Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach-alpha

Một phần của tài liệu đo lường sự thoả mãn trong công việc của nhân viên công ty tnhh một thành viên 15 nghệ an (Trang 72)

Việc kiểm thang đo bằng hệ số Cronbach-alpha nhằm mục tiêu khẳng định lại khái niệm từng nhân tố trong câu trả lời của nhân viên công ty, người được hỏi có đồng ý về khái niệm của các nhân tố được thể hiện qua các biến quan sát biểu diễn cho nhân tố đó hay không. Hệ số tương quan biến - tổng là chỉ tiêu đánh giá cho vấn đề này, nếu như các biến quan sát có sự tương quan chặt chẽ với nhân tố mà chúng biểu diễn thì kết quả thang đo nghiên cứu đưa ra hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy.

3.3.3.1 Kiếm định thang đo Tiền lương

Bảng 3. 17 Kiểm định thang đo Tiền lương Tiền lương- Cronbach-alpha= 0.945

Trung bình nếu

loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Tien_luong1 10.28 .885 .922

Tien_luong2 10.32 .868 .927

Tien_luong3 10.38 .822 .941

Tien_luong4 10.34 .895 .919

Nguồn Kết quả phân tích SPSS

Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát biểu thị thang đo Tiền lương là cao, toàn bộ trên 0.8, điều này cho thấy nhân viên đánh giá rằng thang đo Tiền lương gồm các biến quan sát đã đưa ra. Hệ số Cronbach-alpha bằng 0.945 ở mức rất cao cho thấy, dữ liệu khảo sát là hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy, vì vậy thang đo được giữ nguyên để thực hiện các phân tích tiếp theo.

3.3.3.2 Kiểm định thang đo Môi trường làm việc

Bảng 3.18 Kiểm định thang đo Môi trường làm việc Môi trường - Cronbach-alpha= 0.890

Trung bình nếu

loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Moi_truong1 11.40 .769 .855

Moi_truong2 11.33 .742 .865

Moi_truong3 11.36 .771 .854

Moi_truong4 11.43 .752 .861

Nguồn Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach-alpha của thang đo Môi trường ở mức cao, cho thấy dữ liệu khảo sát hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7, thể hiện các biến có sự tương quan chặt chẽ với nhân tố mà chúng biểu diễn. Như vậy dữ liệu dành cho thang đo này được giữ lại và sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

3.3.3.3 Kiểm định thang đo Đồng nghiệp

Bảng 3.19 Kiểm định thang đo Đồng nghiệp Đồng nghiệp - Cronbach-alpha= 0.888

Trung bình nếu

loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Dong_nghiep1 11.34 .806 .836

Dong_nghiep2 11.34 .770 .851

Dong_nghiep3 11.30 .747 .860

Dong_nghiep4 11.53 .706 .876

Nguồn Kết quả phân tích SPSS

Kết quả cho thấy, hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát trong nhân tố ở mức cao trên 0.7, thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa các biến và nhân tố chúng biểu diễn. Hệ số Cronbach-alpha của nhân tố này là 0.888, ở mức khá cao, cho thấy dữ liệu khảo sát là hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy. Dữ liệu này được giữ nguyên trong các phân tích tiếp theo.

3.3.3.4 Kiểm định thang đo Lãnh đạo

Bảng 3. 20 Kiểm định thang đo Lãnh đạo Lãnh đạo - Cronbach-alpha= 0.898

Trung bình nếu

loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Lanh_dao1 11.75 .748 .877

Lanh_dao2 11.85 .796 .859

Lanh_dao3 11.85 .769 .870

Lanh_dao4 12.08 .784 .865

Nguồn Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số tương quan biến- tổng ở mức khá cao, trên 0.7, thể hiện sự tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát với nhân tố mà chúng biểu diễn. Hệ số Cronbach-alpha đạt mức cao là 0.898, như vậy dữ liệu khảo sát là đảm bảo độ tin cậy.

3.3.3.5 Kiểm định thang đo Đào tạo

Bảng 3.21 Kiểm định thang đo Đào tạo Đào tạo - Cronbach-alpha= 0.897

Trung bình nếu

loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Dao_tao1 11.04 .735 .882

Dao_tao2 11.30 .778 .866

Dao_tao3 11.22 .786 .862

Dao_tao4 11.26 .798 .857

Nguồn Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach-alpha đạt mức cao 0.897, thể hiện dữ liệu khảo sát là đảm bảo độ tin cậy, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát đều ở mức cao, điều này cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát và nhân tố mà chúng biểu diễn. Như vậy dữ liệu cho thang đo này sẽ được giữ lại và sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

3.3.3.6 Kiểm định thang đo Thăng tiến

Bảng 3.22 Kiểm định thang đo Thăng tiến Thăng tiến - Cronbach-alpha= 0.844

Trung bình nếu

loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Thang_tien1 11.85 .693 .796

Thang_tien2 11.75 .723 .783

Thang_tien3 11.53 .629 .823

Thang_tien4 11.75 .674 .805

Nguồn Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach-alpha đạt mức cao là 0.844, thể hiện độ tin cậy cao của dữ liệu khảo sát, hệ số tương quan biến- tổng đều ở mức trên 0.6, vẫn hoàn toàn đảm bảo được mức độ tương quan giữa các biến quan sát và nhân tố. Vì vậy dữ liệu khảo sát của thang đo này được giữ nguyên trong các phân tích tiếp theo.

3.3.3.7 Kiểm định thang đo Hài lòng công việc

Bảng 3.23 Kiểm định thang đo Hài lòng công việc Hài lòng- Cronbach-anpha= 0.889

Trung bình nếu

loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Hai_long1 11.26 .807 .837

Hai_long2 11.36 .737 .864

Hai_long3 11.08 .658 .892

Hai_long4 11.22 .827 .830

Nguồn Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach-alpha của nhóm này là cao, thể hiện độ tin cậy của dữ liệu khảo sát, hệ số tương quan biến- tổng giữac các biến quan sát và nhân tố đạt mức cao trên 0.6, vì thế dữ liệu của thang đo đảm bảo được độ tin cậy, và chính xác. Dữ liệu này được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.3.4.1 Phân tích nhân tố cho biến độc lập 3.3.4.1 Phân tích nhân tố cho biến độc lập

Kết quả trong phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục tiêu khẳng định lại các nhân tố có sự tác động tới sự hài lòng của nhân viên, trong số 06 nhân tố ban đầu tác giả đưa ra trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 3. 24 Tổng hợp phân tích nhân tố

Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 Nhân

tố Tien_luong4 .878 Tien_luong1 .862 Tien_luong2 .859 Tien_luong3 .859 Tiền lương Dao_tao2 .864 Dao_tao3 .850 Dao_tao4 .832 Dao_tao1 .820 Đào tạo Lanh_dao2 .852 Lanh_dao1 .811 Lanh_dao4 .801 Lãnh đạo

Lanh_dao3 .786 Dong_nghiep1 .819 Dong_nghiep2 .802 Dong_nghiep3 .778 Dong_nghiep4 .766 Đồng nghiệp Moi_truong2 .839 Moi_truong1 .830 Moi_truong3 .822 Moi_truong4 .737 Môi trường Thang_tien4 .797 Thang_tien2 .796 Thang_tien1 .772 Thang_tien3 .715 Thăng tiến KMO= 0.886 Bartlett's Test : Sig= .000 Phương sai trích= 77.152 Eigenvalues= 1.211

Nguồn Kết quả phân tích SPSS Kết quả phân tích cho thấy:

-Hệ số KMO bằng 0.886, cho thấy kết quả phân tích nhân tố là đảm bảo độ chính xác.

-Kiểm định Bartlet cho hệ số Sig= 0.000 cho thấy, mức ý nghĩa thống kê của dữ liệu phân tích là đảm bảo.

-Phương sai trích bằng 77.152, cho thấy sự biến thiên của các nhân tố được đưa ra từ mô hình sẽ giải thích được 77.15% sự biến thiên của tổng thể. Đây là một tỷ lệ khá cao.

-Hệ số Eigenvalues của nhân tố thứ 6 lớn hơn 1, điều này khẳng định lại rằng có 06 nhân tố có sự tác động tới tổng thể.

-Hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát đại diện cho từng nhân tố là đều lớn hơn 0.5, điều này cho thấy việc phân tích EFA là đảm bảo, và có sự ảnh hưởng của từng biến quan sát tới nhân tố mà các biến đó biểu diễn.

Kết quả phân tích nhân tố được lưu tự động vào phần mềm và sẽ đại diện cho các nhân tố trong phân tích tiếp theo. Như vậy có thể tổng hợp lại rằng có 06 nhân tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát, đó là nhân tố Tiền lương, Đào tạo, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Môi trường, Thăng tiến.

3.3.4.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc như sau.

Bảng 3.25 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Biến Hệ số tải Hai_long4 .911 Hai_long1 .900 Hai_long2 .855 Hai_long3 .795 KMO= 0. 829 Phương sai trích = 75.097 Sig=0.000

Kết quả phân tích này cũng cho thấy, việc phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc là hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy, với hệ số KMO= 0.829, các biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc có thể giải thích được 75.09% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Nhân tố phụ thuộc gồm các biến là Hai_long4, Hai_long1, Hai_long2, Hai_long3.

3.3.5 Phân tích tương quan và hồi quy 3.3.5.1 Phân tích tương quan 3.3.5.1 Phân tích tương quan

Để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, công việc phân tích tương quan sẽ được thực hiện với việc sử dụng phân tích tương quan Pearson. Kết quả phân tích tương quan được thể hiện như sau.

Bảng 3.26 Phân tích tương quan Tiền

lương Đào tạo Lãnh đạo

Đồng nghiệp

Môi

trường Thăng tiến Hài lòng Tiền lương 1 .000* .000* .000* .000* .000* .407** Đào tạo .000* 1 .000* .000* .000* .000* .246** Lãnh đạo .000* .000* 1 .000* .000* .000* .478**

Đồng nghiệp .000* .000* .000* 1 .000* .000* .317 ** Môi trường .000* .000* .000* .000* 1 .000* .354** Thăng tiến .000* .000* .000* .000* .000* 1 .263** Hài lòng .407** .246** .478** .317** .354** .263** 1

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS bằng phần mềm SPSS 16.0 Với kết quả phân tích tương quan trên đây, có thể thấy rằng:

- Giữa các biến độc lập với nhau, hệ số tương quan đều bằng 0, và giá trị Sig đều bằng 1, điều này cho thấy, giữa các biến độc lập là hoàn toàn không có sự tương quan nào.

- Giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, hệ số tương quan có giá trị khác 0, và giá trị Sig tương ứng đều bằng 0.000, là rất nhỏ so với 0.05, vì thế, có thể khẳng định, giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là có sự tương quan tuyến tính với hệ số tương quan ở đây chính là hệ số Pearson Correlation, được đưa ra từ ma trận tương quan.

3.3.5.2 Phân tích hồi quy

Việc phân tích nhân tố khám phá EFA đã đưa ra được các nhân tố đại diện trong quá trình phân tích hồi quy dành cho biến độc lập các biến này được lưu tự động vào phần mềm với việc thực hiện tính toàn chuẩn hóa để đưa ra được những nhân tố đại diện có mức tin cậy cao. Từ đó, các nhân tố được sử dụng trong phân tích hồi quy và cho ra kết quả phân tích như sau.

Bảng 3.27 Tổng hợp phân tích hồi quy Mô hình

Mô tả biến thiên Mô hình R R bình phương R bp hiệu chỉnh R bp biến

đổi F biến đổi

Durbin- Watson 1 .866a .749 .741 .749 96.079 1.555 ANOVAb Mô hình Tổng bp df Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Hồi quy 69.246 6 11.541 96.079 .000a Phần dư 23.183 193 .120 1 Tổng 92.430 199 Hệ số hồi quy Chưa hiệu chỉnh Đã hiệu chỉnh

B

Phương

sai Beta t Mức ý nghĩa VIF

Hằng số 3.744 .025 152.761 .000 Tiền lương .277 .025 .407 11.283 .000 1.000 Đào tạo .168 .025 .246 6.835 .000 1.000 Lãnh đạo .326 .025 .478 13.250 .000 1.000 Đồng nghiệp .216 .025 .317 8.793 .000 1.000 Môi trường .241 .025 .354 9.812 .000 1.000 Thăng tiến .179 .025 .263 7.300 .000 1.000

Nguồn Kết quả phân tích SPSS Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:

-Hệ số R bình phương hiệu chỉnh 0.741 thể hiện rằng, có 74% sự biến thiên của sự hài lòng với công việc của nhân viên được giải thích bằng sự biến thiên về mức độ hài lòng của 06 nhân tố trong mô hình.

-Hệ số F= 96.079 và Sig= 0.000 trong phân tích ANOVA cho thấy kết quả của phân tích hồi quy là hoàn toàn đảm bảo mức độ tin cậy.

-Bảng hệ số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê cho mỗi nhân tố đều là 0.000, nhỏ hơn mức tối đa cho phép là 0.05, vì thế mà tất cả các biến độc lập đều có sự tác động tới biến phụ thuộc là sự hài lòng của nhân viên, không có biến nào bị loại bỏ khỏi mô hình.

3.3.5.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy

Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên 5 giả định:

1/ Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập 2/ Không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

3/ Giả định phần dư có phân phối chuẩn 4/ Giả định phương sai của sai số không đổi 5/ Giả định về tính độc lập của các phần dư

Kiểm tra sự vi phạm giả thiết được thực hiện như sau:

Về giả định 1: Kết quả kiểm định cho thấy có mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc dựa theo kết quả phân tích tương quan hạng Pearson đã trình bày ở trên. Đồng thời các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, và hệ số của đường thẳng tuyến tính là hệ số tương quan đã được xác định qua phân tích tương quan hạng Pearson.

Về giả định 2: Kiểm tra hệ số VIF (Variance inflation factor) nhỏ hơn 5 chứng tỏ không vi phạm giả định đa cộng tuyến.

Về giả định 3: Thông qua biểu đồ phân phối của phần dư và P – P plot cho thấy phần dư có phân phối chuẩn: trị trung bình gần bằng 0 (3.29E-16) và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (0.985).

Biểu đồ 3.1 Phân phối phần dư

Về giả định 4: Sử dụng phương pháp phân tích tương quan hạng Spearman giữa phần dư với các biến độc lập cho thấy giả thiết này không bị vi phạm (.sig >0.05).

Về giả định 5: Kiểm định Durbin – Watson có giá trị 1.555 (xấp xỉ 2) suy ra tương quan giữa các phần dư rất nhỏ.

Như vậy, các giả thiết của phân tích hồi qui tuyến tính không bị vi phạm. Kết quả phân tích hồi qui là đáng tin cậy.

Phương trình hồi quy được xây dựng như sau:

Hài lòng= 0.478*Lãnh đạo+ 0.407*Tiền lương+ 0.354* Môi trường+ 0.317* Đồng nghiệp+ 0.263* Thăng tiến+ 0.246* Đào tạo.

Từ phương trình hồi quy có thể thấy, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của nhân viên là nhân tố Lãnh đạo, với hệ số ảnh ưởng là 0.478, nhân tố Tiền lương ảnh hưởng thứ hai với hệ số ảnh hưởng là 0.407, nhân tố ảnh hưởng thứ ba là Môi trường với

hệ số ảnh hưởng là 0.354, nhân tố ảnh hưởng thứ tư là Đồng nghiệp với hệ số ảnh hưởng là 0.317, nhân tố ảnh hưởng thứ năm là: Thăng tiến với hệ số 0.263, nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là Đào tạo với hệ số 0.246.

Từ đây, các giả thuyết nghiên cứu ban đầu được kiểm định như sau: Bảng 3.28 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kiểm định Hệ số

H1: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn chung trong công việc của nhân viên với yếu tố tiền lương

Được chấp nhận 0.407 H2: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn

chung trong công việc của nhân viên với yếu tố môi trường làm việc.

Được chấp nhận 0.354 H3: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn

chung trong công việc của nhân viên với yếu tố đồng nghiệp

Được chấp nhận 0.317 H4: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn

chung trong công việc của nhân viên với yếu tố thăng tiến

Được chấp nhận 0.263 H5: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn

chung trong công việc của nhân viên với yếu tố lãnh đạo

Được chấp nhận 0.478

H6: Tồn tại mối quan hệ đống biến giữa sự thỏa mãn chung trong công việc của nhân viên với yếu tố đào tạo.

Được chấp nhận 0.246

Với kết quả này, có thể thấy, việc nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc có thể được tác động tốt nhất thông qua các nhân tố là Lãnh đạo, Tiền lương, nếu như sự hài lòng của nhân viên về hai nhân tố này càng cao thì sự hài lòng chung càng cao. Hai yếu tố Môi trường làm việc và Đồng nghiệp nếu có sự hài lòng tăng lên thì cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới sự hài lòng của nhân viên công ty. Hai nhân tố Thăng tiến và

Một phần của tài liệu đo lường sự thoả mãn trong công việc của nhân viên công ty tnhh một thành viên 15 nghệ an (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)