Định hướng dư luận về chính sách Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 54 - 65)

Báo chí là phƣơng tiện để tạo dƣ luận xã hội và định hƣớng dƣ luận xã hội. Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện, hiện tƣợng tới động đảo công chúng, báo chí tác động trực tiếp đến sự hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và hiệu quả nhất.

Là cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng, Nhà nƣớc báo Nhân Dân có vai trò rất lớn trong việc định hƣớng về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Vấn đề BHXH đƣợc báo Nhân Dân khá quan tâm, đặc biệt là những bài mang tính định hƣớng lớn đƣợc đăng tải nhiều hơn. Qua khảo sát 65 tác phẩm phản ánh về BHXH trên báo Nhân Dân trong 2 năm 2006 - 2007, có 8 bài mang tính định hƣớng về chính sách BHXH (năm 2006 có 1 bài, 2007 có 7 bài).

Ngày 11/3/2006, trên trang "Giáo dục - Khoa học", báo Nhân Dân đăng bài "BHYT tự nguyện, tiến tới BHYT toàn dân". Ngay phần đầu bài báo nêu rõ

định hƣớng của Đảng về việc phát triển BHYT toàn dân: "Bên cạnh những người tham gia BHYT bắt buộc thuộc đối tượng ưu đãi xã hội và chính sách xã hội được cấp thẻ BHYT, nay có thêm một bộ phận dân cư tự nguyện tham gia BHYT bằng sự đóng góp từ thu nhập của cá nhân. Đây là minh chứng sinh động cho chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Đảng nêu trong Nghị quyết Đại hội IX. Và Chính phủ đã thể chế hoá chủ trương đó bằng chương trình hành động "Xây dựng và triển khai tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010".

Để thực hiện mục tiêu này, tại Nghị định 63/2005/NĐ - CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về ban hành Điều lệ BHYT mở rộng đối tượng BHYT bắt buộc, đa dạng hoá các loại hình BHYT dựa vào cộng đồng, phát triển nhanh BHYT tự nguyện. Xây dựng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để khuyến khích những người có thu nhập thấp tham gia BHYT tự nguyện"…

Bài báo nêu lên những kết quả tăng trƣởng nhanh chóng của BHYT tự nguyện, từ hơn 100 ngàn ngƣời tham gia năm 2003, đến năm 2005 đã tăng lên hơn 1,3 triệu ngƣời, nhiều địa phƣơng có số ngƣời tham gia cao nhƣ TP. Hồ Chí Minh (90 ngàn), Đồng Tháp (70 ngàn)... BHYT học sinh đã có 7,5 triệu em tham gia, trong đó Thái Bình có 100% số trƣờng và 93% số học sinh tham gia BHYT tự nguyện...Bài báo tiếp tục nêu định hƣớng: "Việc tăng trưởng số người tham gia BHYT trong những năm qua là biểu hiện sinh động cho sự phát triển vững chắc của chương trình BHYT tự nguyện, mở ra triển vọng mới cho những năm tiếp theo; trên cơ sở đó tiến tới việc thực hiện hoàn thiện mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2010".

Trong bài "Từng bước đưa chính sách BHYT vào cuộc sống", đăng trên trang "Giáo dục - Khoa học " ngày 20/4/2007, sau khi nêu những thành tựu sau 15 năm thực hiện chính sách BHYT, chỉ ra những tồn tại, bất cập, giới thiệu khái quát kinh nghiệm của thế giới, bài báo nêu định hƣớng: "Để thực hiện BHYT

toàn dân thì phải ban hành Luật BHYT quy định mọi người dân phải tham gia theo chế độ bắt buộc. Mỗi người phải có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân mình vì sức khoẻ của mỗi người đều ít nhiều liên quan đến cộng đồng, nên ngoài việc chăm lo sức khoẻ cho bản thân thì phải có trách nhiệm với cộng đồng... Quản lý quỹ BHYT không chỉ là trách nhiệm riêng của cơ quan BHXH mà là trách nhiệm của nhiều cơ quan, nhất là ngành y tế và đặc biệt là bệnh viện. Các bên liên quan phải coi quỹ BHYT là quỹ chung của người tham gia để cùng có trách nhiệm giám sát và quản lý, tránh thất thoát và lạm dụng, bảo toàn quỹ để chi trả cho người bệnh".

Trƣớc những khó khăn thách thức đặt ra đối với hoạt động BHXH, BHYT trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập, phát triển, báo Nhân Dân ngày 31/1/2007, trên trang "Xã hội" đăng bài: "BHXH Việt Nam trong phát triển và

thách thức hội nhập". Bài báo thông tin về thành tựu của hoạt động BHXH

trong 17 năm hoạt động (1995 - 2007) với những con số khá thuyết phục: "Vào đầu năm 1995, khi thực hiện cải cách BHXH, nước ta có 2,85 triệu người từ chính sách bao cấp chuyển sang thì đến cuối năm 2006 số người tham gia BHXH là 6,7 triệu người (không kể đã giải quyết hơn 1,5 triệu người nghỉ việc hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp một lần), riêng số tiền thu BHXH năm 2006 đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Tổng số tiền sinh lợi của quỹ BHXH qua 10 năm (1986 - 2006) khoảng 16.000 tỷ đồng, riêng tiền lãi năm 2006 ước tính đạt 3.800 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm tăng thêm 470 nghìn người tham gia BHXH. Năm 1993 mới có 3,7 triệu người tham gia BHYT thì đến năm 2006 tăng lên khoảng 36 triệu người, chiếm khoảng 40% dân số cả nước, trong đó có 9,6 triệu người tham gia BHYT tự nguyện. Tổng thu BHYT năm 2006 là khoảng 4.300 tỷ đồng".

Bài báo cũng cho biết qua thực tiễn, chính sách BHXH bộc lộ những tồn tại, hạn chế, còn bị lồng ghép với các chính sách khác nhƣ chính sách giải quyết lao động dôi dƣ... Chất lƣợng khám, chữa bệnh cho ngƣời có thẻ BHYT còn nhiều

bất cập. Đặc biệt chƣa xác lập đƣợc đầy đủ mối quan hệ tƣơng thích giữa mức đóng góp và khung quyền lợi đƣợc hƣởng đã dẫn đến việc cân đối quỹ BHYT chƣa bền vững…

Bài báo phân tích, dự báo về những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động BHXH. Nếu nhìn dƣới giác độ của quá trình công nghiệp hoá mà Đảng và Nhà nƣớc ta đang thực hiện trong nhiều năm qua thì việc gia nhập WTO chính là yếu tố thúc đẩy nhanh chóng cho mục tiêu đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020 trở thành hiện thực. Sự thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá sẽ kéo theo tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động và dân cƣ. Đồng thời, thị trƣờng lao động và quan hệ lao động phát triển mạnh, số ngƣời tham gia thị trƣờng lao động tăng lên, tiền lƣơng và thu nhập bình quân chung của ngƣời lao động đƣợc nâng cao chính là điều kiện để mở rộng và tăng cƣờng hệ thống BHXH. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của quá trình này cũng xuất hiện: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản, một bộ phận lao động bị thất nghiệp, sức ép về việc làm ngày càng lớn; cƣờng độ lao động gia tăng; điều kiện sống của một bộ phận lao động sẽ khó khăn...

Bài báo nêu định hƣớng về những mục tiêu cụ thể cần phải đạt đƣợc của hệ thống BHXH trong những năm tới là: "Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH, triển khai kịp thời chế độ BHXH thất nghiệp, chế độ BHXH tự nguyện. Mở rộng mạng lưới BHXH trong phạm vi toàn xã hội theo hướng: thực hiện BHXH cho mọi người lao động; mở rộng BHYT đến toàn dân. Triển khai đa dạng và linh hoạt cả loại hình BHXH, BHYT bắt buộc và BHXH, BHYT tự nguyện cho phù hợp từng nhóm đối tượng và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT. Thực hiện thu - chi đúng, đủ và kịp thời theo các quy định hiện hành. Không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho

người có thẻ BHYT. Bảo đảm mức sống của người về hưu gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy BHXH Việt Nam”. Có thể nói những thành tựu, phƣơng hƣớng của ngành BHXH Việt Nam đƣợc thông tin đầy đủ trên báo Nhân Dân có tác động lớn, tạo niềm tin với các cấp, các ngành về sự phát triển của chính sách BHXH trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nƣớc.

Ngay sau khi nƣớc ta chính thức trở thành thành viên của WTO, ngày 14/2/2008, báo Nhân Dân đăng toàn văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X "Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ

chức Thương mại thế giới". Theo đó, báo Nhân Dân thông tin tới toàn Đảng,

toàn dân những chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng với quan điểm chỉ đạo chung là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi ích đất nƣớc, giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bàng, dân chủ, văn minh. Duy trì tốc độc tăng trƣởng kinh tế cao đi liền với nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của tăng trƣởng; tăng trƣởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội; giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết với WTO. Bài báo thông tin định hƣớng lớn của Đảng về phát triển BHXH là: "Xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống an sinh xã hội đối với các nhóm dân cư, khắc phục rủi ro theo nguyên tắc: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp, cùng chia sẻ; đồng thời phát huy vai trò tích cực của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Hoàn thiện, mở rộng diện thực hiện chế độ BHXH. BHXH tự nguyện, bao gồm chế độ bảo hiểm tự nguyện đối với nông dân".

Với đặc thù là một tờ báo của tổ chức chính trị – xã hội, tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam, báo Lao Động không đi sâu vào nội

dung định hƣớng dƣ luận xã hội về những vấn đề thuộc về chủ trƣơng, đƣờng lối, những vấn đề vĩ mô nhƣ báo Nhân Dân mà chỉ thông tin những vấn đề bức xúc, dƣ luận đang quan tâm, liên quan thiết thực đến quyền lợi của ngƣời lao động. Khảo sát cho thấy, trong 2 năm 2006 – 2007, trong số 263 tác phẩm phản ánh về BHXH, BHYT, báo Lao Động chỉ có 4 bài có tính chất hƣớng dẫn dƣ luận xã hội, chủ yếu đăng năm 2007.

Trên chuyên mục “Công đoàn & Ngƣời lao động”, số ra ngày 02/02/2007, báo Lao Động đăng bài “Thực hiện chính sách BHXH, BHYT sau

khi là thành viên của WTO: Cẩn thận với những “biến tướng””. Không dẫn

dắt dài dòng, bài báo cảnh báo ngay trong sapô: “Tuy không trực tiếp là đối tượng điều chỉnh trong các hiệp định của WTO, nhưng BHXH lại là ngành chịu tác động ngay sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này”. Những tác động đƣợc bài báo gọi là những biến tƣớng, đó là: “Cạnh tranh gia tăng, khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản chi tiêu, trong đó có chi tiêu trong lĩnh vực xã hội. Vì được quyền tự chủ về tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách tự định giá trong lĩnh vực xã hội, có thể hy sinh các khoản phúc lợi nhằm giảm chi phí sản xuất, biến tướng của nó là thường khai giảm tiền lương, khai giảm lao động để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT và các phúc lợi xã hội khác đối với người lao động. Vì vậy, ngoài những quy định chặt chẽ những chế tài trong Luật BHXH, đã đến lúc cơ quan BHXH phải thực hiện các biện pháp tố tụng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.

Gia nhập WTO, tính linh hoạt của thị trường lao động sẽ tăng lên do nhiều người tự chuyển đổi hoặc bắt buộc phải chuyển đổi việc làm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới đối tượng tham gia BHXH, BHYT và ảnh hưởng tới quỹ BHXH cũng như việc giải quyết chính sách. Điều thuận lợi là chúng ta có chế độ bảo hiểm thất nghiệp để đáp ứng và bảo vệ quyền lợi người lao động khi họ thất

nghiệp hoặc tạm thời mất việc làm”…

Trên trang “Thời sự - Công đoàn”, ngày 9/3/2007, báo Lao Động đăng

bài “Quy định mới về BHXH bắt buộc: Buộc doanh nghiệp phải có trách

nhiệm với người lao động”. Bài báo thông tin về những quy định, hƣớng dẫn

mới của Thông tƣ số 03/2007/TT/BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hƣớng dẫn một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ/CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hƣớng dẫn một số điều của Luật BHXH. Những quy định mới về các chế độ của ngƣời lao động đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhƣ “Chế độ ốm đau của người lao động được tính theo ngày làm việc không kể các ngày nghỉ lễ, Tết, thứ bảy và chủ nhật. Mức hưởng đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định cụ thể là: 75% lương với thời gian tối đa là 180 ngày/năm; nếu nghỉ quá 180 ngày đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên được hưởng 65%; 55% nếu đóng BHXH 15 năm đến dưới 30 năm; 45% nếu đóng BHXH dưới 15 năm. Trường hợp người lao động chữa trị dài ngày nếu mức hưởng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu, số ngày nghỉ tính cả các ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Nếu thời gian nghỉ ốm quá 14 ngày trong tháng thì cả người lao động và người lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó. Về chế độ thai sản thì theo khoản 1, điều 14 được quy định rõ ràng: Lao động nữ sinh con và người lao động nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản như khám thai, bị sẩy, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu… được hưởng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng BHXH”…

Định hƣớng dƣ luận xã hội về những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật BHYT đang đƣợc Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến các cấp, các ngành trƣớc khi trình Quốc hội, báo Lao Động đăng bài “Dự thảo Luật BHYT: Quyền lợi người

báo đƣa thông tin trên sapô: “Nội dung được chú ý và có ở nhiều điều khoản nhất là quyền lợi của người lao động được đảm bảo tốt hơn, rõ ràng hơn”. Bài báo bày tỏ quan điểm đồng tình với việc Dự thảo Luật BHYT mở rộng đối tƣợng BHYT bắt buộc, căn cứ đóng, mức đóng BHYT, mức hƣởng không phụ thuộc mức đóng: “Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật và trong phạm vi quyền lợi của người tham gia, nghĩa là mức đóng có thể cao, thấp khác nhau tuỳ theo nhóm đối tượng, nhưng khi đi khám, chữa bệnh thì mọi người có thẻ đều bình đẳng, được khám, chữa bệnh như nhau và chi phí điều trị được hưởng BHYT tuỳ theo tình trạng mức độ nặng, nhẹ của bệnh, không phụ thuộc mức đóng…” Với nội dung này, báo Lao Động tạo nên tâm lý yên tâm, đồng thuận của xã hội với nội dung Dự thảo Luật BHYT.

Thông tin về việc Liên bộ Y tế – Tài Chính ban hành Thông tƣ mới về BHYT tự nguyện, ngày 11/12/2007, báo Lao Động đăng phỏng vấn bà Tống Thị Song Hƣơng, Vụ trƣởng Vụ BHYT (Bộ Y tế): “Thông tư liên tịch mới về

BHYT tự nguyện: Nhà nước bù lỗ ít nhất 800 tỷ đồng/năm”. Một mặt báo

thông tin tới bạn đọc về những điểm mới cơ bản về việc bãi bỏ điều kiện 100% thành viên trong hộ gia đình, 10% số hộ gia đình trong phạm vi xã, phƣờng, thị

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)