Bảng 3.7 Phân bố theo Độ tuổi
Độ tuổi Số lượng Phần trăm
Dưới 30 tuổi 53 26.5
Từ 31 đến 40 tuổi 61 30.5
Trên 40 tuổi 86 43.0
Tổng 200 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả cho thấy, nhân viên công ty có độ tuổi chủ yếu là trên 40 tuổi, với tỷ lệ cao nhất là 43%, nhóm tuổi nhiều tiếp theo là từ 31 đến 40 tuổi với 31%, nhóm độ tuổi trẻ là 26%. Như vậy người lao động chủ yếu là người có nhiều kinh nghiệm, làm việc lâu năm tại nông trường. Số lượng lao động trẻ gần đây có sự tăng lên để bổ sung lượng lao động có sức trẻ, nhiệt huyết, nhưng việc bổ sung thay thế lượng nhân lực này còn chậm.
3.3.1.2 Phân bố theo Trình độ học vấn Bảng 3.8 Phân bố theo Trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Phần trăm Trên Đại học 2 1.0 Đại học 18 9.0 Cao đẳng 55 27.5 Trung cấp 13 6.5 Khác 112 56.0 Tổng 200 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công ty còn chưa cao, cụ thể chỉ có 2 cán bộ có trình độ trên Đại học, 18 người có trình độ Đại học, Cao đẳng là 55 người, 13 người Trung cấp, và tới 112 người trình độ dưới Trung cấp. Nhân viên chủ yếu hoạt động trong các tổ sản xuất, phục vụ, ít có yêu cầu về chuyên môn mà chủ yếu là yêu cầu về kinh nghiệm cũng như sự chăm chỉ trong công việc. Các bộ phận lãnh đạo, kỹ thuật trồng trọt, văn phòng thì yêu cầu trình độ cao hơn, nhưng tỷ lệ nhóm này không cao.
3.3.1.4 Phân bố theo Thu nhập
Bảng 3.9 Phân bố theo thu nhập bình quân
Thu nhập Số lượng Phần trăm
Dưới 4 triệu 91 45.5
Từ 4 đến 6 triệu 47 23.5
Từ 6 đến 8 triệu 43 21.5
Trên 8 triệu 19 9.5
Tổng 200 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ thu nhập bình quân nhiều nhất tập trung ở nhóm thu nhập dưới 4 triệu, với tỷ lệ 45%, nhóm thu nhập từ 4 đến 6 là 23%, từ 6 đến 8 là 22%,nhóm thu nhập cao trên 8 triệu là 10%. Do đặc điểm công việc nên người lao động
chủ yếu là lao động chân tay, vì thế thu nhập ở mức 4 triệu đồng là phổ biến. Với các tổ trưởng, đội trưởng hoặc đội ngũ lãnh đạo phòng ban thì mức lương cao hơn, nhưng số lượng không nhiều.
3.3.1.5 Phân bố theo Bộ phận công tác
Bảng 3.10 Phân bố theo Bộ phận công tác
Bộ phận công tác Số lượng Phần trăm
Lãnh đạo 20 10.0
Nhân viên văn phòng 37 18.5
Công nhân đội sản xuất 143 71.5
Tổng cộng 200 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ các cán bộ lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban và tổ đội là chiếm 10%, số lượng nhân viên văn phòng là 18%, cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp chiếm tới 72%. Điều này cũng phản ánh thực tế như các số liệu về tiền lương và học vấn, đa phần nhân viên làm trong bộ phận lao động chân tay. Số lượng cán bộ văn phòng không nhiều.
Như vậy có thể thấy đa phần người lao động của công ty có độ tuổi khá cao, trình độ học vấn, chuyên môn tương đối thấp, mức thu nhập trung bình không cao. Điều này sẽ ảnh hưởng tới mức độ hài lòng trong công việc hay không sẽ được kiểm định thông qua nội dung sau của luận văn.
3.3.2 Phân tích mức độ hài lòng theo từng nhân tố
Với việc xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 06 nhân tố tác động tới sự hài lòng của nhân viên trong công việc, tác giả đã tiến hành khảo sát nhân viên của công ty với việc xin ý kiến về các nhân tố, trong mỗi nhân tố đều bao gồm 04 câu hỏi, thể hiện được từng vấn đề ảnh hưởng tới nhân tố đó. Kết quả đánh giá về mức điểm dành cho cho mỗi yếu tố của nhân tố sẽ cho thấy nhân viên công ty có hài lòng hay không về từng yếu tố đó. Trong đó điểm trung bình được đánh giá như sau:
- Mean < 3.00: Mức thấp - Mean = 3.00 – 3.24: Mức trung bình - Mean = 3.25 – 3.49: Mức trung bình khá - Mean = 3.50 – 3.74: Mức khá cao - Mean = 3.75 – 3.99: Mức cao - Mean > 4.00: Mức rất cao Kết quả phân tích như sau.
3.3.2.1 Điểm trung bình nhân tố Tiền Lương
Bảng 3.11 Điểm trung bình nhân tố Tiền Lương
Mã câu hỏi Câu hỏi Trung
bình
Độ lệch chuẩn Tien_luong1
Mức lương hàng tháng hiện nay là phù hợp
với nhu cầu người lao động 3.50 .967
Tien_luong2
Khoản thưởng và phụ cấp được công ty
được công bố công khai, rõ ràng 3.45 1.021 Tien_luong3
Chính sách tiền lương được áp dụng công
bằng với mọi nhân viên 3.40 .992
Tien_luong4
Mức lương thể hiện được đúng đóng góp
của nhân viên trong công việc 3.43 .969 Nguồn Kết quả phân tích SPSS
Kết quả phân tích cho thấy, điểm trung bình đánh giá cho các yếu tố trong thang đo Thu nhập ở mức trung bình khá, trong đó yếu tố Tiền lương3 - Chính sách tiền lương được áp dụng công bằng với mọi nhân viên đang được đánh giá thấp nhất trong nhóm, điều này thể hiện rằng nhân viên công ty còn có nhiều sự chưa đồng ý về chính sách lương, thưởng của công ty. Như vậy lãnh đạo công ty cần phải chú trọng hơn nữa về chính sách tiền lương cho nhân viên công ty, để có thể tăng mức độ hài lòng của nhân viên về nhân tố này.
3.3.3.2 Điểm trung bình nhân tố Môi trường làm việc
Bảng 3.12 Điểm trung bình nhân tố Môi trường
Mã câu hỏi Câu hỏi Trung
bình
Độ lệch chuẩn Moi_truong1 Môi trường làm việc an toàn, không có sự tổn
hại tới sức khỏe người lao động 3.78 .899 Moi_truong2 Được cung cấp đẩy đủ trang thiết bị cho công
việc 3.84 .903
Moi_truong3 Công việc hiện nay phù hợp với cá nhân người
lao động 3.82 .897
Moi_truong4 Hiểu biết đầy đủ về công việc đang làm hiện
nay 3.74 .868
Nguồn Kết quả phân tích SPSS
Kết quả phân tích cho thấy, điểm trung bình dành cho các yếu tố trong nhân tố Môi trường ở mức cao, trong đó điểm trung bình dành cho yếu tố Môi trường4 - Hiểu biết đầy đủ về công việc đang làm được đánh giá ở mức thấp nhất trong nhóm, với điểm trung bình là 3.74, điều này cho thấy người lao động cần được cung cấp thêm thông tin về công việc, về môi trường làm việc của mình, để người lao động chủ động hơn khi thực hiện công việc. Yếu tố Môi trường2- Được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc được đánh giá với mức điểm trung bình là 3.84 là cao nhất trong nhóm, cho thấy việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc đang được công ty làm khá tốt.
3.3.3.3 Điểm trung bình nhân tố Đồng nghiệp
Bảng 3.13 Điểm trung bình nhân tố Đồng nghiệp
Mã câu hỏi Câu hỏi Trung
bình
Độ lệch chuẩn Dong_nghiep1 Đồng nghiệp làm việc với tinh thần nghiêm
túc, tận tâm 3.83 .925
Dong_nghiep2 Có sự hỗ trợ giữa các đồng nghiệp trong công
ty cả trong và ngoài công việc 3.83 .839 Dong_nghiep3 Có sự gắn kết giữa các nhân viên thông qua các
hoạt động vui chơi, giải trí tập thể 3.87 .804 Dong_nghiep4
Tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật 3.64 .929 Nguồn Kết quả phân tích SPSS
Kết quả phân tích cho thấy, mức điểm nhân viên đánh giá về đồng nghiệp của họ ở mức cao, trong đó chỉ có yếu tố Đồng nghiệp4- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật là được đánh giá khá thấp, điều này cho thấy nhân viên công ty còn chưa có tác phong chuyên nghiệp trong công việc, việc duy trì kỷ luật còn kém, công ty cần có biện pháp để nâng cao kỹ năng làm việc, kỷ luật làm việc cho nhân viên. Yếu tố Đồng nghiệp3- Có sự gắn kết được đánh giá rất cao, điều này thể hiện người lao động trong công ty đã có một sự gắn kết, đoàn kết cao, một phần vì người lao động ở đây có nhiều năm làm việc với nhau, vì thế việc hiểu và chia sẽ với nhau cả trong và ngoài công việc là điều dễ hiểu được.
3.3.3.4 Điểm trung bình nhân tố Lãnh đạo
Bảng 3.14 Điểm trung bình nhân tố Lãnh đạo
Mã câu hỏi Câu hỏi Trung
bình
Độ lệch chuẩn Lanh_dao1 Cấp lãnh đạo thường xuyên quan tâm, giúp đỡ
nhân viên trong và ngoài công việc 4.09 .731 Lanh_dao2 Cấp lãnh đạo có sự thân thiện, nhã nhặn khi tiếp
xúc và làm việc với nhân viên 4.00 .805 Lanh_dao3 Cấp lãnh đạo có sự đánh giá khách quan, đầy đủ
về cống hiến của nhân viên với công ty 4.00 .719 Lanh_dao4 Cấp lãnh đạo có sự công bằng, minh bạch trong
việc nhận xét, đề bạt nhân viên 3.76 .834 Nguồn Kết quả phân tích SPSS
Kết quả phân tích cho thấy rằng, mức điểm trung bình của nhân viên dành cho công tác Lãnh đạo đang ở mức rất cao, chỉ đó yếu tố Lãnh đạo4- Công bằng trong nhận xét, đề bạt là ở mức thấp nhất trong nhóm với điểm trung bình là 3.76, Điều này cho thấy còn có sự phàn nàn về sự công bằng trong việc đánh giá nhân viên, từ đó ảnh hưởng tới công tác đề bạt, thăng tiến. Yếu tố Lãnh đạo1- Quan tâm, giúp đỡ nhân viên trong và ngoài công việc được đánh giá cao nhất với điểm số là 4.09, điều này thể hiện lãnh đạo công ty đã có những quan tâm rất lớn tới nhân viên của mình, điều này giúp cho người lao động cảm nhận được sự sẻ chia, đồng cảm từ không chỉ lãnh đạo mà còn toàn công ty, từ đó có sự nỗ lực hơn trong công việc.
3.3.3.5 Điểm trung bình nhân tố Đào tạo
Bảng 3.15 Điểm trung bình nhân tố Đào tạo
Mã câu hỏi Câu hỏi Trung
bình
Độ lệch chuẩn Dao_tao1 Công tác đào tạo nâng cao tay nghề được thực
hiện thường xuyên 3.90 .821
Dao_tao2 Nhân viên công ty tích lũy được nhiều kiến thức
bổ ích thông qua các khóa đào tạo 3.64 1.013 Dao_tao3 Nhân viên yên tâm làm việc vì được nâng cao
trình độ trong suốt quá trình làm việc 3.72 .914 Dao_tao4 Công ty có chính sách hỗ trợ rõ ràng cho cá
nhân muốn học tập nâng cao kiến thức 3.68 .950 Nguồn Kết quả phân tích SPSS
Kết quả đánh giá cho nhân tố Đào tạo ở mức khá cao, trong đó yếu tố Đào tạo2- Tích lũy kiến thức từ việc đào tạo được nhân viên đánh giá thấp nhất trong nhóm, như vậy nhân viên thấy rằng, công tác đào tạo còn chưa mang lại hiệu quả triệt để trong việc tích lũy kiến thức trong công việc. Yếu tố Đào tạo1- Hoạt động đào tạo được tổ chức thường xuyên được đánh giá cao nhất nhóm, điều này cho thấy công ty đã quan tâm tới việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.
3.3.3.6 Điểm trung bình nhân tố Thăng tiến
Bảng 3.16 Điểm trung bình nhân tố Thăng tiến
Mã câu hỏi Câu hỏi Trung
bình
Độ lệch chuẩn Thang_tien1 Công ty có chính sách rõ ràng và công khai về
cơ chế thăng tiến của nhân viên 3.78 .886 Thang_tien2 Việc xét duyệt, đề nghị được thăng cấp được tổ
chức công khai 3.88 .885
Thang_tien3 Công tác đánh giá nhân viên được tiến hành
nghiêm túc, không có gian lận 4.10 .827 Thang_tien4 Các cá nhân được đề bạt thể hiện được năng lực
trong công tác mới. 3.88 .862
Kết quả phân tích cho thấy, điểm trung bình cho nhân tố này ở mức cao, trong đó yếu tố Thăng tiến1- Có cơ chế rõ ràng trong công tác thăng tiến được đánh giá thấp nhất trong nhóm nhưng vẫn ở mức 3.78, điều này cho thấy rằng, công ty cần đưa ra chính sách rõ ràng hơn nữa, giúp mỗi nhân viên đều có thể hiểu được và đưa ra mục tiêu để phấn đấu trong công việc, để được thăng tiến nhanh hơn. Yếu tố Thăng tiến 3- Đánh giá nhân viên công bằng được đánh giá cao nhất trong toàn bộ các yếu tố trong nhóm cũng như trong cuộc khảo sát, điều này cho thấy chính sách đánh giá nhân viên của công ty đang đạt được kết quả rất tốt.
Như vậy các điểm yếu nhất trong các nhân tố được khảo sát là: Chính sách tiền lương còn chưa có sự công bằng, mức lương còn thấp, thông tin về đặc điểm và môi trường làm việc của từng nhân viên là còn hạn chế, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ kỷ luật của người lao động là còn yếu, công tác nhận xét nhân viên và đề bạt của người lãnh đạo còn chưa công bằng, việc tích lũy kiến thức bổ ích từ hoạt động đào tạo là còn kém, cơ chế thăng tiến còn chưa rõ ràng. Với những vấn đề nổi cộm này, lãnh đạo công ty cần đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các yếu điểm trên một cách triệt để.
Tuy nhiên, kết quả đạt được trong các công tác này cũng khá nhiều, cụ thể là mức lương hàng tháng tương đối đủ nhu cầu người lao động, được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc, có sự gắn kết rất tốt giữa nhân viên với nhau, Lãnh đạo công ty dành nhiều sự quan tâm tới công việc và đời sống nhân viên, công tác đào tạo nâng cao tay nghề được tổ chức thường xuyên, quá trình đánh giá nhân viên được triển khai rất tốt. Đây là những điểm mạnh mà công ty cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
3.3.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach-alpha
Việc kiểm thang đo bằng hệ số Cronbach-alpha nhằm mục tiêu khẳng định lại khái niệm từng nhân tố trong câu trả lời của nhân viên công ty, người được hỏi có đồng ý về khái niệm của các nhân tố được thể hiện qua các biến quan sát biểu diễn cho nhân tố đó hay không. Hệ số tương quan biến - tổng là chỉ tiêu đánh giá cho vấn đề này, nếu như các biến quan sát có sự tương quan chặt chẽ với nhân tố mà chúng biểu diễn thì kết quả thang đo nghiên cứu đưa ra hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy.
3.3.3.1 Kiếm định thang đo Tiền lương
Bảng 3. 17 Kiểm định thang đo Tiền lương Tiền lương- Cronbach-alpha= 0.945
Trung bình nếu
loại biến
Tương quan biến- tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Tien_luong1 10.28 .885 .922
Tien_luong2 10.32 .868 .927
Tien_luong3 10.38 .822 .941
Tien_luong4 10.34 .895 .919
Nguồn Kết quả phân tích SPSS
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát biểu thị thang đo Tiền lương là cao, toàn bộ trên 0.8, điều này cho thấy nhân viên đánh giá rằng thang đo Tiền lương gồm các biến quan sát đã đưa ra. Hệ số Cronbach-alpha bằng 0.945 ở mức rất cao cho thấy, dữ liệu khảo sát là hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy, vì vậy thang đo được giữ nguyên để thực hiện các phân tích tiếp theo.
3.3.3.2 Kiểm định thang đo Môi trường làm việc
Bảng 3.18 Kiểm định thang đo Môi trường làm việc Môi trường - Cronbach-alpha= 0.890
Trung bình nếu
loại biến
Tương quan biến- tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Moi_truong1 11.40 .769 .855
Moi_truong2 11.33 .742 .865
Moi_truong3 11.36 .771 .854
Moi_truong4 11.43 .752 .861
Nguồn Kết quả phân tích SPSS
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach-alpha của thang đo Môi trường ở mức cao, cho thấy dữ liệu khảo sát hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7, thể hiện các biến có sự tương quan chặt chẽ với nhân tố mà chúng biểu diễn. Như vậy dữ liệu dành cho thang đo này được giữ lại và sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
3.3.3.3 Kiểm định thang đo Đồng nghiệp