Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 39)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.3.1.Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Một trong những đặc điểm của ngân hàng đó là mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng cũng có thể vừa là người mua sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vừa là người bán sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Người bán sản phẩm thông qua hình thức gửi tiền, cho vay đều mong muốn có lãi suất cao hơn. Người mua sản phẩm vay vốn lại muốn trả chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Do vậy, ngân hàng phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa việc kinh doanh hiệu quả và giữ chân được khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất.

- Trình độ khả năng và đạo đức của khách hàng

Có thể nói đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, có ý nghĩa trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải có trình độ quản lý, biết nắm bắt và tận dụng thời cơ trong kinh doanh, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thích ứng được với những thay đổi của thị trường và hoạt động có hiệu quả. Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng cũng như hiệu quả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trình độ và đạo đức của người lãnh đạo cũng có tác động rất lớn đến việc sử dụng vốn vay cũng như mong muốn trả nợ của doanh nghiệp từ đó tác động đến hiệu quả của khoản tín dụng.

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động thương mại đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải am hiểu về thị trường thương mại và thông lệ quốc tế, am hiểu nghiệp vụ hoạt động thương mại.

+ Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng cho thương mại thì đạo đức của khách hàng là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả tín dụng cho thương mại.

- Chiến lược kinh doanh của khách hàng

Trên cơ sở nhận định, đánh giá chính xác tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp như: trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, xu hướng phát triển của mặt hàng thương mại của doanh nghiệp cùng với những khó khăn thuận lợi hiện tại và trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ quyết định chiến lược mở rộng, thu hẹp hay giữ qui mô kinh doanh ổn định từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất tiêu thụ. Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Từ đó tác động đến khả năng huy động và trả nợ đối với các nguồn tài trợ.

- Năng lực tài chính của khách hàng

+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở các nội dung như: Quy mô tài sản nguồn vốn, sự phù hợp trong cơ cấu tài sản nguồn vốn, hiệu quả tài sản (các khoản phải thu, hàng tồn kho…), chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lợi…

+ Trên cơ sở khả năng tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng thẩm định, quyết định tài trợ vốn ở quy mô nào, mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào.

+ Thẩm định chính xác khả năng tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng từ cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thực hiện vay trả song phẳng, hiệu quả các khoản tín dụng cấp cho khách hàng này thường là tốt.

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 39)