Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên 5 giả định:
1/ Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập 2/ Không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
3/ Giả định phần dư có phân phối chuẩn 4/ Giả định phương sai của sai số không đổi 5/ Giả định về tính độc lập của các phần dư
Kiểm tra sự vi phạm giả thiết được thực hiện như sau:
Về giả định 1: Kết quả kiểm định cho thấy có mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc dựa theo kết quả phân tích tương quan hạng Pearson đã trình bày ở trên. Đồng thời các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, và hệ số của đường thẳng tuyến tính là hệ số tương quan đã được xác định qua phân tích tương quan hạng Pearson.
Về giả định 2: Kiểm tra hệ số VIF (Variance inflation factor) nhỏ hơn 5 chứng tỏ không vi phạm giả định đa cộng tuyến.
Về giả định 3: Thông qua biểu đồ phân phối của phần dư và P – P plot cho thấy phần dư có phân phối chuẩn: trị trung bình gần bằng 0 (3.29E-16) và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (0.985).
Biểu đồ 3.1 Phân phối phần dư
Về giả định 4: Sử dụng phương pháp phân tích tương quan hạng Spearman giữa phần dư với các biến độc lập cho thấy giả thiết này không bị vi phạm (.sig >0.05).
Về giả định 5: Kiểm định Durbin – Watson có giá trị 1.555 (xấp xỉ 2) suy ra tương quan giữa các phần dư rất nhỏ.
Như vậy, các giả thiết của phân tích hồi qui tuyến tính không bị vi phạm. Kết quả phân tích hồi qui là đáng tin cậy.
Phương trình hồi quy được xây dựng như sau:
Hài lòng= 0.478*Lãnh đạo+ 0.407*Tiền lương+ 0.354* Môi trường+ 0.317* Đồng nghiệp+ 0.263* Thăng tiến+ 0.246* Đào tạo.
Từ phương trình hồi quy có thể thấy, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của nhân viên là nhân tố Lãnh đạo, với hệ số ảnh ưởng là 0.478, nhân tố Tiền lương ảnh hưởng thứ hai với hệ số ảnh hưởng là 0.407, nhân tố ảnh hưởng thứ ba là Môi trường với
hệ số ảnh hưởng là 0.354, nhân tố ảnh hưởng thứ tư là Đồng nghiệp với hệ số ảnh hưởng là 0.317, nhân tố ảnh hưởng thứ năm là: Thăng tiến với hệ số 0.263, nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là Đào tạo với hệ số 0.246.
Từ đây, các giả thuyết nghiên cứu ban đầu được kiểm định như sau: Bảng 3.28 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Kiểm định Hệ số
H1: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn chung trong công việc của nhân viên với yếu tố tiền lương
Được chấp nhận 0.407 H2: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn
chung trong công việc của nhân viên với yếu tố môi trường làm việc.
Được chấp nhận 0.354 H3: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn
chung trong công việc của nhân viên với yếu tố đồng nghiệp
Được chấp nhận 0.317 H4: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn
chung trong công việc của nhân viên với yếu tố thăng tiến
Được chấp nhận 0.263 H5: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa sự thỏa mãn
chung trong công việc của nhân viên với yếu tố lãnh đạo
Được chấp nhận 0.478
H6: Tồn tại mối quan hệ đống biến giữa sự thỏa mãn chung trong công việc của nhân viên với yếu tố đào tạo.
Được chấp nhận 0.246
Với kết quả này, có thể thấy, việc nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc có thể được tác động tốt nhất thông qua các nhân tố là Lãnh đạo, Tiền lương, nếu như sự hài lòng của nhân viên về hai nhân tố này càng cao thì sự hài lòng chung càng cao. Hai yếu tố Môi trường làm việc và Đồng nghiệp nếu có sự hài lòng tăng lên thì cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới sự hài lòng của nhân viên công ty. Hai nhân tố Thăng tiến và Đào tạo được đánh giá có mức ảnh hưởng tương đối thấp, cho thấy người lao động không quan tâm đến hai yếu tố này nhiều, có thể nguyên nhân do đa phần lao động là người lao động chân tay, trình độ không cao, nên ít quan tâm đến sự thăng tiến và đào tạo, chỉ có nhóm nhân viên có trình độ và có khả năng thăng tiến vào các vị trí cấp cao trong công ty mới có sự quan tâm tới hai yếu tố này.