* Ý nghĩa của giải pháp
Sức hấp dẫn của báo chí xét cho cùng vẫn ở chỗ thông tin đƣợc những điều mới mẻ, đề cập đƣợc những vấn đề bạn đọc quan tâm, phát hiện, đề xuất đƣợc những điều làm cho ngƣời đọc phải suy nghĩ, tạo ra đƣợc công luận chính đáng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Ngƣợc lại với tính hấp dẫn đó là sự đơn điệu, nghèo nàn, sơ
lƣợc, công thức, trùng lặp, thông tin điều ngƣời ta đã biết, hoặc ngƣời ta không quan tâm, hơn nữa lại có cả những nội dung có tính áp đặt, thiếu sức thuyết phục. Dù là báo của Đảng hay của các đoàn thể, tổ chức chính trị, bộ, ngành, báo chí vẫn phải là cơ quan tuyên truyền cổ động tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, là diễn đàn của nhân dân đối với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội của đất nƣớc.
Nội dung thông tin hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu kịp thời, chính xác và đầy đủ đối với ngƣời tiếp nhận thông tin, đó chính là yếu tố quan trọng làm cho hiệu quả của công tác báo chí phát huy tác dụng thực sự trong việc hƣớng dẫn dƣ luận và phục vụ nhân dân. Trên cơ sở kế thừa, phát huy những ƣu điểm về nội dung thông tin trên 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động, Sức khoẻ & Đời sống trong 2 năm 2006 - 2007, đây là giải pháp quan trọng khắc phục những nhƣợc điểm, hạn chế, qua đó nâng cao hơn chất lƣợng nội dung thông tin BHXH trong thời gian tới không chỉ đối với 3 tờ báo đã khảo sát mà có thể tham khảo, áp dụng đối với tất cả hệ thống báo chí ở nƣớc ta.
* Nội dung giải pháp
Nội dung là yếu tố quan trọng quyết định phƣơng thức thể hiện và cách thức sắp xếp của sự vật, hiện tƣợng. Đối với tác phẩm báo chí, nội dung thông tin là toàn bộ những sự kiện, vấn đề mà nó phản ánh. Để báo chí hoạt động hiệu quả, trƣớc hết nội dung phải hay, phải súc tích. BHXH là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, có mối quan hệ với các chính sách xã hội khác. Nâng cao chất lƣợng nội dung thông tin BHXH trên báo chí chính là việc đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều của công chúng về tất cả các sự kiện, vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động BHXH và những sự kiện, vấn đề liên quan, tác động tới nó.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc nâng cao chất lƣợng thông tin BHXH trên báo chí phải đảm đảm tính đa dạng, phong phú, nhiều chiều, coi trọng chất lƣợng chính trị, chất lƣợng văn hoá, chất lƣợng khoa học và tác dụng chính trị, xã hội, hƣớng dẫn dƣ luận xã hội. Nội dung thông tin BHXH phải phong phú, mang lại cho công chúng một lƣợng thông tin mới, phản ánh đúng, kịp thời, đi vào những
vấn đề thiết thực nhất mà công chúng đang quan tâm hoặc đang thiếu thông tin.
* Thực hiện giải pháp
- BHXH là một chính sách xã hội lớn, liên quan đến tất cả mọi ngƣời, các chế độ trợ cấp BHXH bao hàm khép kín cả vòng quay cuộc đời một con ngƣời, từ lúc sinh ra, lớn lên, đau ốm và mất đi. Bản chất hoạt động BHXH mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của báo chí cách mạng. Kết quả thăm dò dƣ luận xã hội cho thấy, hầu hết công chúng quan tâm đến mọi thông tin về BHXH liên quan đến bản thân họ. Khắc phục tình trạng đơn điệu và mất cân đối trong nội dung thông tin BHXH các cơ quan báo chí cần tổ chức nhiều tác phẩm báo chí với nội dung thông tin phản ánh sự đa dạng, phong phú của hoạt động BHXH bao gồm một hệ thống chế độ, chính sách liên quan thiết thực đến cuộc sống, sức khoẻ của ngƣời dân, nhƣ các chế độ về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, ...
- Tăng cƣờng nội dung thông tin theo loại hình, đó là BHXH, BHYT bắt buộc; BHXH, BHYT tự nguyện; bảo hiểm thất nghiệp... Đặc biệt cần sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí thông tin kịp thời về những quy định mới về chính sách, chế độ BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện mà ngƣời dân đang thiếu thông tin, đó là những thông tin độc đáo, mang nét riêng của hoạt động BHXH.
- Thực hiện tốt hơn chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí, thông tin chuẩn xác, kịp thời về những vấn đề bức xúc, bất cập trong các lĩnh vực hoạt động của BHXH, nhƣ: trốn nợ đóng BHXH, lạm dụng quỹ BHYT và các hành vi gian lận, lợi dụng, phiền nhiễu trong giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho ngƣời thụ hƣởng. Đồng thời thông tin phản hồi những ý kiến của nhà khoa học, nhà quản lý, ngƣời dân về những bất hợp lý, hạn chế của cơ chế chính sách khi áp dụng vào thực tiễn để đóng góp xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật BHXH.
- Cần khắc phục tình trạng khi "quá tả" (báo Lao Động), khi "quá hữu" (báo Sức khoẻ & Đời sống) hoặc quá thận trọng, đến mức chậm chễ (báo Nhân
Dân) khi thông tin về BHXH. Do đó, các cơ quan báo chí đã bỏ sót hoặc đề cập quá nhiều những thông tin về một mặt nào đó trong hoạt động BHXH. Các cơ quan báo chí cần lƣu tâm tới mảng nội dung thông tin phản ánh mô hình, điển hình tốt trong hoạt động BHXH để tuyên truyền cổ vũ, nhân rộng theo phƣơng châm lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực, lấy "xây để chống", lấy "hoa thơm đẩy lùi cỏ dại", tạo niềm tin cho nhân dân vào chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nƣớc.
- Trên thế giới, việc thực hiện BHXH đã đƣợc thực hiện hàng trăm năm, ở nƣớc ta mặc dù Đảng và Bác Hồ quan tâm rất sớm, nhƣng do điều kiện chiến tranh, thực hiện đƣờng lối đổi mới, đến năm 1995 BHXH Việt Nam mới đƣợc thành lập, do đó kinh nghiệm hoạt động chƣa nhiều. Thông tin về BHXH của các nƣớc trên thế giới đƣợc công chúng rất quan tâm. Khắc phục tình trạng thiếu thông tin về BHXH trên các báo trong thời gian qua, các cơ quan báo chí cần giới thiệu nhiều thông tin về kinh nghiệm, mô hình BHXH ở các nƣớc để giúp cho việc nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật BHXH ở nƣớc ta.
- Phát huy sức mạnh của hệ thống thông tin đại chúng, đẩy mạnh thông tin trong những thời điểm cụ thể. Cần có sự phối hợp đồng bộ thông tin giữa các cơ quan báo chí theo những trọng tâm, trọng điểm, tạo nên những chiến dịch thông tin lớn trong những thời gian cần thiết, nhất là khi có những thay đổi lớn trong chính sách, chế độ BHXH, tránh tình trạng thông tin lẻ tẻ, tự phát, mạnh ai ngƣời ấy làm nhƣ thời gian qua. Để làm đƣợc việc này, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ cùng với các giải pháp nêu trên, trong đó vai trò tổ chức, chủ động cung cấp thông tin của ngành BHXH là hết sức quan trọng.
3.2.5.Nâng cao chất lượng hình thức thông tin về đề tài Bảo hiểm xã hội
* Ý nghĩa của giải pháp
Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể, bao gồm hai yếu tố nội dung và hình thức. Nội dung thông tin và hình thức thông tin báo chí có mối quan hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ, chi phối lẫn nhau tạo nên hiệu quả thông tin. Việc nâng cao chất lƣợng hình
thức thông tin BHXH chính là coi trọng việc sử dụng các yếu tố hình thức thông tin, nhằm thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác động sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của công chúng. Thông tin BHXH trên báo chí phải đƣợc chuyển tải bằng các hình thức, phƣơng pháp thể hiện thuyết phục, dễ hiểu, góp phần làm tăng thêm hiệu quả thông tin.
* Nội dung giải pháp
Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả nhất các yếu tố cấu thành hình thức thông tin, nhƣ thể loại báo chí, nghệ thuật ngôn từ, đến việc thiết kế, đồ hoạ, tổ chức chuyên trang, chuyên mục... và các biện pháp chuyển tải phù hợp khác góp phần nâng cao chất lƣợng thông tin BHXH.
* Thực hiện giải pháp
- Cần khắc phục nhƣợc điểm trong sử dụng thể loại báo chí trong thông tin về BHXH. Thể loạibáo chí là các thức thể hiện phù hợp nội dung tác phẩm báo chí, giúp cho việc chuyển tải và tiếp nhận nội dung thông tin thuận lợi, hiệu quả nhất. Trên các loại hình báo chí hiện nay, ranh giới giữa mội số thể loại rất mỏng manh, hoặc có bài ghi không đúng tên thể loại, không nhận diện đƣợc thể loại, thậm chí không ít tác giả không phân biệt đƣợc chính xác bài viết của mình thuộc thể loại nào. Theo một số nhà nghiên cứu, trên các trang của những tờ báo chính trị - xã hội, các bài báo không rõ ràng về thể loại thƣờng chiếm từ 30 - 40% diện tích. Và điều dễ nhận thấy là ở các cơ quan báo chí hạn chế trong sử dụng thể loại báo chí đã làm cho tờ báo đơn điệu, khô khan, kém hấp dẫn. Khảo sát thực trạng sử dụng thể loại báo chí trên 3 tờ báo Nhân Dân, Lao Động và Sức khoẻ & Đời sống cũng cho kết quả tƣơng ứng với nhận định trên. Kết quả thăm dò cho thấy 44% ý kiến của bạn đọc nhận xét về tính thời sự của thông tin BHXH, BHYT ở mức độ bình thƣờng và 27% ý kiến cho rằng thông tin chƣa kịp thời. Về thể loại báo chí đƣợc bạn đọc thích đọc nhất là tin tức (39%), điều tra
(28%) phóng sự (21,1%), bài phản ánh chỉ có 7,2%... Khắc phục nhƣợc điểm sử dụng thể loại báo chí trong thông tin về BHXH, các cơ quan báo chí cần tăng cƣờng sử dụng các thể loại báo chí phù hợp với nội dung phản ánh và đối tƣợng phục vụ để tạo sự phong phú, sinh động, hấp dẫn, nâng cao hơn hiệu quả thông tin. Cần điều chỉnh dung lƣợng bài phản ánh, không rõ thể loại, mà tăng cƣờng sử dụng thể loại thông tấn, nhƣ: tin, phỏng vấn, ghi nhanh...
- Cái cần hấp dẫn nhất của báo chí cách mạng là hấp dẫn về chính trị, và đây là điểm còn hạn chế của các tờ báo khi tuyên truyền chủ trƣơng đƣờng lối chính trị của Đảng và Nhà nƣớc về BHXH. Hai thể loại quan trọng nhất của báo chí chính trị là thông tin và nghị luận. Thông tin sao cho kịp thời, phong phú, đa dạng, nhiều chiều mà không xa rời định hƣớng, không rơi vào một chiều, đơn điệu, sơ lƣợc, công thức. Nghị luận thì phải có chiều sâu về tƣ duy chính trị, sắc bén, mới mẻ, có sức thuyết phục cao, lý giải đƣợc các vấn đề thực tiễn đặt ra, mà không minh hoạ một cách sáo mòn các nghị quyết, các chủ trƣơng, đƣờng lối. Trong những thời điểm quan trọng cần thông tin đậm nét về những định hƣớng lớn của Đảng và Nhà nƣớc về BHXH, BHYT cần sử dụng thể loại chính luận, nhƣ xã luận, bình luận, chuyên luận. Đặc biệt cần chú trọng tới việc sử dụng thể loại chính luận nghệ thuật, nhƣ: phóng sự, tiểu phẩm.... vì đây là những thể loại có đặc trƣng và thế mạnh riêng, phù hợp với việc thông tin về các chế độ, chính sách, quy định pháp luật về BHXH, BHYT vốn rất khô khan, hạn chế sự tiếp nhận của bạn đọc.
- Phát huy ƣu điểm trong việc thông tin BHXH trong thông tin hỏi đáp, trả lời bạn đọc, nhƣng các tờ báo không nên quá lạm dụng dạng bài này, gây cảm giác nhàm chán, cần điều chỉnh dung lƣợng cho phù hợp, cân đối trong các số báo, mặt khác không nên chỉ tập trung vào một thời gian rối dừng hẳn.
- Với nội dung khá rộng lớn, phức tạp của hoạt động BHXH, việc dành số lƣợng tác phẩm, vị trí đăng tải trên các cơ quan báo chí thời gian qua nhìn chung là chƣa thoả đáng, chƣa đánh giá đúng vai trò, vị trí của BHXH trong đời sống
xã hội. Kết quả thăm dò dƣ luận xã hội cho thấy, 76% ý kiến cho rằng tần suất xuất hiện các thông tin về BHXH trên báo chí ở mức độ bình thƣờng chiếm tới 76% và 16% ý kiến đánh giá là còn quá ít. Thời gian tới trên báo Nhân Dân, Sức Khoẻ & Đời sống cần tăng cƣờng hơn số lƣợng tác phẩm và dành vị trí phù hợp hơn để thông tin về BHXH.
- Xây dựng hệ thống chuyên mục là một vấn đề quan trọng trong việc tổ chức trang báo. Một tờ báo thành công, có nhiều độc giả chú ý chính là tờ báo đó đã có một hệ thống chuyên mục phù hợp, hấp dẫn. Việc xây dựng chuyên trang, chuyên mục riêng để thông tin về BHXH trên các báo là hết sức cần thiết, nhằm tạo sự thu hút, hấp dẫn bạn đọc, giúp họ tiếp nhận thông tin BHXH một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, trên tờ báo Đảng, báo của tổ chức chính trị - xã hội, hay báo của các ngành, việc dành diện tích thoả đáng để xây dựng chuyên trang, chuyên mục riêng để thông tin về BHXH không phải chuyện dễ dàng. Thậm chí đã tổ chức đƣợc chuyên trang, chuyên mục , nhƣng có tác phẩm báo chí để đăng tải hay không cũng là vấn đề không đơn giản. Để làm đƣợc việc này, việc ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH với cơ quan báo chí là hết sức cần thiết. Song điều quan trọng đòi hỏi năng lực và sự quyết tâm, ý thức trách nhiệm cao đối với ngƣời tổ chức thực hiện của ngành BHXH và nhà báo, phóng viên đƣợc giao phụ trách thông tin về BHXH ở cơ quan báo chí, nhƣ ở các giải pháp trên đã chỉ ra.
- Nét đặc trƣng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện. Tính sự kiện đã tạo cho ngôn ngữ báo chí các tính chất cơ bản, đó là tính chính xác, tính cụ thể, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính định lƣợng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khuôn mẫu. BHXH là chính sách an sinh xã hội, mang những nét đựa trƣng chuyên ngành, với những quy định xơ cứng, khó hiểu, khó nhớ. Để thông tin BHXH có chất lƣợng và hiệu quả cao cần sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ báo chí, tăng cƣờng hơn việc sử dụng chất liệu văn học. Tránh tình trạng sử dụng từ
ngữ nặng nề, thái quá và khắc phục tình trạng công thức, sáo mòn, thiếu tính sáng đối với việc đặt tít, rút sapô; Sử dụng các yếu tố hình thức nhƣ trình bày, kết cấu, hình ảnh, đồ họa, màu sắc... trên cơ sở phù hợp với nội dung thông tin, để tạo bản sắc và tính hấp dẫn của tác phẩm báo chí.
- Các tác phẩm về đề tài BHXH cần có thêm những hình ảnh minh hoạ phù hợp, ấn tƣợng, có sức gợi tả cao, bởi đây là lĩnh vực mang ý nghĩa xã hội - nhân văn đậm nét. Về bố cục, tác phẩm về đề tài BHXH cần tạo đƣợc phong cách hiện đại, viết ngắn gọn, súc tích, nhấn vào từng chi tiết sẽ có những tác động mạnh đến ngƣời đọc. Những yếu tố khác nhƣ hộp dữ liệu, hình vẽ minh hoạ, biểu đồ...là những yếu tố chiếm dung lƣợng rất nhỏ trong tác phẩm nhƣng lại có sức hấp dẫn, gợi mở nhiều nhất. Ngoài ra những yếu tố khác nhƣ kỹ thuật in ấn, đầu tƣ trang thiết bị cần hiện đại và đồng bộ; khâu phát hành đảm bảo nhanh, kịp thời và đúng đối tƣợng phục vụ... cũng sẽ là những biện pháp tốt góp phần nâng cao chất lƣợng thông tin cho tác phẩm.