Sự ra đời và phát triển Bảo hiểm xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 36 - 38)

Ngay từ khi thành lập (năm 1929), trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông dƣơng (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) đã nêu: "Tất cả vô sản giai cấp vào công hội thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền; giúp đỡ thợ thuyền thất nghiệp..."

Sau đó, tại Hội nghị Trung ƣơng tháng 11/1942, Đảng ta đã ra Nghị quyết

sẽ đặt ra Luật BHXH khi thiết lập được chính quyền cách mạng và tạo lập quỹ hưu bổng cho thợ thuyền già [9, tr.7]. Để cụ thể hoá chủ trƣơng này, năm 1941 trong Chƣơng trình Việt Minh đã đề ra chính sách xã hội đối với những ngƣời làm công ăn lƣơng: Đối với công nhân thực hiện cứu tế thất nghiệp; xã hội bảo hiểm; công nhân già có lƣơng hƣu trí...Đây là một trong những chủ trƣơng thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc sâu sắc của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng, giành độc tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Từ đây, chính sách BHXH đã có mầm mống hình thành và ngày càng phát triển theo nhiều giai đoạn phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử nƣớc nhà.

Theođó,chính sáchBHXH đƣợc thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985 và 1995. Năm 1961, một Nghị định của Chính phủ đƣợc ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục,y tế, các doanh nghiệp nhà nƣớc, nội vụ. Hệ thống này chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000 ngƣời trên tổng số dân là 17 triệu ngƣời của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962). Năm 1964, Nghị

định 218 thực hiện BHXH cho quân nhân. Từ năm 1975, chính sách BHXH đƣợc thực hiện thống nhất trong cả nƣớc. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hƣu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp.

Trƣớc năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hƣu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ngƣời nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ngƣời đang làm việc).

Từ tháng 01/1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chƣơng XII về BHXH. Để hƣớng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tƣớng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP về Điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hƣu trí và chế độ tử tuất. Và ngày 15/7/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong hai Nghị định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm ngƣời sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lƣơng và ngƣời lao động đóng 5% tiền lƣơng hàng tháng. Quỹ này đƣợc sử dụng để chi cho 5 chế độ trên. Quỹ BHXH đƣợc bảo tồn, tăng trƣởng và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/12/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ- TTg chuyển hệ thống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam và ngày 6/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ - CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH (bao gồm cả BHYT). Theo đó, kể

từ tháng 01/2003, BHYT là một trong 6 chế độ trợ cấp BHXH, mức đóng góp BHYT của ngƣời sử dụng lao động là 2% quỹ tiền lƣơng và ngƣời lao động đóng 1% tiền lƣơng hàng tháng.

Ngày 29/6/2006, Quốc hội khoá 11 thông qua Luật BHXH, quy định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của ngƣời lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nƣớc về BHXH. Luật BHXH quy định việc thực hiện BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, ngƣời lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với các chế độ trợ cấp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hƣu trí và tử tuất; BHXH tự nguyện áp dụng từ 01/01/1/2008 với các chế độ trợ cấp hƣu trí, tử tuất; BHXH thất nghiệp thực hiện từ 01/01/2009.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 36 - 38)