11 Thu Kinh doanh ngoại tệ 835,1 401,9 51,9 328,0 18,
2.2.2 Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng cho thương mại ở Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
mại ở Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
a. Tổng dư nợ tín dụng cho thương mại
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng cho thương mại giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ Dư nợ TT so 2008 Dư nợ TT so 2009 Nhập khẩu 13.156 17.487 32,9 19.770 11,6 TM nội địa 23.994 25.444 6,0 26.982 5,7 Xuất khẩu 13.770 14.854 7,9 19.939 25,5
Tổng dư nợ 50.920 57.785 13,5 66.691 15,4
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
- Mức tăng trưởng tín dụng cho thương mại: liên tục được mở rộng với tốc độ tăng trưởng tương đối đều qua các năm. Tính đến thời điểm cuối năm 2010, BIDV đã đạt dư nợ tín dụng cho thương mại là 66.691 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2009 và tăng 31% so với năm 2008 tương ứng số tăng tuyệt đối là 15.771 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng tín dụng cho thương mại giai đoạn 2008 - 2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
năm, đặc biệt so với năm 2008, cho thấy BIDV đã bước đầu tạo được uy tín trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh thương mại của các khách hàng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng hàng năm của thương mại nội địa còn thấp, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng của BIDV(năm 2010 là 5,7% so với 21,7%).
Bảng 2.10: Chi tiết dư nợ tín dụng cho thương mại theo mặt hàng của BIDV giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng,%
Tín dụng cho thương mại theo mặt hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ Dư nợ TT so 2008 Dư nợ TT so 2009
Nhập khẩu: Hàng công nghiệp nặng 960 1.203 25,3 1.388 15,4
Nhập khẩu: Sắt thép, phôi thép 4.946 6.992 41,4 7.839 12,1
Nhập khẩu: Thương mại khác 205 232 13,5 268 15,4
Nhập khẩu: Khí đốt, xăng dầu 5.382 6.775 25,9 7.704 13,7
Nhập khẩu: Ôtô, xe máy 1.663 2.285 37,4 2.571 12,5
Nhập khẩu 13.156 17.487 19.770
Thương mại nội địa: Điện máy 301 304 1,1 351 15,4
Thương mại nội địa: Hàng công nghiệp nhẹ, tiêu dùng 11.058 11.960 8,2 12.649 5,8 Thương mại nội địa: Hàng nông lâm nghiệp, thuỷ sản 6.735 7.021 4,3 7.642 8,8
Thương mại nội địa: Thương mại khác 382 420 10,1 461 9,6
Thương mại nội địa: Vật liệu xây dựng 5.519 5.738 4,0 5.879 2,5
Thương mại nội địa 23.994 25.444 26.982
Xuất khẩu: Cà phê 218 257 18,0 356 38,5
Xuất khẩu: Cao su 238 235 -1,2 247 5,1
Xuất khẩu: Dệt may 987 1.000 1,3 1.013 1,3
Xuất khẩu: Gạo 1.420 1.611 13,4 1.936 20,2
Xuất khẩu: Gỗ 1.450 1.619 11,7 1.878 16,0
Xuất khẩu: Thủy sản 2.812 2.877 2,3 3.693 28,4
Xuất khẩu: Ngành khác (Giầy da, NLS, khác…) 6.645 7.255 9,2 10.816 49,1
Xuất khẩu 13.770 14.854 19.939
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
+ Mức tăng trưởng tín dụng thương mại nội địa thấp là do mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nền khách hàng, cơ cấu tỷ trọng tín dụng và tập trung xử lý nợ xấu phát sinh từ giai đoạn trước.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho thương mại: Dư nợ cho vay thương mại của BIDV năm 2008 là 50.920 tỷ đồng chiếm 34,1%/tổng dư nợ, năm 2010 con số này là 66.691 tỷ đồng và chiếm 28,7%/tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu, tỷ trọng tín dụng cho thương mại năm 2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010) b. Doanh số cho vay thương mại
Cho vay thương mại nội địa: Năm 2010, kinh doanh thương mại nội địa đạt 1.229,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước, hoạt động tín dụng cho vay thương mại nội địa của BIDV cũng có sự chuyển biến theo hướng cung cấp các sản phẩm tín dụng phục vụ ngành thương mại … Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực thương mại nội địa đến 31/12/2010 đạt 26.982 tỷ đồng tăng 12,4% so với năm 2008 (23.994 tỷ đồng) và chiếm tỷ trọng 12% tổng dư nợ của BIDV.
Bảng 2.11: Chỉ tiêu dư nợ, doanh số tín dụng trong lĩnh vực thương mại nội địa giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng,%
So 2008 So 2009
Doanh số cho vay 43.189 45.780 49.783 5,6 8,7
Doanh số thu nợ 33.592 35.607 40.341 6 13,3
Dư nợ cuối kỳ 23.994 25.444 26.982 6,1 6
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
Doanh số cho vay thương mại nội địa trong năm 2010, đạt 49.783 tỷ đồng, tăng 9% so với doanh số cho vay của cả năm 2009 và tăng 15,3% so với năm 2008 tương ứng với số tuyệt đối là 6.594 tỷ đồng.
Tính trung bình vòng quay vốn của các doanh nghiệp thương mại nội địa là 02 vòng/năm, với nhu cầu vay khoảng 60% nhu cầu vốn thì số vốn các doanh nghiệp thương mại cần vay từ hệ thống ngân hàng là khoảng 1.464.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay thương mại nội địa lũy kế năm 2010 đạt 49.783 tỷ đồng, so sánh với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, thì tỷ trọng cho vay thương mại nội địa của BIDV còn rất thấp. BIDV cần có chính sách tăng trưởng dư nợ cho thương mại nội địa vì đây là lĩnh vực có nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn cao, phù hợp với chiến lược tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn của BIDV trong các năm tiếp theo.
Nếu xem xét trong sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, thì với tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực thương mại của BIDV so với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn còn rất khiêm tốn. Tỷ trọng này cũng tương đối thấp so với quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại nội địa.
Cho vay xuất khẩu: Năm 2010, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, gạo, gỗ, cà phê, của Việt Nam đạt 13,3 tỷ USD. Tính trung bình vòng quay vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu là 02 vòng/năm, với nhu cầu vay khoảng 70% nhu cầu vốn thì số vốn các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực này cần vay từ hệ thống ngân hàng là khoảng 18,6 tỷ USD, tương đương
khoảng 364.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay xuất khẩu lũy kế năm 2010 đạt 29.516 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay đối với 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực thủy hải sản, gạo, gỗ, may mặc, cà phê là 20.754 tỷ đồng (chiếm ~ 71% doanh số cho vay xuất khẩu toàn ngành), cụ thể từng mặt hàng đến cuối năm 2010 như sau:
+ Thủy hải sản: Hoạt động cho vay xuất khẩu của BIDV trong lĩnh vực thủy sản cũng đạt mức tăng trưởng tốt. Doanh số cho vay trong năm 2010 đạt 9.598 tỷ đồng, chiếm khoảng 32,5% tổng doanh số cho vay xuất khẩu hệ thống, với dư nợ là 3.693 tỷ đồng tăng 816 tỷ đồng (tăng 28,3% ) so với cuối năm 2009.
+ Gạo: Giá nông sản nói chung và gạo nói riêng tăng mạnh trong năm 2010 là động lực lớn cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 đạt mức 62.634 tỷ đồng (tăng 12.8% so với năm 2009). Trong bối cảnh đó, doanh số cho vay xuất khẩu gạo của BIDV đạt 4.559 tỷ đồng, chiếm 15,4% tổng doanh số cho vay xuất khẩu của cả hệ thống, dư nợ là 1.936 tỷ đồng tăng 325 tỷ đồng ( tăng 20%) so với cuối năm 2009.
+ Gỗ: Xuất khẩu gỗ của Việt Nam tính đến tháng 31/12/2010 đạt mức 4.6 tỷ USD (tăng 27.4% so với năm 2009). Doanh số lũy kế cho vay xuất khẩu gỗ đạt khoảng 3.303 tỷ đồng (chiếm 11,2% doanh số cho vay xuất khẩu toàn hệ thống), với dư nợ 1.878 tỷ đồng, tăng 259 tỷ đồng (tăng 16%) so với cuối năm 2009.
+ Dệt may: Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong 2010 đạt mức 10 tỷ USD (tăng 21.2% so với năm 2009). Doanh số cho vay hàng dệt may của BIDV năm 2010 đạt khoảng 1.827 tỷ đồng (chiếm 6,2% tổng doanh số cho vay xuất khẩu ) với dư nợ đạt 1.013 tỷ đồng, tăng 13 tỷ đồng so với cuối năm 2009.
+ Cà phê: Xuất khẩu Cafe của Việt Nam trong năm 2010 đạt mức 1.6 tỷ USD (tăng 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái). Doanh số cho vay Cafe của BIDV năm 2010 đạt khoảng 1.150 tỷ đồng (chiếm 3,9% tổng doanh số cho vay xuất khẩu), với dư nợ đạt 356 tỷ đồng, giảm 99 tỷ đồng (21%) so với cuối năm 2009.
Bảng 2.12: Doanh số, tỷ lệ tài trợ tín dụng trong một số lĩnh vực xuất khẩu và nhu cầu vốn vay của DN xuất khẩu trong năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng, %
Ngành Giá trị xuất khẩu Nhu cầu vốn vay Doanh số cho vay tại BIDV
Tỷ lệ tài trợ của BIDV Thủy sản 96.564 135.190 9.598 4,8 Cà phê 34.379 48.130 782 1,6 Gạo 62.634 87.688 4.559 3,5 Gỗ 66.456 93.038 2.245 2,4 Tổng 260.033 364.046 12.650 3,5
(Nguồn: Dự liệu báo cáo Bộ Công thương; Báo cáo XNK năm 2010 của BIDV)
Kết quả trên phản ánh nhu cầu vốn vay của hoạt động tài trợ xuất khẩu và bên cạnh đó cũng phản ánh sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay, khiến doanh số cho vay xuất khẩu trong các năm qua của BIDV bị tụt giảm, nguyên nhân do một số lượng khách hàng chuyển sang Ngân hàng khác.
Trong điều kiện xuất khẩu Việt Nam đạt được nhiều kết quả khả quan, hoạt động cho vay xuất khẩu của BIDV có nhiều biến động. Năm 2010, dư nợ tín dụng tài trợ cho xuất khẩu chiếm 9% tổng dư nợ của BIDV tương ứng 19.939 tỷ đồng, so với năm 2008, dư nợ cho xuất khẩu của BIDV đã tăng 44,8% tương ứng 6.169 tỷ đồng, đây cũng là một trong những lĩnh vực cho vay có có tốc độ tăng trưởng cao nhất của BIDV.
Bảng 2.13: Chỉ tiêu doanh số, dư nợ và tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực xuất khẩu trong các năm 2009 – 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ TT 2010/ 2009
Doanh số cho vay XK 32.113 29.516 -8,1
Doanh số thu nợ XK 29.500 26.755 -9,3
Dư nợ cuối kỳ 14.854 19.939 28,5
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
Doanh số cho vay xuất khẩu trong năm 2010, đạt 29.516 tỷ đồng, giảm 8,1% doanh số cho vay của cả năm 2009; dư nợ cho vay xuất khẩu ước đạt 19.939 tỷ đồng, tăng 5.085 tỷ đồng (34.2%) so với cuối năm 2009.
Cho vay tài trợ nhập khẩu: Tín dụng tài trợ cho nhập khẩu: Năm 2010 là năm mà Việt Nam nhập siêu khá lớn, tuy nhiên, so với năm 2009, tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nhập khẩu đã tăng chậm lại (năm 2009 là 32,9%, năm 2010 là 11,6%) và chỉ chiếm 8% tổng dư nợ của BIDV.
Bảng 2.14: Chỉ tiêu doanh số, dư nợ và tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nhập khẩu trong các năm 2009 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ TT 2010/2009
Doanh số cho vay NK 33.747 37.645 11,6
Doanh số thu nợ NK 29.597 34.177 15,5
Dư nợ cuối kỳ 17.487 19.770 11,6
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
Trên cơ sở tăng trưởng doanh số nhập khẩu Việt Nam năm 2010, doanh số cho vay nhập khẩu của BIDV cũng đạt mức tăng trưởng trung bình. Năm 2010, doanh số cho vay nhập khẩu lũy kế ước đạt 37.645 tỷ đồng, tăng 11,55% doanh số cho vay của cả năm 2009; Dư nợ cho vay nhập khẩu đến 31/12/2010 đạt 19.770 tỷ đồng, tăng 2.283 tỷ đồng (11,6%) so với cuối năm 2009.
- Doanh số cho vay trong lĩnh vực thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới thu phí dịch vụ: phí dịch vụ chuyển tiền trong nước, phí dịch vụ thanh toán quốc tế, phí kinh doanh ngoại tệ của BIDV... Nếu xem xét về doanh số thì có có thể thấy
doanh số của cả tín dụng thương mại nội địa, tín dụng nhập khẩu trong thời gian qua đều có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2008, doanh số thương mại nội địa, doanh số cho vay nhập khẩu tương ứng chỉ đạt 26.982; 33.747 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này là 49.783 tỷ đồng và 37.645 tỷ đồng.
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ năm 2009 và 2010 của BIDV
Đơn vị: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ 2010/2009
Doanh số mua ngoại tệ 945 973 103
Doanh số bán ngoại tệ 1.334 1.113 83
Tổng mua bán 2.280 2.086 91
Doanh số TTQT XK 1.138 1.094 96
(Nguồn: Báo cáo XNK năm 2010 của Ban QHKHDN)
- Năm 2010, doanh số mua ngoại tệ của BIDV đạt 973 triệu USD, tuy nhiên tỷ trọng doanh số mua ngoại tệ từ xuất khẩu/tổng doanh số mua ngoại tệ của BIDV trong các năm 2009 và 2010 còn thấp, chỉ đạt lần lượt là 19% và 21%.
- Doanh số thanh toán quốc tế qua BIDV năm 2010 đạt 1,09 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 72 tỷ USD và phần lớn được thanh toán qua hệ thống ngân hàng, như vậy tỷ trọng thanh toán quốc tế của BIDV trong năm qua còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, chỉ bằng 1,5% giá trị thanh toán.
c. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho thương mại
- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho thương mại /Tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:Năm 2010, tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của BIDV là 8.785 tỷ đồng, trong đó từ hoạt động tín dụng cho thương mại là 2.453 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Như vậy có thể thấy hoạt động tín dụng cho thương mại đang chiếm vị trí quan trọng và đóng góp một phần vào tổng thu nhập của BIDV.
trong đó lãi treo trong lĩnh vực cho vay thương mại của BIDV tại thời điểm cuối năm 2010 là 674,5 tỷ đồng, chiếm 25,5% chủ yếu là lãi trong cho vay xuất khẩu, như ngành cà phê, thu mua lúa gạo, hàng nông sản.. mặc dù lãi treo không lớn nhưng lại có xu hướng tăng trong thời gian qua.
Hoạt động tín dụng cho thương mại đã từng bước trở thành hoạt động tín dụng quan trọng tại BIDV. Đây là những dấu hiệu rất khả quan vì trong các năm qua, mục tiêu của BIDV là hướng tới mục tiêu giảm dần dư nợ vay đối với khối xây lắp để chuyển hướng phát triển các hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ.
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho thương mại giai đoạn 2008 - 2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
Cùng với việc tăng dư nợ tín dụng cho thương mại thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng thương mại cũng tăng, năm 2010 lợi nhuận trong hoạt động tín dụng thương mại đạt 2.453 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009 và tăng 31,8% so với năm 2008. Tính trung bình thì trong hoạt động cho vay kinh doanh thương mại, BIDV thu được mức lãi biên khoảng 2,76%/năm.
d. Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu, dư nợ có TSBĐ của tín dụng cho thương mại
- Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho thương mại: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho thương mại của BIDV có xu hướng tăng, đến 31/12/2010, nợ quá hạn là 3.404 tỷ đồng, chiếm 23,5% tổng dư nợ quá hạn của BIDV. Nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2010, tăng tuyệt đối 1.716 tỷ đồng so với năm 2009 và 2.433 tỷ đồng so với năm 2008.
Bảng 2.16: Nợ quá hạn của tín dụng thương mại giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng Cho vay TM Tổng Cho vay TM Tổng Cho vay TM
Nợ quá hạn 6.473 971 8.088 1.687 14.481 3.404
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2010)
Nguyên nhân chính của việc gia tăng nợ quá hạn trong năm 2009, 2010 là do khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại gặp nhiều khó khăn, và các khoản vay đến hạn khách hàng chậm trả lãi.