Nhóm nhân tố thuộc bên ngoài NHTM và khách hàng

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 43)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc bên ngoài NHTM và khách hàng

Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Đối với hoạt động tín dụng cho kinh doanh thương mại nó cũng bị tác động bởi nhiều nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như: các yếu tố về tỷ giá, lãi suất, lạm phát…do kinh doanh thương mại gắn với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, sử dụng nhiều loại tiền tệ khác nhau.

- Vấn đề tỉ giá: Biến động của tỷ giá cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng kinh doanh thương mại, đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh thương mại là có nguồn thu ngoại tệ sau khi doanh nghiệp đã xuất khẩu hàng hóa, nếu tỷ giá có xu hướng giảm, giá bán ngoại tệ thấp, doanh nghiệp sẽ mất khoản chênh lệch tỷ giá do phải quy đổi sang VND để trả nợ vay ngân hàng cũng như để thanh toán các chi phí khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cho kinh doanh thương mại.

- Nhân tố lãi suất: Sự phù hợp giữa lãi suất cho vay với mức lợi nhuận của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng cho kinh doanh thương mại. Nếu lãi suất vay vốn quá cao, sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, trong trường hợp mức lợi nhuận của doanh nghiệp thấp, các doanh nghiệp sẽ không trả được nợ, hoặc không muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó hoạt động tín dụng cho kinh doanh thương mại của ngân hàng không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tất nhiên hiệu quả tín dụng cũng giảm sút.

thụ hàng hoá, giá cả thị trường, hiệu quả kinh doanh... Do vậy, nó tác động mạnh đến không chỉ hoạt động tín dụng mà còn cả nền kinh tế. Chẳng hạn trong thời kì lạm phát cao sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý và các chính sách của nhà nước. - Môi trường pháp lý tác động đến hoạt động ngân hàng thông qua hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là chủ trương chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.

- Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước sẽ làm tăng cao hay giảm bớt hiệu quả của hoạt động tín dụng điều này nó cần phải được đánh giá trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế hướng về cho kinh doanh thương mại của Nhà nước, thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng sự thay đổi môi trường pháp lí còn có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp cho kinh doanh thương mại mà cụ thể là các chính sách về khuyến khích cho kinh doanh thương mại hay hạn chế nhập khẩu.

Đối thủ cạnh tranh

- Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một xu hướng tất yếu, là động lực cho sự phát triển. Vì lợi ích của bản thân mình nên các NHTM phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, khách hàng thông qua việc gia tăng vốn, công nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn. Kết quả của quá trình cạnh tranh ngân hàng nào có hoạt động hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, ngân hàng nào hoạt động kém hiệu quả sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động và bị thị trường đào thải.

- Khi hội nhập diễn ra những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nước ngoài và liên doanh được gỡ bỏ. Khi đó sự cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam sẽ tăng lên. Sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách các ngân hàng đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho thương mại ở ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2010 và kiến nghị đến năm 2015 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w