Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lí công tác lưu trữ trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai (Trang 93)

7. Bố cục của đề tài

3.3.2. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên

chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp

Để nâng cao hiệu quả công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, theo chúng tôi, nhân tố quyết định điều này là nhân tố con ngƣời. Khi chính những ngƣời hàng ngày sản sinh ra tài liệu họ nhận thức đƣợc các giá trị của tài liệu thì tình trạng bó gói, tiêu hủy tùy tiện tài liệu sẽ có phần giảm bớt. Đồng thời, khi bản thân những ngƣời sản sinh ra tài liệu có đƣợc những hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ lƣu trữ họ sẽ làm việc khoa học hơn, họ sẽ biết cách sắp xếp gọn gàng và lƣu trữ cận thận những tài liệu của mình để phục vụ cho công việc hàng ngày của họ. Việc cải thiện công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp phải xuất phát từ những con ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản về lƣu trữ doanh nghiệp.

Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp trong hoạt động của mình đã đặt hàng với một số trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ năng để đào tạo các kỹ năng lập hồ sơ và quản lý hồ sơ công việc. Những ngƣời đã đƣợc đào tạo đã am hiểu hơn về việc lập hồ sơ và lƣu trữ những hồ sơ đó phục vụ cho công việc hàng ngày của mình. Từ đó hiệu quả và năng suất lao động của họ đƣợc nâng cao hơn so với trƣớc.

96

Kinh nghiệm một số nƣớc cho thấy các cơ quan lƣu trữ Nhà nƣớc cung cấp các dịch vụ đào tạo, hƣớng dẫn miễn phí hoặc có thu phí về nghiệp vụ lƣu trữ cho các cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp. Khi cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ lƣu trữ sẽ tác động không nhỏ vào năng suất công việc của họ và làm cho họ có thể nhìn nhận đƣợc giá trị của những tài liệu do mình sản sinh trong quá trình giải quyết công việc hàng ngày. Từ thay đổi nhận thức họ sẽ thấy rằng cần thiết phải lƣu trữ những tài liệu của mình phục vụ cho những công việc tiếp theo. Vì thế hiệu quả công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp sẽ đƣợc nâng cao hơn trƣớc.

Thực tế công tác đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lƣu trữ cho các cán bộ, nhân viên lƣu trữ ở Việt Nam còn khá nhiều hạn chế. Chúng ta chỉ mới dừng lại ở việc bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các cán bộ lƣu trữ ở các cơ quan Nhà nƣớc và một số doanh nghiệp Nhà nƣớc. Công tác bồi dƣỡng cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc thực hiện. Điều này cũng xuất phát từ nhận thức còn hạn chế về công tác lƣu trữ doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của cơ quan quản lý lƣu trữ Nhà nƣớc mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

Dựa trên thực tế nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng cơ quan quản lý lƣu trữ Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng phải có các chính sách phù hợp trong việc đào tạo, hƣớng dẫn bồi dƣỡng về nghiệp vụ lƣu trữ cho các cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng có thể tiến hành theo hình thức đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn. Mục đích của các lớp bồi dƣỡng nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp theo hƣớng dẫn của pháp luật lƣu trữ Việt Nam. Những kiến thức lý thuyết và thực hành này phải đƣợc xây dựng phù hợp dựa trên thực tiễn của công tác lƣu trữ doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để chúng có thể áp dụng đƣợc trong loại hình doanh nghiệp này. Cần tránh việc đào tạo, bồi dƣỡng những kiến thức về lƣu trữ mà sau khi học các cán bộ, nhân viên khó hoặc không thể áp dụng đƣợc vào thực tế công việc của mình.

Một phần của tài liệu Tổ chức và quản lí công tác lưu trữ trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)