thƣờng xuyên nội dung giám sát, bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động trên lĩnh vực BHXH, Báo Lao Động thƣờng xuyên đăng tải các bài viết về chủ đề này trên trang: "Công đoàn & Ngƣời lao động". Nội dung chủ yếu phản ánh những sai phạm của các doanh nghiệp nợ lƣơng, trả lƣơng thấp, trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH cho ngƣời lao động; thông tin về phản ứng, những cuộc đình công của ngƣời lao động; đồng thời lên tiếng bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho họ. Trong 2 năm 2006, 2007 báo Lao Động đã có 02 tin, 16 bài phản ánh về nội dung này.

Ngày 14/02/2006, báo Lao Động đăng bài: "TP. Hồ Chí Minh: Đình công

tự phát lan rộng!". Bài báo phản ánh sự kiện sáng ngày 13/02/20006, tại TP.Hồ

Chí Minh đồng loạt xảy ra 7 vụ đình công tại các doanh nghiệp: Công ty giày Gia Định (Q.Thủ Đức); Công ty Theodore Alexander (Khu chế xuất Linh Trung I), Công ty Hyro (Huyện Hóc Môn), Công ty Perfect (Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc), Công ty liên doanh Hyro, Công ty Minh Phát và Công ty Huê Phong (Q.Gò Vấp). Thông tin cho biết, chƣa đầy nửa tháng 2/2006, TP.Hồ Chí Minh đã xảy ra 11 vụ đình công, chủ yếu tranh chấp về mức lƣơng tối thiểu. Sai phạm tại Công ty Huê Phong (100% vốn Đài Loan, nhƣng trong giấy phép lại là đơn vị 100% vốn trong nƣớc). Công ty sử dụng khoảng 10.000 công nhân, nhƣng sau Tết chỉ có 6000 công nhân trở lại làm việc, bởi lẽ lƣơng ở đây chỉ đƣợc trả từ 400 đến 450 ngàn đồng/tháng (trong khi các liên doanh 100% vốn nƣớc ngoài trả mức 870 ngàn đồng). Do thiếu công nhân, Công ty Huê Phong đã tìm cách tuyển công nhân mới với mức lƣơng 870 ngàn đồng/tháng. Thế là số 6000 công nhân cũ lập tức ào lên

đình công tự phát. Bài báo còn thông tin tại buổi hoà giải, ông Phạm Ngọc Đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Q.Gò Vấp phát hiện toàn bộ 11 nội dung Công ty sai phạm mà Đoàn kiểm tra liên ngành của TP.Hồ Chí Minh từng kết luận từ tháng 6/2005 vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Đặc biệt, hàng tháng, Công ty vẫn thu BHXH của công nhân từ năm 2000 về trƣớc, nhƣng biển thủ luôn, số tiền lên đến hàng chục tỷ.

Ngày 28/4/2006, báo Lao Động đăng bài: "Công ty TNHH Giày Triều Phú - TP.Hồ Chí Minh: Bị cơ quan chức năng giám sát việc trả nợ lương công nhân!

Bài báo cho hay, sáng 28/4, Uỷ ban nhân dân cùng cơ quan chức năng huyện bình Chánh và Liên đoàn Lao động TP.Hồ Chí Minh cùng có mặt tại Công ty Giày Triều Phú (ở C2.29 quốc lộ 1A - ấp 3 xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) để trực tiếp giám sát việc trả nợ hơn 1,5 tỷ đồng - gồm tiền lƣơng và các chế độ trợ cấp cho 800 công nhân. Công ty giày Triều Phú có nguồn gốc ở Đài Loan, do ông Liu Jung Hsing(tức ông Lƣu) làm Chủ tịch HDQT; việc sản xuất, kinh doanh do ông Chen Yun Ching (tức ông Trần) điều hành. Đầu năm 1999, ông Lƣu và ông Trần sang Việt Nam đặt Công ty giày Hiệp Trí (doanh nghiệp 100% vốn trong nƣớc, đóng tại Q.Thủ Đức) gia công giày thể thao mang về bán. Sau thời gian dài thâm nhập thị trƣờng lao động Việt Nam, phát hiện chính sách pháp luật có nhiều kẽ hở, năm 2004, ông Lƣu và ông Trần đứng ra mở Công ty Triều Phú, sử dụng trên 800 công nhân, nhờ Phạm Thị Thu Hà (phiên dịch viên) đứng tên giám đốc pháp nhân để núp bóng đầu tƣ, mục đích hạ lƣơng tối thiếu của công nhân, trốn tránh các nghĩa vụ với Nhà nƣớc và ngƣời lao động. Công ty thƣờng xuyên chậm lƣơng; tăng ca triền miên tới 22 giờ đêm (kể cả chủ nhật) trong khi ăn uống hết sức kham khổ (hàng trăm công nhân đã bị ngộ độc thực phẩm ngày 01/8/2004), nhƣng công nhân nào làm việc quá sức ngất xỉu liền bị đuổi việc. Công ty không ký hợp đồng lao động với công nhân để trốn đóng BHXH, BHYT, nhƣng hàng tháng vẫn thu 6% lƣơng công nhân, đồng thời quỵt luôn tiền phép năm và chế độ nghỉ lễ...

FORIMEX (TP. Hồ Chí Minh) đình công: Đòi trả đúng mức lương quy định". Bài báo thông tin, sáng 11/5/2006, tại Xí nghiệp may FORlmex ở 48 Nam Cao, P.Tân Phú, Q.9, TP.Hồ Chí Minh - thuộc địa điểm của Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn có hơn 500 công nhân đã đình công, đòi giám đốc phải trả lƣơng đúng theo Nghị định 03/2006/NĐ - CP, vì đây là doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài. Sau khi phản ánh việc gian dối trong việc thông báo tuyển dụng công nhân mức lƣơng một đằng, trả thực tế một nẻo, công nhân đã đình công, bài báo thông tin: "Do Xí nghiệp không ký hợp đồng lao động, không tham gia BHXH, BHYT, nên công nhân bị tai nạn lao động phải tự bỏ tiền chữa trị. Có công nhân ngất xỉu trong xưởng vì làm việc quá sức, lập tức bị trừ 2 ngày lương"...

Trong bài: “Đình công tại Công ty TNHH Stellar Việt Nam: Ngòi nổ: Nợ

đọng BHXH”, đăng trên báo Lao Động ngày 24/4/2007, phản ánh tình trạng đình

công của một số công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nhằm đòi giới chủ phải trả lƣơng nhƣ đã hứa và phải đóng BHXH, BHYT đầy đủ cho họ. Theo nguồn tin của các tác giả, từ tháng 7/2006, Công ty TNHH Stellar Việt Nam 100% vốn Hàn Quốc, có 2.700 lao động không hề đóng BHXH, BHYT cho họ và hiện đang nợ BHXH tỉnh Hải Dƣơng 4,107 tỷ đồng. Đáng nói là, hàng tháng Công ty vẫn thu của ngƣời lao động 6% tiền bảo hiểm (trừ vào lƣơng). Do Công ty không thực hiện nghĩa vụ với cơ quan BHXH, nên ngƣời lao động không đƣợc làm thẻ BHYT kéo theo các chế độ thai sản, ốm đau …không đƣợc chi trả. Đến 15/4 đã quá ngày lĩnh lƣơng hơn 1 tuần mà ngƣời lao động vẫn chẳng đƣợc lĩnh. Để “chữa cháy”, Công ty ra thông báo hẹn đến ngày 21/4; sau đó lại hẹn đến ngày 28/4, ngƣời lao động rất bất bình trƣớc việc Công ty không tôn trọng họ – phần lớn là những công nhân xa nhà, mọi chi phí trông cả vào lƣơng, trong khi đó đã từ năm 2004, Công ty không hề xét nâng lƣơng cho ngƣời lao động. Bài báo phản ánh vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa có sức mạnh buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng Luật, việc bố trí cán bộ

công đoàn chuyên trách ở các danh nghiệp FDI rất khó khăn, vì chủ doanh nghiệp không chấp nhận cán bộ do Liên đoàn Lao động tiến cử. Tác giả đƣa ra lời cảnh báo: “Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, các vụ đình công vừa xảy ra ở Hải Dương về các chế độ chính sách của người lao động bị vi phạm nếu không được giải quyết triệt để sẽ có thể là ngòi nổ cho các cuộc đình công khác đang âm ỉ trên địa bàn tỉnh”.

Báo Lao Động ngày 30/6/2007 lại đề cập tới một khía cạnh khác trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động ở khu vực các công ty cổ phần thông qua bài: “Người lao động trong Công ty cổ phần khi nghỉ hưu: Lương hưu bị giảm

đáng kể”. Bài báo thông tin, sau khi Luật BHXH chính thức có hiệu lực từ

01/01/2007 thì xuất hiện bất cập mới, đang gây bức xúc cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp chuyển sang loại hình công ty cổ phần. Đó là sự khác biệt giữa những ngƣời nghỉ chế độ trƣớc và sau ngày 01/01/2007. Theo phát hiện của tác giả, hƣớng dẫn của ngành BHXH về cách tính lƣơng hƣu cho công nhân viên chức nghỉ hƣu từ ngày 01/01/2007, so với ngƣời nghỉ hƣu từ 31/12/2006 trở về trƣớc thì bị giảm tới trên vài trăm nghìn đồng/ngƣời/tháng dù cùng bậc lƣơng, cùng năm công tác, cùng tuổi nghỉ hƣu, cùng môi trƣờng làm việc. Điều này khiến những lao động đến tuổi nghỉ hƣu rất thiệt thòi. Sau khi đƣa ra những dẫn chứng cụ thể, để bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động, báo Lao Động đăng tải ý kiến đề nghị của Công ty cổ phần quốc tế ASean (trƣớc đây là Nhà máy thực phẩm Chùa Bộc, Hà Nội) lên tiếng đấu tranh: “Cách tính lương hưu theo kiểu đổ đồng sẽ kéo thu nhập của người lao động xuống thấp, mà chủ yếu rơi vào lao động các công ty cổ phần. Đó là sự bất bình đẳng, trong khi cán bộ công nhân viên, lao động đều đóng BHXH như nhau. Vì thế, kiến nghị Chính phủ sửa đổi khoản 3, điều 58, mục 4 chế độ hưu trí, Chương III BHXH bắt buộc, Luật BHXH như sau: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 5 năm cuối thuộc khu vực nhà nước và toàn bộ thời gian không thuộc khu vực nhà nước. Trong đó,

thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 điều này”.

Quan tâm tới cuộc sống, sức khỏe của ngƣời lao động là tƣ tƣởng chủ đạo của báo Lao Động, điều này tiếp tục đƣợc thể hiện quyết liệt hơn trong bài báo:

“Gần 1.000 lao động phường, xã không được tham gia BHXH, BHYT tại Hà

Nội: Văn bản “trói” người lao động”, của giả Thu Trà - Thu Hƣơng, đăng ngay

trên trang nhất, số ra ngày 11/7/2007 (bài đinh, kèm theo tranh biếm họa). Bài báo thông tin về hàng ngàn trƣờng hợp ngƣời lao động đang làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan ủy ban nhân dân các xã, phƣờng có hợp đồng lao động nhƣng không đƣợc tham gia BHXH, BHYT theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Bài báo đăng nguồn tin từ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: “Theo phản ánh của 8/9 liên đoàn lao động huyện, hiện có 827 trường hợp người lao động làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan ủy ban nhân dân các xã, phường có hợp đồng lao động nhưng không được tham gia BHXH, BHYT theo đúng quy định của Nhà nước. Trong đó, 320 hợp đồng lao động dưới 12 tháng, chiếm 38,69%; 130 hợp đồng lao động xác định thời hạn, chiếm 45,59%. Trong 827 trường hợp này có 255 lao động làm việc trong các cơ quan ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn - chiếm 30,83% và 527 lao động làm việc trong các trường - chiếm 69,17%”. Bài báo dẫn chứng những trƣờng hợp “không lên lương, không

đóng BHXH, BHYT”, đó là trƣờng hợp chị Hồ Thị Dƣơng Liễu, tốt nghiệp Đại

học Bách khoa, làm nhân viên phát thanh tuyên truyền của phƣờng Minh Khai, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội, hàng ngày có 2 buổi lên sóng, mỗi buổi 30 - 40 phút. Thời gian chị bỏ ra để sƣu tầm tài liệu hoặc tự viết tin, bài chiếm gần trọn cả ngày. Nhƣng với hợp đồng lao động không xác định thời hạn ký với phƣờng từ năm 2005, mức lƣơng của chị Liễu vẫn chỉ là 450.000đ và hoàn toàn không đƣợc đóng BHXH, BHYT. Tƣơng tự là trƣờng hợp bà Âu Thị Sơn, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ phƣờng Việt Hƣng, quận Long Biên, đƣợc ký hợp đồng không xác định thời hạn với

phƣờng từ tháng 5/1999, đến nay cũng không đƣợc tham gia BHXH, BHYT…Tác giả đƣa ra những băn khoăn, lo lắng: “Khi đặt vấn đề này với các cơ quan chức năng về BHXH bắt buộc đối với đối tượng lao động này, chúng tôi nhận được thông tin từ 01/01/2008 sẽ cho phép đóng BHXH tự nguyện. Nhưng thử hỏi, lương 450.000đ/người/tháng thì người lao động sẽ sống bằng gì, sau khi trích một phần lương ra để đóng BHXH? Rõ ràng người lao động buộc phải lựa chọn giữa đồng lương eo hẹp tiếp tục eo hẹp và cuốn sổ hưu khi đến tuổi nghỉ hưu (cũng rất thấp vì không tăng lương) – một sự lựa chọn không dễ dàng, vì cả hai đều mang tới những khó khăn cho họ”.

Đề cập đến vấn đề giải quyết chế độ dôi dƣ, báo Lao Động ngày 20/9/2007 thông tin tình trạng ăn chặn quyền lợi ngƣời lao động ở Công ty Xi măng Hải Phòng. Bài báo “Giải quyết chế độ cho lao động dôi dư tại Công ty xi măng Hải

Phòng: Ai ăn chặn quyền lợi người lao động?” cho biết trƣớc khi đƣợc hƣởng chế

độ hƣu trí, những ngƣời lao động dôi dƣ ở Công ty Xi măng Hải Phòng đã bị “ăn chặn” hàng trăm triệu đồng để họ đƣợc giám định sức khỏe. Đã thế họ còn mất một tháng lƣơng hƣu vì sự “nhập nhèm” khi tính chế độ BHXH của Công ty này. Cũng trong bài báo này, báo Lao Động còn thông tin: “Theo tố cáo của người lao động, nhiều trường hợp công nhân của Công ty Xi măng Hải Phòng mới chỉ tham gia BHXH được 11 năm, không bị mất sức lao động, không làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại … nhưng vẫn được nhận lương hưu hàng tháng! Đã vậy, người lao động nhận quyết định nghỉ việc từ ngày 01/10/2005 là lúc Nhà nước nâng mức lương tối thiểu chung từ 290.000đ lên 350.000đ, theo đó những người lao động sẽ được hưởng khoản trợ cấp đi tìm việc làm theo mức lương mới. Tuy nhiên, phía Công ty Xi măng Hải Phòng không giải quyết quyền lợi chính đáng này cho người lao động”.

Ngƣợc lại với báo Lao Động, báo Nhân Dân và Sức khỏe & Đời sống ít quan tâm đến chủ đề đấu tranh bảo vệ quyền lợi BHXH, BHYT của ngƣời lao động.

Trong 2 năm 2006, 2007, báo Sức khỏe & Đời sống không có tin, bài nào về chủ đề này. Báo Nhân Dân chỉ có 01 bài đăng ngày 6/4/2007: “Nợ đọng BHXH, người

lao động gánh hậu quả”, phản ánh tình trạng trốn nợ đóng BHXH ở tỉnh Thanh

Hóa, do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ý thức trách nhiệm chƣa cao, cho nên không ít chủ sử dụng lao động cố ý dây dƣa, nợ đọng BHXH, nâng số nợ lũy kế lên hơn tám tỷ đồng vào cuối năm 2006, hậu quả là ngƣời lao động không đƣợc hƣởng quyền lợi khi đau ốm, thai sản, hƣu trí… Trƣớc tình hình trên, báo Nhân Dân lên tiếng: “Cùng với việc đổi mới, sắp xếp lại các loại hình doanh nghiệp; phát huy vai trò làm chủ tập thể của người lao động, cần có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối với chủ sử dụng lao động cố ý dây dưa, nợ đọng BHXH. Điều cốt lõi là bản thân các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành”.

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra rằng, kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Đảng ta coi báo chí là kênh giám sát cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Trƣớc hết báo chí kiểm tra, giám sát việc thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong thực tiễn của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Mục đích và yêu cầu của nhiệm vụ này là báo chí phát hiện và công bố kịp thời những sai lầm, khuyết điểm, những khó khăn, ách tắc trong việc chỉ đạo và thực hiện các quyết định quản lý. Kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát của báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nƣớc và các cấp có thẩm quyền kịp thời quyết định, bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động của chính mình và các cơ quan, tổ chức cấp dƣới. Nguồn thông tin đó trực tiếp tác động tới các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm pháp luật, có khuyết điểm, giúp họ nhận thức đƣợc các thiếu sót để tự điều chỉnh hoặc trong trƣờng hợp cần thiết sẽ tạo nên áp lực xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 82)