Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại tại Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 31)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.3.Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại tại Ngân hàng thương mạ

cho thương mại tại Ngân hàng thương mại

Trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế, hầu hết các nước trên thế giới ngày càng hướng về phát triển mạnh nền kinh tế thị trường quốc gia và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Để không bị bao vây cô lập và tụt hậu xa về kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã sớm nhận thức được vấn đề và đưa ra chủ trương đi đôi với phát triển mạnh nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa phải chủ động mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế với các nước thông qua con đường mở cửa thị trường và hội nhập phát triển kinh tế dưới nhiều hình thức theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Hội nhập quốc tế nhằm mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ để gia nhập vào cuộc cạnh tranh quốc tế bình đẳng và cùng phát triển trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng – một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất. Quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ các quan hệ kinh tế, tài chính của mỗi nước và của toàn thế giới; nó vừa góp phần nâng cao hiệu quả phân phối nguồn lực và phát triển kinh tế, tăng cường khả năng thanh toán vừa thúc đẩy thị trường tài chính phát triển ổn định đồng thời nó cũng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính khác.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại tại NHTM sẽ mang lại nhiều lợi ích không những chỉ cho ngân hàng mà cả cho khách hàng và nền kinh tế. Do đó, việc nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại tại NHTM là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng

1.1.3.1. Đối với khách hàng

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với đặc điểm nổi bật là vốn chủ sở hữu nhỏ nên thường rơi vào tình trạng thiếu vốn. Do đó nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài là điều không thể thiếu và vay vốn từ ngân hàng là một giải pháp. Nguồn vốn vay này giúp cho doanh nghiệp có vốn để duy trì quá trình luân chuyển hàng hóa một cách liên tục, mở rộng quá trình sản xuất, trang bị đổi mới máy móc thiết bị tạo điệu kiện cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp bạn.

- Để vay vốn ngân hàng doanh nghiệp phải trình được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả; có tình hình tài chính ổn định… Mặt khác khi sử dụng vốn của ngân hàng, doanh nghiệp phải mất chi phí là tiền lãi phải trả của khoản vay. Chính những lý do đó đã thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Hơn nữa việc sử dụng vốn vay bên cạnh vốn chủ sở hữu giúp cho doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu vốn của doanh nghiệp đạt cơ cấu vốn tối ưu.

- Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với kinh tế thế giới, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng cho thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thúc đẩy trao đổi hàng hoá trên thị trường quốc tế.

1.1.3.2. Đối với nền kinh tế

- Hoạt động tín dụng cho thương mại đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế quốc dân, điều hoà lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng làm nhiệm vụ chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ những nhà tiết kiệm sang nhà đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế.

- Hoạt động tín dụng cho thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng đầu tư phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.

- Bên cạnh đó, các khoản cho vay với mục đích thương mại có vai trò tạo nguồn vốn để thực hiện lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, từng bước thúc đẩy sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đa dạng về tính năng của sản phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hàng hoá có tính chất cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.

- Tín dụng cho thương mại có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. NHNN luôn quản lý tín dụng cho thương mại bằng các quy định và chính sách của mình. Thông qua tín dụng cho thương mại, Chính Phủ cũng có thể quản lý và thực hiện các chương trình kinh tế lớn một cách có hiệu quả. Thực tế cho thấy, các chương trình kích thích xuất khẩu, kích thích tiêu dùng trong nước đều được cấp vốn thông qua hệ thống các NHTM, hiệu quả được xét đến kỹ hơn và Chính Phủ cũng quản lý dễ dàng hơn các chương trình đầu tư này. Ngoài ra, Chính Phủ còn có thể hướng tín dụng cho thương mại vào các ngành kinh tế mũi nhọn, phục vụ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá để các ngành này đi đầu, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

1.1.3.3. Đối với hoạt động của NHTM

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng cho thương mại trong điều kiện hội nhập cho phép các NHTM không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn tăng thị phần của mình trong lĩnh vực tín dụng cho thương mại. Cơ cấu hình thức sở hữu NHTM đang có những thay đổi cơ bản, các NHTM Nhà nước gấp rút chuẩn bị cổ phần hoá, các NHTM cổ phần liên kết với các đối tác chiến lược, các ngân hàng nước ngoài. Với sức mạnh tài chính, công nghệ, trình độ quản lý cao của các NHNNg tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh. Để có thể đứng vững trên thị trường và nâng cao vị thế là hết sức khó khăn. Bắt buộc các NHTM trong nước phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại cũng là yêu cầu để NHTM đảm bảo an toàn về sử dụng vốn: Bên cạnh sự phát triển chưa bền vững của NHTM trong nước, sự đóng băng của thị trường bất động sản và nhiều yếu tố biến động khác trên thị trường cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng tín dụng các NHTM. Sẽ có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép cạnh tranh phải giải thể, phá sản. Do đó, nguy cơ vốn tín dụng cho thương mại đã được thực hiện khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng là khó tránh khỏi. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trong lĩnh vực thương mại sẽ có xu thế tăng lên trong giai đoạn đầu thực hiện các cam kết mở cửa nếu không có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động tín dụng cho thương mại.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại cũng là yêu cầu để NHTM thích ứng với môi trường cạnh tranh: Môi trường kinh doanh ngân hàng nói chung và tín dụng cho thương mại nói riêng đang có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quốc tế dày dạn đã được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với các ngân hàng trong nước. Sự cạnh tranh của các NHTM Việt Nam không chỉ còn giới hạn trong một nước mà đã mở rộng hơn. Đối thủ của các NHTM Việt Nam lại có ưu thế hơn về qui mô, chất lượng hoạt động, công nghệ kinh doanh, cách thức quản lý... Các NHTM Việt Nam phải tìm ra cách thức hoạt động phù hợp để thích ứng trong môi trường cạnh tranh mới.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại cũng là yêu cầu để NHTM có chính sách tín dụng cho thương mại phù hợp: Hoạt động tín dụng cho thương mại của mỗi NHTM đều xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm

của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại cũng là yêu cầu để NHTM nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng: chất lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng làm chưa bài bản, chuyên nghiệp...

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại cũng là yêu cầu để NHTM đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Việc tổ chức hạch toán, phân loại nợ, chưa đảm bảo tính chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc quản lý tín dụng có hiệu quả cũng như việc tổ chức hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tín dụng còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ và độ tin cậy không cao. Do đó các NHTM phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tín dụng cho thương mại thì mới có thể phát triển và đứng vững trên thị trường.

Trong giai đoạn bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng, trước sự cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ nước ngoài, bên cạnh nguy cơ thị phần tín dụng của NHTM bị co hẹp ngày một gần hơn thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng là ưu tiên hàng đầu của các NHTM.

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 31)