Nội dung kiểm tra

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan ở cảng biển của mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu (Trang 45)

2.2.1.1. Kiểm tra trị giá tính thuế và quy chế thuế quan của hàng thực phẩm nhập khẩu

Việc kiểm tra trị giá tính thuế và quy chế thuế quan của hàng thực phẩm nhập khẩu để ngăn ngừa mọi hành vi gian lận, trốn lậu thuế đồng thời đảm bảo mục tiêu thu đúng và đủ 99% thuế nhập khẩu theo quy định của Chính phủ. Do đó mà hải quan cảng khẩu ở Mỹ tiến hành kiểm tra vấn đề này rất kĩ lỡng, gắt gao. Tại mỗi cơ quan hải quan cảng khẩu đều có các chuyên viên nhập khẩu chuyên về những vấn đề thuế quan cho các loại hàng hoá. Để xác định ngời nhập khẩu đã khai báo chính xác trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu hay cha và anh ta đã tuân thủ quy chế thuế quan của hàng đó nh thế nào, hải quan dựa vào những căn cứ sau đây:

Trớc hết, căn cứ vào những chứng từ mà ngời nhập khẩu hay ngời môi giới hải quan đại diện cho ngời nhập khẩu xuất trình, hải quan sẽ kiểm tra xem những thông tin liên quan đến việc tính thuế nhập khẩu đã đợc khai báo đầy đủ cha, chúng có mâu thuẫn với nhau không trong cùng một chứng từ hay giữa các chứng từ khác nhau, có sự nhầm lẫn hoặc sai sót gì không của ngời làm thủ tục hải quan trong quá trình kê khai và tính toán mức thuế nhập khẩu phải nộp? Hải quan Mỹ có thể yêu cầu xuất trình thêm bất kì một chứng từ nào nếu chứng từ đó cần thiết cho việc kiểm tra và xác định chính xác mức thuế nhập khẩu.

Thứ hai, căn cứ vào quá trình kiểm tra thực tế lô hàng về số lợng, chất lợng, nguồn gốc xuất xứ,…hải quan sẽ đánh giá đợc mức thuế nhập khẩu phải nộp do ngời nhập khẩu khai báo đã trung thực và chính xác hay cha. Đôi khi, việc phân tích mẫu hàng trong phòng xét nghiệm hải quan là cần thiết để hải quan đa ra kết luận cuối cùng là hàng nhập khẩu sẽ đợc xếp ở vị trí nào trong Biểu thuế quan hài hòa từ đó công bố mức thuế nhập chính xác.

Ngời nhập khẩu nên chuẩn bị và lu trữ đầy đủ những chứng từ nhập khẩu về hàng thực phẩm vào Mỹ đặc biệt là những chứng từ liên quan đến việc tính toán mức thuế nhập khẩu phải nộp. Nếu xuất trình đợc giấy tờ mà hải quan Mỹ yêu cầu phải nộp thêm trong khoảng thời gian ngắn bao nhiêu chứng tỏ ngời nhập khẩu có sự quan tâm thích đáng trong hợp tác với hải quan bấy nhiêu và hệ quả tất nhiên sẽ là quyết định thông quan cho hàng nhập đợc đa ra nhanh chóng.

2.2.1.2. Kiểm tra ký mã hiệu hàng thực phẩm nhập khẩu

Ngời nhập khẩu phải đảm bảo rằng lô hàng nhập khẩu của mình có đầy đủ ký mã hiệu theo quy định của hải quan Mỹ và các luật về ký mã hiệu hàng hoá của Mỹ. Việc kiểm tra ký mã hiệu hàng thực phẩm nhập khẩu của hải quan để đánh giá sự chấp hành các quy định, luật lệ về ký mã hiệu của ngời nhập khẩu đồng thời phát hiện kịp thời gian lận về ký mã hiệu đối với hàng hoá. Phần 19 Luật về các quy định liên bang (CFR) về hải quan trong chơng 1 quy định mỗi mặt hàng do n- ớc ngoài sản xuất phải đợc ghi ký mã hiệu ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng, khó tẩy xoá theo nội dung của hàng hoá cho phép, cùng với tên tiếng Anh của nớc xuất xứ, để cho ngời mua cuối cùng ở Mỹ biết tên của nớc xuất xứ, nơi hàng hoá đợc sản xuất. Ngời mua cuối cùng là ngời cuối cùng ở Mỹ nhận đợc hàng hoá dới hình thức nh lúc đợc nhập khẩu. Nếu hàng thực phẩm không đợc ghi ký mã hiệu hợp thức vào lúc nhập khẩu, một mức thuế bằng 10% trị giá hải quan của hàng thực phẩm sẽ đợc áp dụng trừ khi hàng thực phẩm đợc tái xuất, tiêu hủy, hoặc ghi ký mã hiệu phù hợp dới sự giám sát của hải quan trớc khi có thông báo thuế khoản. Phần 42 Luật thơng hiệu hàng hoá (15 USC 1124) quy định rằng một hàng hoá nào của nớc ngoài có tên hoặc ký mã hiệu đợc cố ý gán cho để làm cho ngời ta tin rằng hàng hoá đợc sản xuất ở Mỹ, hoặc ở bất kì nớc hoặc địa điểm nào ở ngoài n- ớc Mỹ nhng thực tế lại không phải là nơi hàng hoá đó đợc sản xuất ra, sẽ không đ- ợc nhập khẩu qua bất kỳ trạm hải quan nào ở Mỹ. Luật này cũng cấm nhập khẩu hàng hoá có ghi kí mã hiệu sai về xuất xứ, có mô tả hoặc trình bày sai về bản chất hàng hoá.

2.2.1.3. Kiểm tra số lợng, trọng lợng hàng thực phẩm nhập khẩu

Số lợng, trọng lợng là cơ sở quan trọng để tính toán mức thuế nhập khẩu phải nộp cho hàng thực phẩm nhập khẩu. Hơn nữa, hiện tợng gian lận trong khai báo số lợng, trọng lợng hàng không phải là ít. Do đó việc kiểm tra số lợng, trọng lợng đợc nhân viên kiểm hoá ở cảng khẩu coi đó là một nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu. Ng- ời nhập khẩu nên đóng gói hàng theo trật tự phù hợp; ghi số hiệu, ký hiệu trên các kiện hàng có chứa hàng; ghi chính xác các ký hiệu và số hiệu tơng ứng trên hoá đơn để giúp cho quá trình kiểm tra đợc thuận tiện, nhanh chóng. Thông thờng hải quan áp dụng cách kiểm tra xác suất đối với một hay một số kiện hàng. Tổng khối lợng, trọng lợng sẽ đợc tính dựa trên khối lợng, trọng lợng một bao hay một kiện hàng. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy những thông tin khai báo là không trung thực, có ý đồ gian lận về số lợng, trọng lợng hàng, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra đối với từng kiện hàng một trong tất cả lô hàng. Nếu hải quan phát hiện ra có sự thiếu hụt về số lợng, trọng lợng trong khi kiểm tra bất kỳ một kiện hàng nào đợc chỉ định, hải quan có thể trừ thuế trên số hàng thiếu. Trừ thuế nhập khẩu cũng đợc áp dụng đối với những kiện hàng thiếu nhng không qua kiểm tra, miễn là trớc khi hàng đợc

thông quan, ngời nhập khẩu phải thông báo cho giám đốc hải quan cảng về số hàng thiếu và đảm bảo rằng số hàng thiếu này không đợc giao cho họ.

2.2.1.4. Kiểm tra chất lợng hàng thực phẩm nhập khẩu

Kiểm tra chất lợng là một trong những khâu quyết định xem hàng thực phẩm nhập khẩu có đợc phép thông quan hay không? Việc tiến hành kiểm tra chất lợng mặt hàng này không chỉ là trách nhiệm của cơ quan hải quan cảng khẩu mà còn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở Mỹ, do đó hàng thực phẩm nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra gắt gao hơn các mặt hàng nhập khẩu khác. Trách nhiệm của cơ quan hải quan đối với chất lợng hàng thực phẩm nhập khẩu thể hiện ở chỗ cơ quan hải quan sẽ thông báo cho cơ quan nhà nớc có liên quan đến việc quản lý mặt hàng thực phẩm nhập khẩu để cơ quan này tiến hành kiểm tra. Trong trờng hợp hải quan nhận thấy hàng thực phẩm đã bị h hại, giảm phẩm cấp hoàn toàn, không còn giá trị thơng mại vào thời điểm hàng đến Mỹ thì hải quan có quyền quyết định hàng không đợc phép nhập khẩu. Hàng bị h hại, giảm phẩm cấp một phần, hải quan sẽ giám sát quá trình tách rời phần hàng thực phẩm bị h hại, giảm phẩm cấp, sau đó vẫn phải gửi thông báo cho cơ quan có liên quan nh trờng hợp nhận đợc lô hàng thực phẩm bình thờng, không bị h hại. Cục quản lý thực phẩm và dợc phẩm (FDA) thuộc Bộ Y tế và dịch vụ nhân dân và Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp là hai cơ quan có trách nhiệm chủ yếu trong việc kiểm tra chất lợng hàng thực phẩm nhập khẩu. Trong đó FDA sẽ kiểm tra tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu trừ thịt, gia cầm và các sản phẩm chế biến từ trứng còn FSIS chịu trách nhiệm đối với thịt, gia cầm và các sản phẩm chế biến từ trứng nhập khẩu.

Quy trình kiểm tra hàng thực phẩm nhập khẩu của FDA đợc trình bày qua sơ đồ sau: 1 2 3 4A 4B 5 6A 6B 7B 7A 8B 8A 9C 9B 9A 10B 10A 11C 11B 11A 11D 12

Nội dung của các bớc:

1. Ngời nhập khẩu nộp hồ sơ khai báo cho cơ quan hải quan cảng trong vòng 15 ngày kể từ khi hàng thực phẩm đến cảng nơi làm thủ tục nhập khẩu.

2. Nếu chuyến hàng thực phẩm đó thuộc trách nhiệm quản lý của FDA, hải quan sẽ thông báo cho FDA biết về chuyến hàng này thông qua việc gửi hai bản sao tờ khai hải quan, một bản sao hoá đơn thơng mại và bản sao giấy bảo đảm thanh toán các khoản thuế, phí và các khoản phạt vi phạm (nếu có) đến cơ quan của FDA có ở các quận, các cảng.

3. FDA xem xét những chứng từ trên để quyết định có phải kiểm tra lô hàng không, nếu có thì kiểm tra sẽ đợc tiến hành ngay tại cầu cảng hoặc lấy mẫu về phân tích. Nói chung, việc kiểm tra lô hàng có đợc tiến hành hay không dựa vào những cơ sở chủ yếu sau đây: bản chất của lô hàng; u tiên của FDA; lịch sử nhập khẩu của chuyến hàng.

4A. FDA cho phép giải phóng lô hàng mà không phải kiểm tra. Một thông báo của FDA sẽ đợc gửi tới cơ quan hải quan cảng và ngời nhập khẩu lu danh trên hồ sơ. Lô hàng sẽ đợc giải phóng nhng vẫn dới sự theo dõi của FDA cho đến khi hàng thực phẩm đợc biết chắc là an toàn.

4B. FDA kiểm tra lô hàng. Một thông báo lấy mẫu hàng sẽ đợc gửi tới cho hải quan cảng và ngời nhập khẩu lu danh trên hồ sơ. Mẫu hàng thực phẩm nhập khẩu sẽ đợc gửi tới FDA. Lô hàng sẽ đợc giữ nguyên hiện trạng nh lúc đợc gửi đến trong khi chờ đợi một thông báo tiếp theo của FDA.

5. FDA nhận đợc mẫu của lô hàng. Mẫu này đợc gửi tới phòng thí nghiệm của FDA để phân tích.

6A. Nếu những phân tích của FDA cho thấy mẫu hàng thực phẩm đáp ứng đ- ợc yêu cầu an toàn thực phẩm, một thông báo giải phóng hàng sẽ đợc gửi tới cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu lu danh trên hồ sơ.

6B. Nếu những phân tích của FDA kết luận rằng hàng có dấu hiệu vi phạm những quy định, luật lệ về an toàn thực phẩm của Mỹ, FDA sẽ gửi cho cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu lu danh trong hồ sơ thông báo tạm giam hàng trong đó nói rõ hàng đã vi phạm gì và cho phép ngời nhập khẩu lu danh trong hồ sơ có 10

ngày làm việc để đa ra bằng chứng biện hộ cho khả năng có thể nhập khẩu đợc của lô hàng.

7A. Ngời nhận hàng, chủ hàng, ngời nhập khẩu lu danh trong hồ sơ hoặc đại diện đợc ngời nhập khẩu chỉ định trả lời thông báo tạm giam hàng của FDA. Việc trả lời cho phép xuất trình bằng chứng để chứng minh hàng có thể đợc nhập khẩu.

7B. Ngời nhận hàng, chủ hàng, ngời nhập khẩu lu danh trong hồ sơ hoặc đại diện đợc ngời nhập khẩu chỉ định không trả lời thông báo của FDA cũng không yêu cầu xin gia hạn thêm để chứng minh khả năng nhập khẩu đợc của lô hàng.

8A. FDA tổ chức một cuộc họp thảo luận về khả năng đợc nhập khẩu của lô hàng thực phẩm. Tại cuộc họp, ngời nhập khẩu hoặc đại diện của anh ta có cơ hội biện hộ về việc lô hàng thực phẩm đã đáp ứng đợc những tiêu chuẩn cho phép nhập khẩu.

8B. FDA gửi thông báo từ chối nhập hàng cho cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu lu danh trên hồ sơ.

9A. Ngời nhập khẩu xuất trình bằng chứng chứng minh hàng đã tuân thủ đúng những yêu cầu an toàn thực phẩm để đợc nhập khẩu. FDA cũng chấp nhận việc xuất trình một kết quả phân tích mẫu hàng, đợc chứng nhận bởi một phòng thí nghiệm tin cậy, có đủ thẩm quyền, khẳng định rằng khiếm khuyết của hàng thực phẩm đó có thể chấp nhận đợc và an toàn cho con ngời khi sử dụng.

9B. Ngời nhập khẩu nộp cho FDA một đơn xin phép đợc chỉnh sửa lô hàng để đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu. Những biện pháp và tiến trình tu chỉnh lô hàng phù hợp với tiêu chuẩn nhập khẩu phải đợc khai báo với FDA một cách cụ thể, chi tiết.

9C. FDA nhận đợc thông báo của hải quan chứng nhận lô hàng thực phẩm mà FDA từ chối nhập đã đợc tái xuất hoặc đã đợc tiêu hủy.

10A. FDA tiếp tục lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm một lần nữa xác định khả năng nhập khẩu của lô hàng.

10B. FDA đánh giá kế hoạch tu chỉnh do ngời nhập khẩu đề xuất và yêu cầu một bảo đảm từ phía ngời nhập khẩu đối với những thiệt hại có thể phát sinh.

11A. FDA xét thấy lô hàng thực phẩm có thể nhập khẩu. Một thông báo giải phóng hàng với dòng chữ “Tạm giam trớc và bây giờ đợc giải phóng” sẽ đợc gửi tới cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu.

11B. FDA xét thấy lô hàng vẫn không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu. Ngời nhập khẩu có thể nộp cho FDA một đơn xin phép đợc chỉnh sửa lô hàng để đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu (xem bớc 9B) hoặc FDA gửi thông báo từ chối nhập hàng cho cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu (xem bớc 8B).

11C. FDA chấp thuận kế hoạch tu chỉnh lại lô hàng do ngời nhập khẩu đề xuất.

11D. FDA không chấp thuận kế hoạch tu chỉnh lại lô hàng nếu xét thấy trong quá khứ, những việc tu chỉnh nh thế đã diễn ra nhng không có kết quả hoặc xét thấy lô hàng này không thể tu chỉnh đợc. Một thông báo từ chối nhập hàng sẽ đợc gửi tới cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu (xem bớc 8B).

12. Ngời nhập khẩu hoàn thành mọi công việc tu chỉnh và thông báo cho FDA biết lô hàng đã sẵn sàng đặt dới sự kiểm định của FDA.

13. FDA tiến hành kiểm tra trực tiếp lô hàng sau khi đã tu chỉnh, hoặc phân tích mẫu lô hàng để xác định lô hàng có đủ điều kiện để nhập khẩu hay không?

14A. Nếu hàng hoặc mẫu hàng đợc xác định là đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu, FDA gửi thông báo giải phóng hàng cho cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu. Một thông báo về mọi chi phí mà ngời nhập khẩu phải thanh toán cho FDA về việc kiểm tra, giám sát lô hàng đợc gửi kèm và hải quan có trách nhiệm thu những chi phí đó.

14B. Nếu những phân tích của FDA vẫn chỉ ra rằng hàng không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu, một thông báo từ chối nhập hàng sẽ đợc gửi tới cơ quan hải quan và ngời nhập khẩu (xem bớc 8B). Thông báo về mọi chi phí mà ngời nhập khẩu phải thanh toán cho FDA về việc kiểm tra, giám sát lô hàng đợc gửi kèm và hải quan có trách nhiệm thu những chi phí đó.

Trên đây là quá trình kiểm tra và quyết định xem hàng thực phẩm có đợc nhập khẩu vào Mỹ hay không của FDA. Nh vậy, quyết định giải phóng hàng sẽ rất nhanh chóng, dễ dàng đối với những lô hàng thực phẩm tuân thủ đúng tiêu chuẩn hiện hành của Mỹ đối với hàng thực phẩm nhập khẩu, song mọi việc sẽ không hề đơn giản nếu ngay từ đầu hàng đã không đợc sự cho phép của FDA. Một quy định mới trong Đạo luật khủng bố sinh học vừa đợc tổng thống Mỹ thông qua ngày 12/6/2003 chỉ rõ sau ngày 12/12/2002, những chuyến hàng thực phẩm đến Mỹ phải đợc ngời nhập khẩu thông báo trực tiếp cho FDA không muộn hơn 8 giờ và không sớm hơn 5 ngày trớc khi chuyến hàng đến cảng. Hiện nay FDA vẫn còn đang thu thập những ý kiến bình luận và quyết định chính thức sẽ đợc công bố vào tháng 12 tới.

Quy trình kiểm tra hàng thực phẩm nhập khẩu của Cơ quan kiểm tra và an

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan ở cảng biển của mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w