BIDV đạt được mức độ tăng trưởng nhanh mạng lưới kênh phân phối và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mạng lưới ngân hàng tăng gấp 2 lần so với năm 2006, nâng tổng số lên 597 điểm mạng lưới, trong đó:
- Có 113 Chi nhánh, 349 Phòng giao dịch và 135 Quỹ tiết kiệm; - Hàng nghìn điểm ATM/POS.
- Mạng lưới bảo hiểm với 21 công ty thành viên và 75 phòng kinh doanh. Hiện nay BIDV đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1.551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB….
P. Điện toán toán
Khối Tác
nghiệp Khối Quản lýnội bộ
P. DVKHDoanh Doanh nghiệp P. QL & DV Kho quỹ P. DVKH Cá nhân P. Thanh toán quốc tế Văn phòng P. Tổ chức - Nhân sự P. Tài chính - Kế toán P. Kế hoạch - Tổng hợp Khối Quan hệ khách hàng P. QHKH Doanh nghiệp P. QHKH Cá nhân P. Tài trợ dự án Khối quản lý rủi ro P. Quản lý rủi ro Khối trực thuộc Phòng Giao dịch Quỹ tiết kiệm Ban giám đốc
Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc.v.v. Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC – Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khoán CPC – Việt Nam (CVS).
2.1.3. Các nguồn lực cho kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
2.1.3.1. Nguồn vốn kinh doanh
Chính sách nguồn vốn là một trong những chính sách hàng đầu vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của một NHTM. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, BIDV luôn thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn bằng nhiều hình thức, biện pháp và các kênh huy động khác nhau từ mọi nguồn vốn trong và ngoài nước. Bằng những biện pháp chính sách trên, trong những năm gần đây tổng nguồn vốn của BIDV đã có những tăng trưởng đáng kể.
Xét tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân cả giai đoạn từ 2006 – 2010 của BIDV là 18%, cao hơn so với VCB và ICB. Các ngân hàng TMCP lớn như ACB, STB, TCB có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ (điển hình như TCB ~ 64%) cho thấy khả năng rút ngắn khoảng cách quy mô huy động vốn so với các NHTM Nhà nước trong thời gian không xa tới Do đó, áp lực cạnh tranh trong đẩy mạnh quy mô huy động vốn của BIDV ngày càng gay gắt hơn.
Bảng 2.1. So sánh quy mô HĐV của một số Ngân hàng thương mại
Đơn vị: tỷ đồng, %
Ngân hàng Tăng trưởng tuyệt đối
Tăng trưởng BQ giai đoạn 2007-2010
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số bình quân Tỷ lệ
AGB 73.796 59.068 32.677 76.988 60.632 24,2 BIDV 27.712 36.595 26.044 28.984 29.834 18,6 VCB 24.116 15.179 18.011 34 22.827 15,1 ICB 16.415 18.996 31.998 41.908 24.829 18,9 ACB 31.717 14.001 34.092 23.935 25.936 40,9 STB 29.325 3.854 25.214 22.503 20.224 49,7 TCB 16.468 16.327 25.252 6.822 16.217 66,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động huy động vốn 2010 BIDV)
Cơ cấu huy động vốn có sự dịch chuyển từ nguồn tổ chức kinh tế sang dân cư. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn khu vực dân cư nhìn chung vẫn ổn định và chủ yếu tập trung ở cơ cấu tiền gửi ngắn hạn.
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động: từ thời điểm thông tư 13, 19 có hiệu lực (1/10/2010), tỷ lệ này của BIDV đã ở sát ngưỡng giới hạn tối đa (80%) và BIDV thường xuyên phải chịu áp lực lớn trong việc tuân thủ chỉ tiêu này. Tính đến 30/11/2010, tỷ lệ này đạt 80%. Tỷ lệ tài sản có thanh toán ngay/tổng nợ phải trả: xoay quanh mức 15-16% trong 2 tháng qua (quy định ≥ 15%). Tại 30/11/2010, tỷ lệ này đạt 16,19%. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (thông tư 15): trong năm 2010, BIDV luôn tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ theo thông tư 15 (≤30%). Tại thời điểm nguồn vốn sụt giảm mạnh vào quý I, tỷ lệ này lên tới 29,9% (tháng 2), sau đó giảm dần khi huy động vốn tăng trở lại trong quý II. Đến 30/11/2010, tỷ lệ này đạt 27,0%.
2.1.3.2. Nguồn nhân lực
Trong các năm qua, BIDV đã kiện toàn bộ máy cán bộ chủ chốt từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nhân sự trong quá trình tiến tới thành lập một Tập đoàn tài
chính ngân hàng đa năng.
Tính đến thời điểm 31/12/2010, toàn hệ thống BIDV có hơn 16.000 cán bộ nhân viên, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 85%. Hàng năm, BIDV đã tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho hội nhập, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài nước để các đơn vị tự chủ trong kinh doanh. Do vậy BIDV đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.
Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực của BIDV đã có nhiều tiến bộ trong các năm qua, nhưng nếu so sánh với các NHNNg thì nguồn nhân lực của BIDV vẫn còn có những hạn chế nhất định như:
Do BIDV là ngân hàng thương mại quốc doanh, nên nguồn nhân lực của BIDV vẫn chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng kinh doanh bao cấp. Trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ, tin học còn hạn chế nên tiềm ẩn rủi ro trong các lĩnh vực: tín dụng cao, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.... và đặc biệt không thể nghiên cứu, hiểu biết tường tận về sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Số cán bộ am hiểu về luật pháp quốc tế, qui định của các tổ chức thế giới không nhiều.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực của BIDV còn bị chi phối bởi chính sách đãi ngộ, cơ chế tiền lương không theo kịp các NHNNg và NHTMCP nên đã có sự dịch chuyển lao động có trình độ cao ra khỏi BIDV.
2.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
nghệ thông tin.
Năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lược Công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn 2020 theo nguyên tắc chiến lược CNTT phù hợp, bao gồm kế hoạch đề xuất, triển khai, vận hành, khai thác, duy trì các hệ thống CNTT nhằm phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV và phục vụ trực tiếp cho quá trình cổ phần hóa. Kế hoạch CNTT tiếp tục được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá chiến lược CNTT, căn cứ phân tích tổng hợp nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng cụ thể của từng thời kỳ và tổ chức triển khai thực hiện ngày càng bài bản, khoa học.
BIDV đã gia tăng hơn 40 sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của khách hàng. Các dự án công nghệ thông tin của BIDV hướng đến các cấu phần chủ yếu như: phát triển sản phẩm dịch vụ, đa dạng hoá các kênh phân phối; hỗ trợ hoạt động kinh doanh; tăng cường quản trị điều hành và hoạt động của BIDV; chú trọng quản lý rủi ro, tăng cường an ninh bảo mật.
Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời. Đồng thời, BIDV đã phát triển các hệ thống công nghệ ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking, Contact Center, Core Banking, …
BIDV là NHTM duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 năm liên tục (2007-2010) giữ vị trí hàng đầu ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin).
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 đoạn 2006 – 2010
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh, song BIDV vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh năm 2010 trên các chỉ tiêu chính:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 - 2010
STT Chỉ tiêu TH 2008 TH 2009 TH 31/12/2010 TT BQ GĐ 2006-2010
TH +/- so 09
Các chỉ tiêu quy mô
1 Tổng tài sản 246.332 296.622 369.167 24,50 72.545 25,20 2 HĐV cuối kỳ 200.539 216.435 267.315 23,50 50.880 23,70 3 HĐV bình quân 172.915 206.235 229.670 11,40 23.435 4 Dư nợ TD cuối kỳ 149.419 190.880 232.227 21,70 41.347 24,90 5 Trong đó: Dư nợ bán lẻ 19.661 29.548 50,30 9.887 6 Dư nợ TD bình quân 132.879 174.056 207.740 19,40 33.684
Các chỉ tiêu hiệu quả
7 Chênh lệch thu chi 6.066 5.554 6.535 17,70