11 Thu Kinh doanh ngoại tệ 835,1 401,9 51,9 328,0 18,
2.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
2.2.1.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
Tính đến thời điểm cuối năm 2010, BIDV đã đạt dư nợ tín dụng cho thương mại là 66.691 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2009 và tăng 31% so với năm 2008 tương ứng số tăng tuyệt đối là 15.771 tỷ đồng.
Mặc dù dư nợ tín dụng cho thương mại trong các năm qua có mức tăng trưởng khá cao (21,7% so với năm 2009 và 27,7 so với năm 2008) nhưng lợi nhuận thu từ lãi không có mức tăng tương xứng cụ thể là 17,7% và 15,2%. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất huy động liên tục tăng ở hầu hết tất cả các kỳ hạn đối với cả VND và USD trong khi đó lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên ở mức tối đa là 14% đối với TCKT và 15% đối với cá nhân nên hạn chế kết quả thu ròng từ lãi. Bên cạnh đó, năm 2009, BIDV đã phát hành trái
phiếu tăng vốn với lãi suất là 10,5% nên làm tăng độ chênh lệch lãi suất. Trong năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ chuyển tiền trong nước, phí thanh toán quốc tế, phí bảo lãnh đạt 387.1 tỷ đồng chiếm 19.1% doanh thu từ hoạt động dịch vụ, so với năm 2008 số tăng tuyệt đối là 129,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 50%.
- Doanh số cho vay trong lĩnh vực thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới thu phí dịch vụ: phí dịch vụ chuyển tiền trong nước, phí dịch vụ thanh toán quốc tế, phí kinh doanh ngoại tệ của BIDV...
- Dư nợ có TSBĐ của tín dụng cho thương mại: Hầu hết dư nợ cho vay kinh doanh thương mại của BIDV là có đảm bảo bằng tài sản thế chấp và chiếm khoảng 82,14 % so với tổng dư nợ. So với các lĩnh vực cho vay khác, tỷ lệ dư nợ có TSBĐ của tín dụng cho thương mại là tương đối cao.
Với tỷ lệ nợ xấu là 2,04% thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng chung của BIDV là 2,6%. Tín dụng cho thương mại cũng là ngành có tỷ lệ nợ xấu thấp, điều này đặt ra cho BIDV cần có chiến lược tăng trưởng tín dụng song song với việc kiểm soát tín dụng đối các mặt hàng có phát sinh nợ xấu.
2.2.1.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã áp dụng
Trong những năm qua, trước tình hình kinh tế - xã hội của đất nước tăng trưởng và phát triển và những đổi mới trong cơ chế quản lý, điều hành đất nước. BIDV đã có những định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước, về mọi mặt kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác tín dụng cho thương mại nói riêng đáp ứng được yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân ngân hàng. Đối mặt với những khó khăn từ phía nền kinh tế, BIDV đã phải giải quyết những khó khăn nội tại như: áp lực cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, cơ cấu tín dụng trong các ngành kinh tế, tỷ giá, lãi suất,
ngoại tệ... tăng cao trong các năm 2008 - 2009. Ngay từ đầu năm 2010, BIDV đã áp dụng các biện pháp điều hành linh hoạt, bảo đảm nguồn vốn, cơ cấu tín dụng, nguồn cung ngoại tệ, lãi suất, tỷ giá, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ, chấp hành các cơ cấu, giới hạn theo đúng nghị quyết của HĐQT và chỉ đạo của NHNN:
- Việc giao giới hạn tín dụng, bảo đảm nguồn vốn huy động được thực hiện trên cơ sở rà soát kế hoạch giải ngân, thu nợ của các chi nhánh đến từng khách hàng kết hợp với việc kiểm soát chất lượng tín dụng để đảm bảo tăng trưởng tín dụng của từng chi nhánh và toàn hệ thống an toàn, hiệu quả.
- Trong quá trình điều hành tăng trưởng tín dụng, để gia tăng tín dụng cho thương mại an toàn, hiệu quả đồng thời kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tín dụng, BIDV đã giao giới hạn tín dụng cao nhất đối với các chi nhánh để cho vay các khoản vay với mục đích xuất khẩu, thu mua lúa gạo, cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn, khoản vay ngắn hạn khác của các khách hàng tốt, có nguồn thu chắc chắn đảm bảo cho vay ra thu hồi nợ gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn.
- Trong những tháng cuối năm, để tận dụng tối đa giới hạn tín dụng đã giao đối với chi nhánh và tránh lãng phí kế hoạch nguồn vốn đã được cân đối cho cấu phần tín dụng, BIDV đã thường xuyên rà soát kế hoạch giải ngân, thu nợ của từng chi nhánh, trường hợp chi nhánh không có khả năng sử dụng hết giới hạn tín dụng đã giao thì sẽ được điều chuyển cục bộ, kịp thời tới các chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt và có nhu cầu giải ngân vào các khách hàng tốt.
- Đối với công tác xử lý nợ và thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, Hội sở chính thường xuyên có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn chi nhánh công tác xử lý rủi ro, thu hồi nợ xấu, thu hồi nợ ngoại bảng. BIDV đã cử nhiều tổ công tác hỗ trợ chi nhánh rà soát và xây dựng các biện pháp xử lý nợ xấu tại các chi nhánh có nợ xấu cao: Thăng Long, Vĩnh Long, Tây Sài
Gòn, Hoà Bình, Bắc Ninh…