7. Bố cục của đề tài
1.2.2. Các mối quan hệ công tác của doanh nghiệp100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoà
1.2.2. Các mối quan hệ công tác của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngoài
Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khi thành lập tại Việt Nam đều phải tuân thủ các qui định của pháp luật về đầu tƣ để đƣợc cấp phép và đƣợc phép thành lập, thuê đất, xây dựng nhà máy tại các địa phƣơng trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình hoạt động sản xuất của mình các doanh nghiệp này phải thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng phải xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ công tác với các nhà đầu tƣ (hay còn gọi là các công ty đa quốc gia, các công ty mẹ ở nƣớc ngoài) và mối quan hệ công tác với các đối tác. So với các doanh nghiệp trong nƣớc thì doanh nghiệp100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có mối quan hệ công tác phức tạp hơn. Vì thế, với năng lực quản lý yếu, kém thì các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ các cấp chính quyền địa phƣơng sẽ khó có thể kiểm soát và thực hiện hiệu quả công tác quản lý của mình đối với các doanh nghiệp này. Từ đó sẽ làm xuất hiện nhiều vấn đề hạn chế trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp này và làm xuất hiện các hiện tƣợng tiêu cực của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: hiện tƣợng “chuyển giá” để trốn thuế, hiện tƣợng vi phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng, v.v...
Theo tác giả Phạm Thị Hải Yến trong đề tài luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Phú Thọ thì muốn quản lý các doanh nghiệp FDI hiệu quả cần hiểu rõ bản chất, cách thức hoạt động của chúng. Nhất là cần phải hiểu rõ về mục tiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
28
nhuận, tự kiểm soát hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, hợp tác với địa phƣơng nƣớc sở tại trên nguyên tắc “cùng có lợi”[81;tr.7]. Hơn nữa, cần phải nắm rõ các nguyên tắc về quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài một cách hợp lệ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong quá trình quản lý đó, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc Việt Nam cần điều hòa các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với các cấp, các ngành quản lý ở Trung ƣơng và địa phƣơng của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý Nhà nƣớc để có thể quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp này. Trong đó, cần có cơ chế quản lý phù hợp để sớm ngăn chặn và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
1.2.2.1. Mối quan hệ công tác với Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan quản lý nhà nƣớc
Mối quan hệ công tác giữa doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng cơ bản đƣợc thực hiện theo các quy định của pháp luật đầu tƣ và các pháp luật có liên quan khác. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi thực hiện các hoạt động đầu tƣ vào Việt Nam đƣợc sự cho phép của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc bằng việc xin giấy phép đầu tƣ. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp này bằng “việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài; Ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài; Hƣớng dẫn các ngành, địa phƣơng trong việc thực hiện các hoạt động liên quan tới hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài; Cấp, thu hồi Giấy phép đầu tƣ; Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc trong việc quản lý hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài; Kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài”[72;tr.33]. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chủ yếu chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các cơ quan quản lý trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhƣ: Cục Hải quan Đồng Nai, Cục thuế tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, v.v…
Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và quản lý hành chính theo sự phân cấp đƣợc quy định trong Luật đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: Thẩm định và cấp giấy phép đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các Khu công nghiệp và các Khu chế xuất; Chỉ đạo, phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai trong việc quản lý hành chính đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng thực hiện chỉ đạo các sở, ngành có liên quan tiến hành các công tác thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
29
Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh cũng thực hiện việc chỉ đạo, đôn đốc việc quản lý Nhà nƣớc trên các lĩnh vực của các sở, ban, ngành và cơ quan chuyên môn đóng trên địa bàn tỉnh nhƣ:
- Cục hải quan Đồng Nai về việc quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu các mặt hàng, sản phẩm, máy móc, nguyên vật liệu liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cục thuế Đồng Nai thực hiện quản lý hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp và hoạt động khai báo, nộp thuế của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện quản lý và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự tác động của nó tới môi trƣờng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. Đồng thời xem xét, cho phép các doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ quản lý các hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào tỉnh Đồng Nai. Phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai để quản lý các hoạt động đầu tƣ theo sự phân cấp quản lý trên cơ sở pháp luật đầu tƣ của Việt Nam.
- Sở Lao động thƣơng binh và Xã hội thực hiện việc quản lý lao động đƣợc sử dụng trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai trong việc thực hiện hoạt động quản lý lao động nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp này. Đồng thời phối hợp các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp trong việc quản lý công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra còn những cơ quan quản lý Nhà nƣớc khác cũng có mối quan hệ công tác với các doanh nghiệp nhƣ: Sở cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai… Đồng thời Chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị - xã hội cũng có các mối liên hệ công tác chặt chẽ với các doanh nghiệp nhƣ: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,….
Ngƣợc lại, Đối với các mối quan hệ công tác với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phƣơng các cấp của tỉnh Đồng Nai thì các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã xây dựng các mối quan hệ công tác chặt chẽ nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Sau đây chúng tôi phân tích mối quan hệ công tác giữa các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với Cục Hải quan Đồng Nai để minh chứng cho vấn đề nêu trên bằng ví dụ nhƣ sau:
Ví dụ : - Xí nghiệp Rostaining Việt Nam, KCN Biên Hòa 2, Biên Hòa, Đồng Nai đã có Công văn số 03/CVPL ngày 17 tháng 05 năm 2013 gửi Cục Hải quan Đồng Nai về việc đề nghị hƣớng dẫn thủ tục pháp lý để chuyển đổi từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp Khu công nghiệp.
30
- Để trả lời văn bản trên Cục hải quản Đồng Nai đã ban hành Công văn số 989/HQĐNa-GSQL ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Cục Hải quan Đồng Nai về việc Phúc đáp công văn số 03/CVPL ngày 17 tháng 05 năm 2013.
Một số ví dụ khác về mối quan hệ công tác giữa các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ sau:
Ví dụ 1: Công văn số 904/2007/CV-KCN của Công đoàn Khu Công nghiệp Đồng Nai ngày 17 tháng 05 năm 2007 về việc Đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp “Có đời sống văn hóa tốt năm 2007”.
Ví dụ 2: Thông báo số 24/TB-KCNĐN của Ban quản các Khu công nghiệp Đồng Nai ngày 22 tháng 01 năm 2009 về việc đăng ký Nội quy lao động Công ty TNHH HossacK Việt Nam, KCN Amata.
Dựa trên cơ sở pháp luật quy định các cơ quan Nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng các cấp của tỉnh Đồng Nai đã thực sự tạo dựng mối quan hệ và quản lý chặt chẽ các hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngƣợc lại các doanh nghiệp này đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhằm thực hiện đƣợc hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
1.2.2.2. Mối quan hệ công tác với công ty mẹ/Công ty đa Quốc gia
Hầu hết các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đều là công ty con hoặc Chi nhánh của các công ty mẹ/Công ty đa Quốc gia ở nƣớc ngoài. Chính vì mối quan hệ công tác giữa các công ty con/ công ty chi nhánh (sau đây gọi là công ty Chi nhánh) ở Việt Nam với các công ty mẹ/Công ty đa Quốc gia (sau đây gọi là Công ty mẹ) ở nƣớc ngoài cũng có nhiều đặc điểm khác biệt nhƣ: Công ty Chi nhánh ở Việt Nam luôn chịu phụ thuộc hoàn toàn về nguồn vốn đầu tƣ của các công ty mẹ ở nƣớc ngoài. Đồng thời các công ty con luôn phải thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch đã đƣợc các Công ty mẹ phê duyệt. Hơn nữa, các công ty này luôn đƣợc đổi mới về công nghệ và do đó sản phẩm của họ ngày càng đạt chất lƣợng cao hơn các sản phẩm cùng chủng loại do các doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất. Hơn nữa trong mối quan hệ này, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã trở thành một đối tác trong việc tiêu thụ máy móc, công nghệ của công ty mẹ và là nơi sản xuất các sản phẩm, hàng hóa giá rẻ cung cấp cho các khách hàng của công ty mẹ. Vì thế, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai nói riêng luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các công ty mẹ ở nƣớc ngoài về mọi mặt. Thậm chí các công ty Chi nhánh thực hiện việc mở rộng hay thu hẹp các sản xuất của mình cũng phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty mẹ.
Ví dụ: Công ty TNHH Mabuchi Motor (Việt Nam) đƣợc thành lập tại nƣớc Việt Nam với 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đƣợc sở hữu bởi tập đoàn Mubuchi Motor với trụ sở chính của tập đoàn đặt tại 430 Matsuhidai, MatsudoShi, Chibaken, Nhật Bản. Thời gian hoạt động của Công ty TNHH Mabuchi Motor tại Việt Nam là 50 năm
31
theo giấy phép số 1495/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp ngày 07-02-1996. Văn phòng chính của Công ty đặt tại số 2, đƣờng 5A, KCN Biên Hòa II, phƣờng Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trong 35 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, sản phẩm chính của Công ty là motor loại nhỏ chuyên dùng cho các thiết bị trong xe hơi, thiết bị âm thanh, công suất hơn 200 triệu sản phẩm/năm. 20% sản phẩm của công ty đƣợc phân phối ở thị trƣờng nội địa (Việt Nam) và 80% sản phẩm đƣợc xuất khẩu. Trong quá trình sản xuất, công ty TNHH Mabuchi Motor luôn đƣợc quan tâm, chỉ đạo và đầu tƣ vốn từ phía tập đoàn Mabuchi Motor Nhật Bản.
Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa công ty Chi nhánh ở Việt Nam và các công ty mẹ ở nƣớc ngoài là mối quan hệ phụ thuộc. Do vậy, nếu công ty mẹ ở nƣớc ngoài bị khủng hoảng thì công ty Chi nhánh sẽ có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, dựa trên mối quan hệ này các công ty Chi nhánh luôn đƣợc sự hỗ trợ về mọi mặt từ phía công ty mẹ nên đã có rất nhiều lợi thế trong việc sản xuất và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc. Nhất là các doanh nghiệp này luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ về cả vốn, thị trƣờng, công nghệ và cả cán bộ quản lý giỏi từ công ty mẹ.
1.2.2.3. Mối quan hệ công tác với các đối tác
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ công ty 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nào ở Việt Nam đều phải xây dựng các mối quan hệ với các đối tác của mình. Một số doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình ở Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ với đối tác chính là các doanh nghiệp, cá nhân, đại lý và ngƣời dân ở Việt Nam.
Ví dụ: “Công ty C.P có trụ sở chính tại khu công nghiệp Biên Hoà II, tỉnh Đồng Nai và có nhiều chi nhánh ở khắp các tỉnh trong cả nƣớc nhƣ: Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Cần Thơ, Tiền Giang, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, Hà Tây… Với mạng lƣới phân phối rộng khắp cả nƣớc...
Sản phẩm của Công ty ngày càng đƣợc khách hàng ƣa chuộng bởi chất lƣợng, giá cả phải chăng và hợp vệ sinh, sản phẩm luôn đƣơc kiểm tra chất lƣợng chặt chẽ. Chính những điều này cùng với mạng lƣới đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm của Công ty khắp cả nƣớc đã tạo điều kiện cho Công ty có một vị trí tốt trên thị trƣờng hiện nay”[68;tr.26]. Đây là công ty mà khách hàng chủ yếu là các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Do đó, Công ty Cổ phần CP Việt Nam đã tuyển dụng 8000 lao động làm việc trong bộ máy của mình thậm chí Công ty này đã có chính sách tuyển dụng nhiều lao động có trình độ cao nhằm phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của các đối tác.
Bên cạnh các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lấy thị trƣờng nội địa và các đối tác trong nƣớc làm trọng tâm thì phần lớn các doanh nghiệp khác khi đầu tƣ vào Việt Nam đều đã đƣợc các tập đoàn/chủ sở hữu xác định đối tác chủ yếu của các doanh nghiệp ở Việt Nam là cá nhân, doanh nghiệp ở nƣớc ngoài. Do vậy, nhiều doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình chỉ chủ yếu
32
nhằm vào mục đích xuất khẩu. Trong mối quan hệ đối tác này đƣợc các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu dựa trên mối quan hệ của công ty mẹ có sẵn.
Một số doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khác khi đầu tƣ vào Việt Nam cũng đã hƣớng vào cả thị trƣờng nội địa và thị trƣờng xuất khẩu. Dựa trên mục tiêu này, các doanh nghiệp đã đồng thời hợp tác với các đối tác trong nƣớc và nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp này có mối quan hệ đối tác tƣơng đối rộng. Do vậy, họ có thể chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhờ vậy họ có thể phát triển