Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin về bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 116)

*Ý nghĩa của giải pháp:

Nhằm khắc phục những yếu kém trong việc thông tin BHXH, nhất là trên báo chí, mà nguyên nhân cơ bản là do sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin về BHXH chƣa đƣợc coi trọng và tổ chức thực hiện tốt, dẫn đến việc cơ quan báo chí tự phát tổ chức thông tin về BHXH, không huy động đƣợc sức mạnh toàn xã hội, nhất là hệ thống báo chí vào cuộc.

Giải pháp này đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác thông tin về BHXH. Trong chế độ ta, việc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và Nhà nƣớc quản lý đối với báo chí là nguyên tắc. Sự

lãnh đạo và quản lý đó là điều kiện để báo chí hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả. BHXH là chính sách xã hội lớn, nhạy cảm liên quan đến cuộc sống, sức khoẻ của mọi ngƣời dân. Báo chí là công cụ tƣ tƣởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nƣớc, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Do đó, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác thông tin BHXH, thông qua việc định hƣớng thông tin, hƣớng dẫn các cơ quan báo chí thông tin theo đúng những quy định của pháp luật, nhằm "Tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của BHXH, động viên mọi người tích cực và chủ động tham gia công tác BHXH"[2].

"Tăng cường tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chính sách BHYT để cán bộ, công chức viên chức, người lao động và nhân dân hiểu rõ và tích cực tham gia BHYT"[5]. Trên cơ sở những định hƣớng này, các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí cùng xác định rõ hơn trách nhiệm tổ chức tốt hơn việc thông tin về chính sách BHXH.

* Nội dung của giải pháp

Nội dung của giải pháp này chính là nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH; đồng thời xác định rõ vai trò của lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin về BHXH Giải pháp này muốn đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị với các cơ quan báo chí, truyền thông.

* Thực hiện giải pháp

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, phổ biến sâu rộng những định hƣớng, nội dung cơ bản về chính sách BHXH của Đảng và Nhà nƣớc và tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tới lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan báo chí để tạo bƣớc chuyển mới trong nhận thức về công tác thông tin tuyên truyền BHXH Thông qua đó xác định rõ việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về BHXH không phải là công việc của riêng ngành BHXH, mà là một trách nhiệm chung

của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt công tác thông tin về BHXH thì hệ thống báo chí giữ vai trò nòng cốt, và Ban Tƣ tƣởng - Văn hoá (nay là Ban Tuyên Giáo Trung ƣơng) có vai trò quan trọng trách hƣớng dẫn báo chí và các phƣơng tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của BHXH, động viên mọi ngƣời tích cực và chủ động tham gia công tác BHXH nhƣ tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam tại Chỉ thị số 15 - CT/TW của ngày 26/6/1997 "Về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH".

- Do chính sách BHXH đã đƣợc mở rộng và phát triển mạnh, hƣớng tới BHXH cho mọi ngƣời lao động và BHYT toàn dân theo định hƣớng của Đảng, các cơ quan tham mƣu cần nghiên cứu trình Bộ Chính trị xem xét ban hành Chỉ thị mới về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, trong đó nhấn mạnh tránh nhiệm của Báo chí thông tin tuyên truyền về BHXH. Làm đƣợc việc này sẽ tăng cƣờng hơn sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là lực lƣợng báo chí đối với việc phát triển BHXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và tăng trƣởng bền vững, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

- Lao động báo chí mang tính chất sáng tạo thƣờng xuyên hàng ngày, hàng giờ. Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa lao động cá nhân và lao động tập thể dƣới ảnh hƣởng chi phối của chính trị, đó là vấn đề mang tính quy luật của báo chí nói chung. Để nâng cao chất lƣợng thông tin về BHXH, không thể tách rời vai trò lãnh đạo Ban biên tập, ngƣời phụ trách lĩnh vực trong các cơ quan báo chí. Họ là ngƣời lĩnh hội ý kiến từ các cơ quan định hƣớng, chỉ đạo thông tin và quản lý nhà nƣớc. Và chính họ là ngƣời định hƣớng, chỉ đạo, biên tập, duyệt và quyết định đăng tải tác phẩm. Do đó, lãnh đạo ngành BHXH cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo cơ quan báo chí, ngƣời phụ trách lĩnh vực kinh tế - xã hội và

Ban bạn đọc… thƣờng xuyên trao đổi, cung cấp và định hƣớng thông tin để đội ngũ này thông hiểu và ủng hộ, cộng tác tích cực.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo hiểm xã hội (Trang 116)