Một số giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 97)

cạnh tranh tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Trong thời gian tới, để đạt được các mục tiêu nói trên, BIDV Cầu Giấy cần bắt các cơ hội hợp tác kinh doanh, xác định các lĩnh vực có tiềm năng và BIDV Cầu Giấy có thế mạnh để đầu tư phát triển, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của

và lành mạnh tài chính, tăng trưởng gắn liền với hiệu quả phát triển bền vững. Các giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Cầu Giấy bao gồm:

3.2.1. Tăng cường công tác huy động vốn và nâng cao năng lực tài chính một cách toàn diện

Năng lực tài chính là cơ sở quan trọng đảm bảo sức mạnh, sức cạnh tranh, sức chống đỡ chịu đựng rủi ro đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Năng lực tài chính là cơ sở để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, là điều kiện để đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại vào hoạt động… BIDV Cầu Giấy nhận thức nâng cao năng lực tài chính không chỉ đơn thuần là bổ sung vốn tự có và xử lý nợ xấu mà nâng cao năng lực tài chính thực chất là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, là cơ sở, tiền đề và động lực để phát triển ổn định, bền vững, cơ sở để hoạt động, mở rộng hợp tác quốc tế. Trong thời gian tới, BIDV Cầu Giấy cần triển khai thực hiện một số nội dung sau:

- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản có theo hướng tăng các tài sản khả năng sinh lời tốt, giảm tỷ trọng các tài sản có rủi ro cao, tăng tỷ trọng tài sản có rủi ro thấp; đi đôi với việc tăng khả năng sinh lời, thu nhập khác, giảm chi phí để tăng lợi nhuận, bổ sung vốn tự có để đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 8% trở lên theo tiêu chuẩn của Basel.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động, giảm dần hoạt động tín dụng, tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, hoạt động trong các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng và các hoạt động khác

- Xây dựng các chuẩn mực là cơ sở để quản lý, kiểm soát nợ xấu và từ đó triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh, kiểm soát được các rủi ro trong giới hạn an toàn.

- Quảng bá thương hiệu, hình ảnh hoạt động thông qua các sản phẩm dịch vụ mới thể hiện bản sắc BIDV đi đôi với việc đầu tư tài sản và cơ sở vật chất.

- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với tình hình thực tiễn vừa tạo nên tính ổn định lâu dài vừa giải quyết tốt những tình huống kinh doanh bất

thường có thể xảy ra.

- Tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức huy động vốn truyền thống của các tổ chức kinh tế và dân cư. Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn gắn liền với đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đảm bảo cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định.

- Thực hiện giải pháp huy động vốn, điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn huy động phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn tín dụng, đặc biệt chú ý phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

- Động viên nguồn lực tham gia cho công tác huy động vốn và phát triển khách hàng, nhất là nguồn vốn tín dụng trong dân cư, vốn của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn có lãi suất thấp. Giảm dần nguồn vốn thiếu tính ổn định và nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

- Thực hiện phân loại khách hàng để có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp. Trên cơ sở đó có các chính sách ưu đãi như hỗ trợ lãi suất, phí dịch vụ…

- Tổ chức công tác tiếp thị, quảng cáo rộng rãi các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi.

- Đẩy mạnh quản lý rủi ro: Ban hành và thực hiện các chính sách tín dụng định hướng công tác tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho từng thời kỳ; các quy trình, quy định và các công văn chỉ đạo điều hành cụ thể về hoạt động tín dụng phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn; phân cấp uỷ quyền phê duyệt tín dụng cho tập thể, cá nhân có tham gia quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; xây dựng và phân giao các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các đơn vị; rà soát danh mục, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; thực hiện kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đột xuất hoặc theo chuyên đề.

- Cùng với tiến trình cổ phần hoá, phát hành trái phiếu thu hút vốn từ dân cư, tăng vốn điều lệ; đổi mới quản trị điều hành. Thông qua cơ chế hoạt động

minh bạch trong hoạt động để ngày một nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, có chính sách thu hút nhân tài, những người có trình độ chuyên môn cao nhằm động viên người lao động làm việc tốt hơn, chủ động sáng tạo trong chuyên môn để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động.

Năng lực tài chính của BIDV Cầu Giấy còn là thấp so với các NHTM khác. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro. Năm 2010, BIDV thực hiện quá trình cổ phần hoá. Khi thực hiện xong lộ trình cổ phần hoá, BIDV Cầu Giấy cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu.

3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh hiện đại và đổi mới công nghệ

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện công nghệ thanh toán ngân hàng và thông tin ngân hàng. Xây dựng và hoàn thiện công nghệ thanh toán ngân hàng theo mô hình thanh toán tập trung trong hệ thống: kết nối trung tâm thanh toán quốc gia, kết nối hệ thống thanh toán của chi nhánh khách hàng nhằm đáp ứng được tốc độ thanh toán và sự tiện lợi trong giao dịch, chống rủi ro thanh toán.

- Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa ngân hàng (cả phần cứng và phần mềm) ở chi nhánh và phòng giao dịch một cách đồng bộ để đảm bảo k ết nối thông tin, xử lý thông tin và điều hành kinh doanh toàn chi nhánh, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử tiên tiến và triển khai các giao dịch ngân hàng từ xa qua Internet, điện thoại, máy tính cá nhân.

- Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn hóa về trình độ công nghệ thông tin cho toàn bộ các cán bộ nhân viên BIDV Cầu Giấy, từ cấp lãnh đạo cao nhất (để khai thác thông tin có sẵn trong hệ thống sử dụng công nghệ Olap) đ ến nhân viên tác nghiệp nhằm tăng hiệu quả làm việc và chất lượng phục vụ khách hàng.

Đây cần được coi là một công việc có tính ưu tiên cao do tính ảnh hưởng của trình độ khai thác và quản lý công nghệ thông tin đối với năng lực cạnh

tranh của BIDV Cầu Giấy. Đào tạo phải được coi là một quá trình thường xuyên và liên tục cho sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp cho BIDV Cầu Giấy nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy có thể nói rằng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại không những là chìa khóa tạo cho BIDV Cầu Giấy khẳng định vị trí, vai trò của mình là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Việt Nam, mà còn giúp BIDV Cầu Giấy tự tin hơn khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

3.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đào tạo và đào tạo lại cán bộ:

- BIDV Cầu Giấy cần thường xuyên tổ chức công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, BIDV Cầu Giấy cũng cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.

- BIDV Cầu Giấy cần có các đợt tổng kiểm tra, sát hạch thật chính xác trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ của tất cả các cán bộ đang làm nghiệp vụ liên quan đến tín dụng. Trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn đã đề ra, tiến hành phân loại, sắp sếp và quy hoạch cán bộ đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ nhân viên bằng các khóa đào tạo ngắn ngày tại BIDV Cầu Giấy hoặc thông qua liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đảm bảo cho nhân viên ngân hàng có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho cá nhân được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt là các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế; bảo lãnh; kiến thức về phát triển các dịch vụ mới của các ngân hàng trên thế giới…Song song đó, tổ chức các lớp bồi dưỡng về tư tưởng chính trị - văn hoá nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức của nhân viên trong thời đại hiện nay.

- Áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên như: bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, giao tiếp cho cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực thực tế cho nhân viên, giúp nhân viên làm quen với các dịch vụ mới phát triển, nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ kỹ thuật…

Công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ:

BIDV Cầu Giấy cần thay đổi quan điểm và cách làm trong công tác tuyển dụng với yêu cầu vừa bổ sung cán bộ đủ trình độ, năng lực vừa hạn chế được những tiêu cực có thể phát sinh, đồng thời góp phần cân đối cung cầu trên thị trường lao động. BIDV Cầu Giấy cần tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có trình độ chuyên ngành ngân hàng, kinh tế. - Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Trình độ ngoại ngữ thấp nhất là bằng C tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học và áp dụng được các công nghệ hiện đại phục vụ công việc.

- Tích cực học hỏi, nghiên cứu các văn bản và tài liệu liên quan đến tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, BIDV Cầu Giấy cũng nên thực hiện các chính sách ưu đãi, chính sách thu hút nhân tài để tuyển chọn những người có đức có tài vào làm việc. Trong đó nên tuyển dụng các sinh viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các trường đại học như Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại

học Bách khoa và các trường đại học khác theo những yêu cầu, mục đích tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của BIDV Cầu Giấy.

Công tác tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và theo hướng trẻ hóa đội ngũ cán bộ. BIDV Cầu Giấy cần thực hiện tốt chế độ thi tuyển để có được lớp người mới thực sự về chất. Làm tốt công tác tuyển chọn cán bộ, ngân hàng sẽ dần khắc phục được tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ như hiện nay.

Tạo ra môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý:

Xây dựng hệ thống khuyến khích đối với người lao động (cơ chế lương, khen thưởng, quyền mua cổ phiếu ưu đãi) và các cơ chế khuyến khích khác (đào tạo, thăng tiến…) để lưu giữ nhân tài.

Tạo cho nhân viên ngân hàng một môi trường làm việc tốt là một chính sách hàng đầu của BIDV Cầu Giấy. Môi trường làm việc tốt là ở đó, đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở, chân thực, thẳng thắn. Đó chính là môi trường nảy nở và phát huy tốt nhất mối quan hệ con người – cơ sở cho sự hợp tác nâng cao chất lượng kinh doanh ngân hàng. Được làm việc trong một môi trường mà người lãnh đạo luôn coi trọng giá trị con người, thì người lao động sẽ cống hiến hết mình với công việc, có thái độ và trách nhiệm lao động tốt nhất.

Thu nhập và chế độ đãi ngộ là một trong mối quan tâm hàng đầu của nhiều lao động. Vì vậy BIDV Cầu Giấy cần xây dựng một khung lương, một cơ chế lương cho phù hợp, trả lương theo công việc chứ không theo kiểu bình quân. Đồng thời, BIDV Cầu Giấy cũng nên khen thưởng và động viên các cán bộ, nhân viên phải kịp thời, hợp lý; quan tâm châm lo hơn nữa đến đời sống của người lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 97)