Hiện nay, cĩ rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau để phân tích chuỗi giá trị. Trong để tài nghiên cứu này, nội dung phân tích chuỗi giá trị được tác giả kết hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như cách tiếp cận của Micheal Porter (1985) trong cuốn sách Competitive advantage: Creating and sustaining the superior performance, Kaplinsky and Morris (2001) trong cuốn sách: A handbook for Value chain reasearch, tài liệu Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị của dự án MP4, GTZ: Value links mannual: The methodology of Value chain promotion.
1.5.1 Lập sơđồ chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị bắt đầu với quá trình lập sơ đồ chuỗi giá trị. Lập sơ đồ một chuỗi cĩ nghĩa là tạo ra một hình ảnh của các kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cũng như các tác nhân khác. [15] ðể hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta cĩ thể dùng các mơ hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bản chất.của nĩ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm cho những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn. Lập sơ đồ chuỗi giá trị cĩ ba mục tiêu chính:
- Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và quy trình trong một chuỗi giá trị.
- Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị.
- Cung cấp cho các bên liên quan hiểu biết ngồi phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, điều quan trọng là khơng để nhầm lẫn giữa lập sơ đồ chuỗi giá trị với phân tích chuỗi giá trị. Lập sơ đồ chuỗi giá trị cĩ nghĩa là để cung cấp một bức tranh tồn cảnh của chuỗi giá trị phải được nghiên cứu. Sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để minh họa (hoặc cĩ thể đơn giản hĩa) sự phức tạp của chuỗi giá trị trong thế giới thực. Phân tích chuỗi giá trị là xác định những khĩ khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đĩ cĩ các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững.
Xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị khơng phải là một cơng việc nhanh chĩng. Thay vào đĩ, nĩ được thực hành và phát triển trong suốt quá trình phân tích chuỗi giá trị [15] "Việc thực hiện lập sơ đồ chuỗi giá trị cĩ thể bao gồm nhiều quy trình cốt lõi của chuỗi giá trị. Vì vậy, dựa trên nguồn lực cĩ sẵn, phạm vi và mục tiêu của phân tích chuỗi giá trị và nhiệm vụ của tổ chức để lựa chọn các quy trình cốt lõi được lập rất quan trọng. Nguyên tắc là phân biệt được quá trình chuyển đổi sản phẩm trong nhiều giai đoạn để trở thành sản phẩm cuối cùng cho khách hàng cuối cùng là gì? ðiều quan trọng là hạn chế việc phân tích chuỗi giá trị cho một số lượng nhất định các quy trình cốt lõi. Nếu khơng, nĩ sẽ quá phức tạp và làm tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực. ðể lập được sơ đồ chuỗi giá trị, nghiên cứu cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Nhận diện các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị: Bước đầu tiên là tìm ra các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị. Cần xác định và phân biệt được các quy trình chính mà nguyên liệu thơ luân chuyển qua trước khi đến giai đoạn tiêu dùng cuối cùng. Các quy trình cốt lõi này sẽ khác nhau và tùy thuộc vào tính chất của chuỗi mà ta lập sơ đồ.
- Xác định những tác nhân trực tiếp tham gia vào quy trình: cần xác định xem các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị là những đối tượng nào và chúng làm những cơng việc cụ thể gì. ðể phân biệt giữa các tác nhân tham gia là tùy vào mức độ phức tạp mà việc lập sơ đồ muốn đạt được. Sự khác biệt đơn giản nhất là để phân loại các tác nhân theo nghề nghiệp chính của họ. Ví dụ, người thu gom là những người thực hiện thu gom, trong khi sản xuất là những người tham gia trong sản xuất. ðây cách
Doanh thu = (Q x P) + những nguồn thu nhập khác
phân loại đơn giản nhưng khơng cung cấp nhiều thơng tin. Các tiêu chí phân loại khác cĩ thể là: hình thức sở hữu (nhà nước, doanh nghiệp cĩ đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình,...), quy mơ (lớn, vừa hoặc nhỏ, quy mơ quốc gia hoặc quốc tế,…), phân loại theo địa điểm (xã, huyện, tỉnh, quốc gia,…). [1]
- Lập sơ đồ dịng sản phẩm: Sau khi các quy trình cốt lõi, các tác nhân và các hoạt động cụ thể trong chuỗi giá trị đã được vạch ra, dịng sản phẩm sẽ được xác định. Các dịng sản phẩm sẽ cho biết quá trình trở thành sản phẩm cuối cùng: sự chuyển đổi của các sản phẩm từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng sẵn sàng để bán cho khách hàng cuối cùng.
- Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm: Khối lượng của sản phẩm khi xác định sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về quy mơ của các kênh khác nhau trong chuỗi giá trị. [1]
- Theo mơ hình phân tích chuỗi giá trị, ngồi các tác nhân nội bộ trực tiếp tham gia vào các quá trình cốt lõi, vẫn cĩ tồn tại những tác nhân bên ngồi cung cấp dịch vụ. Mặc dù các tác nhân bên ngồi cung cấp dịch vụ gián tiếp tham gia nhưng cĩ ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi trong một cách này hay cách khác. Do đĩ, cần được phân tích đầy đủ. Một rủi ro tiềm ẩn của việc phân tích chuỗi giá trị là các mơi trường xung quanh khơng được xem xét đến. [1] Khi lập sơ đồ dịch vụ kinh doanh kèm theo vào các chuỗi giá trị, chúng ta cần chú ý dịch vụ cĩ thể được phân loại thành các dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ hỗ trợ. Dịch vụ kinh doanh được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành trên cơ sở lệ phí cho dịch vụ từ mơi trường xung quanh. Dịch vụ hỗ trợ được cung cấp như một phần của giao dịch giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi.
1.5.2 Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị
Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Các chỉ tiêu kinh tế của chuỗi giá trị như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị gia tăng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu,…Cần phân tích kỹ để tìm hiểu sự phân phối lợi ích trong chuỗi như thế nào. Một số chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích chuỗi giá trị như:
Doanh thu: Doanh thu tính bằng cách nhân số lượng hàng bán (Q) với giá bán (P) cộng thêm các nguồn thu nhập thêm như doanh thu từ việc bán phế phẩm, tư vấn, doanh thu từ các dịch vụ cĩ liên quan,… Ta cĩ cơng thức sau:
Giá cả khác nhau tùy theo kênh phân phối, đoạn thị trường và tùy theo loại và chất lượng hàng bán. Giá cả cũng cĩ thể thay đổi theo mùa hoặc cĩ thể khác nhau theo từng ngày.
Chi phí và lợi nhuận: Việc phân tích chi phí và lợi nhuận cĩ vai trị rất quan trọng đối với người phân tích chuỗi gía trị vì các thơng số về chi phí và lợi nhuận cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các quyết định cĩ liên quan đến chuỗi. Cụ thể như sau:
- Xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị để đưa ra quyết định cĩ thể tham gia chuỗi hay khơng.
- Xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị và đưa ra kết luận những người tham gia cĩ thể tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị được khơng.
- Xem chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị thay đổi theo thời gian như thế nào để làm cơ sở dự đốn tăng trưởng hoặc suy giảm trong chuỗi giá trị trong tương lai.
- So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với lợi nhuận của một chuỗi giá trị khác để đưa ra quyết định nên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị khác hay khơng.
- So sánh chuỗi giá trị của mình với thực tiễn tốt nhất để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chuỗi giá trị của mình. Sự so sánh này nhằm giúp xác định các nhu cầu và tiềm năng nâng cấp, đồng thời định dạng các cơ hội thị trường mới.
Giá trị gia tăng: là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế.
Theo McCormick/ Schmictz, giá trị gia tăng là giá trị mà được cộng thêm vào hàng hĩa và dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đĩ. Với cách hiểu đĩ, ta cĩ thể tính giá trị gia tăng theo cơng thức sau:
Bảng 1.1: Các thành phần của tổng giá trị tạo ra do chuỗi giá trị
(Nguồn: Ban nghiên cứu hành động chính sách (2007), Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Trung tâm thơng tin ADB, Hà Nội)
Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng khơng tạo ra giá trị gia tăng.
1.5.3 Quản trị chuỗi giá trị
Quản trị chuỗi giá trị được định nghĩa là các mối quan hệ giữa các bên tham gia và các cơ chế thể chế, thơng qua đĩ các hoạt động điều phối phi thị trường được thực hiện. [15]
Quản trị chuỗi giá trị dễ dàng được nhận ra trong mối quan hệ giữa các cơng ty hàng đầu trong chuỗi giá trị tồn cầu. Một ví dụ rõ ràng là các siêu thị hàng đầu của Anh thực hiện kiểm sốt trên tồn chuỗi cung cấp rau quả tươi, khơng chỉ xác định các loại sản phẩm mà họ muốn mua (bao gồm giống, chế biến và đĩng gĩi), mà cịn các quá trình như hệ thống chất lượng cần phải được đặt đúng chỗ. Những yêu cầu này được thực thi thơng qua một hệ thống kiểm tra, kiểm sốt kỹ lưỡng và thơng qua quyết định cuối cùng giữ hay loại bỏ một nhà cung cấp. Rõ ràng, quản trị trong chuỗi giá trị là việc thực hiện kiểm sốt dọc theo chuỗi. [14] Trong ba yếu tố của mơi trường xung quanh của một chuỗi giá trị là quy tắc và các quy định. Quy tắc và quy định là một phần khơng thể tách rời trong việc quản lý chuỗi giá trị. Quản trị đảm bảo rằng các tương tác giữa các tác nhân cùng một chuỗi giá trị được phản ánh một cách cĩ tổ chức chứ khơng phải là ngẫu nhiên.
Trong thực tế, quản trị đề cập đến các quy tắc và quy định được thiết lập bởi các tác nhân trong chuỗi hoặc bởi những tổ chức nằm ngồi chuỗi như các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và tổ chức kiểm sốt chất lượng. Trong trường hợp này đơn giản cĩ thể là yêu cầu đối với sản phẩm bán buơn nơng nghiệp được thu hoạch một cách chính xác để ngăn chặn thiệt hại và suy thối. Ngược lại, chúng cĩ thể phức tạp như là sự thực thi đạt tiêu chuẩn quốc tế về mức độ cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nhập khẩu của một chính phủ nước ngồi. Một ví dụ khác là thủ tục đối với một cơng ty đa quốc gia như là một điều kiện tham gia cho một nhà thầu phụ trong chuỗi giá trị tồn cầu của nĩ.
Theo Kaplinsky và Morris (2001), cĩ ba hình thức quản trị chuỗi giá trị, cụ thể là thiết lập luật quản trị, quản trị điều hành và quản trị tư pháp. Thiết lập luật quản trị đề cập đến các vấn đề về thiết lập quy tắc và quy định điều chỉnh hoạt động của chuỗi giá trị. Một khi các quy tắc và các quy định được sinh ra, việc giám sát thực hiện để đảm bảo việc tuân thủ các quy tắc là cần thiết. ðây là chức năng quản trị tư pháp. Xử
phạt cả hai tiêu cực và tích cực là chìa khố quản trị tư pháp. Tuy nhiên, để đáp ứng những quy tắc và các quy định, các tác nhân trong chuỗi giá trị cĩ thể cần sự trợ giúp. ðiều hành quản trị về việc hỗ trợ người tham gia trong chuỗi giá trị để thực hiện các quy tắc và các quy định yêu cầu. Ba hình thức của quản trị cĩ thể được thực hiện bởi cả những tác nhân bên ngồi và bên trong chuỗi giá trị. Phần lớn các cuộc thảo luận hiện tại của quản trị khơng nhận ra sự khác biệt này của ba loại quản trị này, bởi vì trong một số trường hợp, các bên cùng được cho là bao gồm tất cả ba loại tác động của ba loại quản trị.
1.5.4 Nâng cấp chuỗi giá trị
Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khĩ khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường và phát triển chuỗi một cách bền vững.
Cĩ 4 loại nâng cấp chuỗi sau:
- Nâng cấp theo quy trình: tức là cải tiến cơng nghệ sản xuất, tiêu thụ và hậu cần. Hay nĩi cách khác đĩ là việc tăng hiệu quả của quy trình bên trong hơn so với các đối thủ, kể cả trong một khâu và giữa các khâu trong chuỗi.
- Nâng cấp sản phẩm: tức là việc đổi mới, đa dạng hĩa hay cải tiến sản phẩm cuối cùng. Hay là đưa ra các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện cĩ nhanh hơn các đối thủ, kể cả trong một khâu và giữa các khâu trong chuỗi.
- Nâng cấp chức năng: cĩ nghĩa là việc chuyển các chức năng của chuỗi giá trị từ một người vận hành này sang một người vận hành khác. Hay là thêm giá trị gia tăng thơng qua thay đổi một số hoạt động trong cơng ty hoặc chuyển trọng tâm các hoạt động tới các khâu khác trong chuỗi giá trị.
- Nâng cấp chuỗi: chuyển đến một chuỗi giá trị mới.
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu để nâng cấp chuỗi
Loại nâng cấp Thực hiện Kết quả
Nâng cấp quy trình
- Trong từng khâu Nghiên cứu và phát triển, thay đổi hệ thống hậu cần và quản lý chất lượng, đầu tư máy mĩc mới
Giảm chi phí, tăng chất lượng và khả năng giao hàng, giảm thời gian đưa hàng tới thị trường, cải thiện lợi nhuận, thúc đẩy thương hiệu.
- Giữa các khâu Nghiên cứu và phát triển, cải tiến quản lý chuỗi cung ứng, khả năng kinh doanh điện tử, hỗ trợ trao đổi trong chuỗi cung ứng.
Giảm giá thành sản phẩm cuối cùng, tăng chất lượng của sản phẩm cuối cùng, giảm thời gian đưa hàng đến thị trường, cải thiện lợi nhuận cho cả chuỗi, thúc đẩy thương hiệu. Nâng cấp sản phẩm - Trong từng khâu - Giữa các khâu Mở rộng phịng thiết kế và marketing; thiết lập và thúc đẩy các bộ phận chức năng phát triển sản phẩm mới. Hợp tác với nhà cung ứng và khách hàng để phát triển sản phẩm mới - ứng dụng kỹ thuật đồng bộ. Tỷ lệ phần trăm sản phẩm mới trong tổng doanh thu. Tỷ lệ phần trăm sản phẩm cĩ thương hiệu trong tổng doanh thu.
Số nhãn hiệu cĩ bản quyền.
Tăng giá sản phẩm ở mức tương đối mà khơng bị mất thị phần
Nâng cấp chức năng
- Trong từng khâu
- Giữa các khâu
ðạt được các chức năng tạo ra giá trị gia tăng mới cao hơn từ các liên kết khác trong chuỗi hoặc thuê ngồi các chức năng cĩ giá trị gia tăng thấp. Chuyển đến khâu mới trong chuỗi hoặc rời bỏ các khâu hiện tại
Phân cơng lao động trong chuỗi. Các chức năng cốt lõi được thực hiện trong từng khâu cụ thể của chuỗi.
Tăng lợi nhuận, tăng kỹ năng, tăng tiền lương.
Nâng cấp chuỗi Ngừng sản xuất trong chuỗi và chuyển sang chuỗi mới; thêm các hoạt động mới trong chuỗi mới
Lợi nhuận cao hơn, tỷ lệ doanh thu từ khu vực sản xuất mới
(Nguồn: Phạm Thị Hồn Nguyên (2011), Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại Tỉnh Khánh Hịa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ðại Học Nha Trang)
ðể nâng cấp chuỗi thành cơng, các tác nhân trong chuỗi đĩng vai trị chủ đạo thực hiện nhiệm vụ nâng cấp và các nhà hỗ trợ đĩng vai trị hỗ trợ các tác nhân trong