Trong bước thiết kế nghiên cứu định tính tác giả xây dựng theo các giai đoạn sau: - Xác định các thông tin thứ cấp cần thiết và nguồn gốc thông tin: Đó là các số liệu liên quan tới đề tài: số liệu về nhân viên, các nhân tố tác động tới sự hài lòng của nhân viên.
- Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp: Ngoài việc thảo luận nhóm trao đổi thông tin thì tác giả còn tiến hành phỏng vấn chuyên gia trong ban lãnh đạo công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An bao gồm:
+ Ý kiến của các nhà quản lý nhân sự
+ Thảo luận tập trung, trực tiếp từ người lao động + Kỹ thuật đóng vai của chính bản thân
Trong quá trình nghiên cứu, đã tham khảo ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo trong Công ty:
1. Ông Nguyễn Đăng Trinh, Trưởng phòng tổ chức hành chính. 2. Ông Hồ Văn Giai, Trưởng phòng kinh doanh.
Các câu hỏi đặt ra đối với các cán bộ lãnh đạo là:
1. Trong Công ty vấn đề bức xúc về quản lý nhân sự và động viên theo ông (bà) là gì? Công ty đã làm gì để khắc phục nó?
2. Đối với người lao động khi làm việc họ phải bỏ sức lao động, sự cố gắng và thời gian vây họ thường mong đợi điều gì từ Công ty và Ban lãnh đạo?
3. Với đặc thù là doanh nghiệp Nhà nước, vậy theo ông (bà) người lao động thường quan tâm nhiều về điều gì nhất?
4. Trong Công ty hoạt động sản xuất về nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp người lao động thường quan tâm điều gì?
- Quy mô mẫu: Bản chất của nghiên cứu định tính là một nghiên cứu khám phá. Các nghiên cứu định tính thường được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu. Đối với đề tài này, tác giả đã chọn ra 9 nhân viên trong công ty để tiến hành nghiên cứu định tính và cần có sự đồng nhất về đặc điểm công việc về độ tuổi để thực hiện khâu gạn lọc. Các câu hỏi đặt ra là:
1. Vấn đề gì anh (chị) quan tâm nhất khi làm việc tại Công ty?
2. Những yếu tổ nào anh chị chưa thỏa mãn khi làm việc tại Công ty? 3. Anh (chị) kỳ vọng, mong muốn điều gì nhất từ ban lãnh đạo Công ty?
4. Cho họ xem một số yếu tố trong mô hình đề xuất, xem yếu tố nào là quan trọng nhất đối với họ và phù hợp với thực trạng của Công ty.