Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu đo lường sự thoả mãn trong công việc của nhân viên công ty tnhh một thành viên 15 nghệ an (Trang 50)

- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng đử phân tích tình hình phát triển của

dịch vụ xe buýt tại thành phố Thái Bình và mô tả đặc điểm của khách hàng phỏng vấn. Tác giả thực hiện thống kê mô tả cho tất cả các biến quan sát, cho tất cả các nhóm khách hàng, tính tần số cho từng nhóm biến và cho cả mẫu.

- Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpa và phân tích yếu tố khám phá (EFA):

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation).

Hệ số Cronbach Alpha: Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối

cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation): Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao.Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố.

-Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis). Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến (chỉ số) dùng để đánh giá sự thỏa mãn công việc có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không. Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000), các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

-Phân tích tương quan

Ta sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, r có giá trị nằm trong đoạn [-1,1], giá trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính.

+ Nếu r > 0 thì mối liên hệ là tuyến tính thuận. + Nếu r < 0 thì mối liên hệ là tuyến tính nghịch.

+ Nếu r = 0 thì 2 biến không có mối liên hệ tuyến tính.

Phân tích phương sai ANOVA là phương pháp so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Có 2 kỹ thuật phân tích phương sai: ANOVA 1 yếu tố ( một biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau) và ANOVA nhiều yếu tố ( 2 hay nhiều biến để phân loại). Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến phân tích phương sai 1 yếu tố ( One- way ANOVA).

Trước khi phân tích ANOVA, cần kiểm tra xem các số liệu có theo phân bố chuẩn hay không. Phép toán Homogeneity tests cho phép kiểm tra xem có sự đồng nhất phương sai hay không, cũng có nghĩa là số liệu có phân bố chuẩn hay không. Homogeneity tests kiểm tra với giả thiết Ho: có sự đồng nhất phương sai của số liệu; đối thiết H1: Không có sự đồng nhất phương sai của các số liệu.

-Phân tích hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình:

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + … + βi*Xi Trong đó:

Y: mức độ thỏa mãn chung trong công việc của nhân viên

Xi: các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc tại công ty β0: hằng số

βi: các hệ số hồi quy (i > 0)

Để đánh giá kết quả phân tích hồi quy, các kiểm định được sử dụng thường xuyên là:

- Sự liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc: được xác định thông qua phân tích sự tương quan sử dụng phân tích tương quan hạng Person.

- Phân phối chuẩn của phần dư: Thông qua biểu đồ phân phối của phần dư và P – P plot cho thấy phần dư có phân phối chuẩn khi trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1.

- Phương sai phần dư không đổi: Kiểm định này được xác định thông qua phân tích tương quan hạng Spearman, giá trị Sig của mỗi nhân tố độc lập đều đạt mức nhỏ hơn 0.05 thì phương sai phần dư là không đổi.

- Kiểm định tự tương quan giữa các phần dư: Được xác định thông qua hệ số Durbin-Watson, theo Theo Hair & ctg (1998,111), hệ số Durbin-Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 sẽ đảm bảo được sự liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố độc lập.

- Kiểm định tính đa cộng tuyến: Thông qua hệ số VIF(Variance inflation factor) nhỏ hơn 5 thì được xác định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, theo Theo Hair & ctg (1998,111).

Kết quả từ mô hình sẽ giúp ta xác định được nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thỏa mãn công việc chung của nhân viên Công ty TNHH 1 TV 1/5 Nghệ An.

Tóm tắt Chương 2

Trong nội dung Chương 2, tác giả đã nêu lên những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này, bao gồm các tiến trình thực hiện nghiên cứu, tiến trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, khảo sát và xử lý số liệu. Tiếp theo là các quy trình phân tích số liệu được sử dụng nhằm nêu lên được thực trạng công tác nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc, thông qua phân tích số liệu thứ cấp thu thập từ công ty và phân tích số liệu sơ cấp thu được từ quá trình khảo sát. Các phương pháp được áp dụng là phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích phương sai, phân tích hồi quy. Kèm theo với việc nên lên các phương pháp phân tích sử dụng trong bài, tác giả cũng đã chỉ ra từng tiêu chuẩn sử dụng trong các phân tích này, điều này sẽ giúp cho công việc phân tích tập trung hơn và dễ hiểu hơn.

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV 1/5 Nghệ An

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH MTV 1/5 Nghệ An được thành lập vào năm 1958, đến nay đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và mang những tên gọi khác nhau. Từ khi ra đời đến nay, nông trường 1/5 đã trải qua rất nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo của ban lãnh đạo cũng với tinh thần đoàn kết của mọi người tại nông trường, nông trường cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp trên giao ở từng thời kỳ và từng giai đoạn khác nhau.

Ngày 1/5/1958, thực hiện chủ trương của Quân Ủy trung ương và mệnh lệnh của Bộ Quốc Phòng, Trung đoàn 93 ( sư đoàn 324) trên 1.300 cán bộ, chiến si đã tiến quân lên miền Tây xứ Nghệ khai mở vùng đát mới lấy tên gọi là nông trường 1-5.

Giai đoạn từ 1958 đến 1964, là thời ky khai hoang mở rộng diện tích trồng mới, phát triển cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài. Giai đoạn này, nhiều chiến dịch được mở ra, nhiều phong trào thi đua được phát động như: chiến dịch khai hoang trồng mới cao su, cà phê; chiến dịch chống rét, chông hạn; phong trào thi đua lao động sản xuất: “ ngày không giờ, tuần không thứ”, mưa to coi như mưa nhỏ, mưa nhỏ coi như không mưa… Những chiến dịch, phong trào thi đua ấy đã cổ vũ tinh thần thi đua lao động sản xuất và đã xuất hiện nhiều tập thể cá nhân xuất sắc.

Giai đoạn từ 1965 đến 1975, giai đoạn chuyển thời bình sang thời chiến, cán bộ công nahan Nông trường 1/5 vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đâú chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong thời kỳ này đã dấy lên các phong trào cách mạng sôi nổi như: “ 3 sẵn sàng, 5 xung kích”, “ Thi đua xây dựng tổ đội lao động XHCN”, “sáng kiến hay, tay nghề giỏi”….Cán bộ, công nhân viên chức của nông trường bám trụ kiên cường, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp để phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, thực phẩm đảm bảo đời sống gia đình, đồng thời phục vụ cho các đơn vị đứng chân trên địa bàn, chi viện cho tiền tuyến về người và của. Nông trường đã cử hàng ngàn cán bộ, con em công nhân ra tiền tuyến miền Nam đánh giặc Mỹ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với

các đơn vị chủ lực vừa trực tiếp bắn máy bay bảo về các mục tiêu quân sự, mở tuyến đường 15B dài 30km từ dốc Bò Lăn về dốc Lụi.

Sau giai đoạn năm 1975, đất nước thống nhất, Nông trường quốc doanh 1/5 thực hiện nhiệm vụ mới, vừa bổ sung hàng trăm cán bộ lãnh đạo, quản lý, kỹ thuật vào xây dựng kinh tế ở các tỉnh phía Nam, các tỉnh Tây Nguyên, vừa chia tách thành lập Nông trường 22/12 theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm. Về sản xuất, đây là thời kỳ thay đổi cả nếp nghĩ, cách làm theo cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN, trong khi cơ chế bao cấp còn in sâu vào trong nếp nghĩ, cách làm. Song với truyền thống cần cù dũng cảm, sáng tạo, cán bộ CNVC đơn vị đã nhanh chóng thích ứng, vận dụng cơ chế mới trong mọi hoạt động. Vườn cây cao su được tăng cường chăm sóc, quản lý kỹ thuật chặt chẽ. Thực hiện cơ chế khoán đúng, kết hợp chặt chẽ 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể và người lao động, do vậy sản lượng thu hoạch tăng, kéo dài tuổi thọ vườn cây. Các loại cây cam, cà phê cũng được giao khoán hợp lý, người lao động được giao quyền làm chủ. Nhờ vậy, đơn vị đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đời sống công nhân được đảm bảo, các hộ gia đình nô nức nhận đất, có ý thức đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Thời kỳ 1993 đến nay là giai đoạn đơn vị phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách: vườn cây dài ngày hết chu kỳ khai thác, máy móc thiết bị, nhà xưởng qua thời gian sử dụng cần thay thế, công nghệ trồng trọt, chế biến lạc hậu… ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của cán bộ, công nhân viên. Để phù hợp với tình hình mới, đơn vị đã được UBND tỉnh đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ: Công ty đầu tư phát triển vùng dân tộc miền núi Nghĩa Đàn (8/1997), rồi Công ty cây ăn quả Nghệ An (12/2000) và từ năm 2010 đến nay thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị chuyển thành Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An. Một lần nữa vượt qua mọi khó khăn, phát huy truyền thống đoàn kết, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, con người, lao động, thu hút đầu tư vốn khoa học kỹ thuật, cải tiến công tác quản lý điều hành… nên đơn vị đã có bước phát triển mới; sản xuất phát triển, đời sống cán bộ CNVC cơ bản ổn định và tăng trưởng; sản phẩm, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước.

Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến nay đơn vị nộp ngân sách Nhà nước bình quân 4 tỷ đồng/năm, riêng năm 2010 nộp ngân sách gần 9 tỷ đồng; Đảng bộ liên tục được công nhận đảng bộ TSVM, nhiều năm liền đạt TSVM tiêu biểu, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể được công nhận vững mạnh xuất sắc. Nhìn lại chặng đường 55 năm xây dựng và trưởng thành, chúng ta tự hào bởi từ khi thành lập đến nay, Nông trường 1/5 và nay là Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An luôn khẳng định vai trò hạt nhân kinh tế Nhà nước đối với sự phát triển của vùng. Đơn vị luôn làm tốt vai trò là trọng tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội trên địa bàn, xây dựng tốt mối liên minh công nông với bà con nông dân. Từ một vùng rừng núi hoang vu, chúng ta đã có một doanh nghiệp nhà nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển khá toàn diện, đầy đủ, điện sinh hoạt, điện sản xuất phủ kín 100% các đơn vị, đường giao thông đi lại dễ dàng.

Đơn vị đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận tặng thưởng 20 huân, huy chương, 25 cờ thi đua các loại, trong đó vinh dự nhất ngày 2/8/1998 đã được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân "Vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Vinh dự, tự hào với truyền thống vẻ vang, đơn vị càng quyết tâm phát triển hơn nữa, tạo điểm nhấn cho Thị trấn Nghĩa Đàn phát triển... Trước mắt là tập trung hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2013; chăm lo xây dựng, phát triển kinh tế toàn diện; liên kết với các đơn vị bạn tìm kiếm thị trường, vốn; quan tâm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBCNVC; bảo toàn phát triển vốn Nhà nước; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng cơ chế phù hợp; phát triển sản xuất gắn với giải quyết việc làm, thu nhập lao động và những vấn đề xã hội khác..

3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH MTV 1/5 Nghệ An

3.1.3 Ngành nghề kinh doanh

Công ty TNHH Một thành viên 1/5 Nghệ An kinh doanh các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:

Bảng 3.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty

STT Ngành nghề kinh doanh

1 Chăn nuôi trâu bò 2 Chăn nuôi dê cừu 3 Chăn nuôi lợn 4 Chăn nuôi gia cầm

5 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản 6 Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn

cho gia súc, gia cầm và thủy sản Giám đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Hành chính nhân sư Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ thuật Đội sản xuất 2 Đội sản xuất 1 Đội sản xuất 3

7

-Sản xuất kinh doanh các sản phẩm và giống cây từ cây công nghiệp, cây ăn quả; kinh doanh gia súc gia cầm.

-Khai thác chế biến kinh doanh nông sản. -Sản xuất kinh doanh phân bón,

-Khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng -Tư vấn hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm - Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống, thể thao, giải trí

3.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn (2011-2013) 2013)

Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV 1/5 Nghệ An. ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 57.846 89.919 123.379 32.073 55,4% 33.460 37,2% Lợi nhuận 301 441 759 140 46,5% 318 72,1%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH 1/5 NghệAn Số liệu trên, cho thấy tình hình doanh thu lợi nhuận tại công ty TNHH MTV 1/5 Nghệ An có xu hướng tăng trong thời gian qua.

Năm 2011, doanh thu của công ty đạt mức 57.846 triệu đồng và năm 2012 doanh thu đạt mức 89.919 triệu đồng và đạt tốc độ tăng là 55,4%. Kết quả của tăng doanh thu cũng

Một phần của tài liệu đo lường sự thoả mãn trong công việc của nhân viên công ty tnhh một thành viên 15 nghệ an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)