Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho thương mạ

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 37)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho thương mạ

- Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn cho TM

= Nợ quá hạn cho thương mại x 100 Tổng nợ quá hạn

hoặc

Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho TM

= Nợ quá hạn cho thương mại x 100 Tổng dư nợ cho thương mại

Nợ quá hạn là nợ đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không trả nợ được, ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn. Ngân hàng sẽ chuyển các khoản vay không trả được nợ khi đến hạn thành các khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn có thể do các nguyên nhân chủ quan của phía doanh nghiệp, do các

nguyên nhân khách quan hoặc do xác định không hợp lý thời hạn vay, phương thức hoàn trả hay một số yếu tố khác của hợp đồng. Nợ quá hạn là điều không mong muốn của ngân hàng. Tỷ lệ này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ chưa thanh toán bị quá hạn, tỷ lệ này càng cao hiệu quả tín dụng càng thấp. Nó làm giảm hiệu quả tín dụng của ngân hàng và các ngân hàng luôn cố gắng làm giảm tỷ lệ này.

-Chỉ tiêu nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu cho TM = Nợ xấu cho thương mại x 100 Tổng dư nợ cho thương mại

Nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo định quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, đây là tỷ lệ quan trọng nhất phản ánh hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả tín dụng cho thương mại nói riêng. Nợ xấu là nợ khó có khả năng thu hồi và có thể phải được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, nếu tỷ lệ này cao thể hiện hiệu quả tín dụng đang gặp vấn đề, ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng.

-Chỉ tiêu dư nợ có TSBĐ

Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ = Dư nợ cho thương mại có TSBĐ x 100 Tổng dư nợ cho thương mại

Hoặc

Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ = Dư nợ cho thương mại có TSBĐ x 100 Tổng dư nợ có TSBĐ

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi các khoản tín dụng cho thương mại không thu hồi được từ khách hàng, nếu tỷ lệ này là 100% có thể hiểu các khoản tín dụng cho thương mại của ngân hàng là an toàn. Đồng thời với những khoản tín dụng có tài sản đảm bảo, khách hàng cũng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ, vì vậy khả năng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu sẽ thấp hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 37)