Đầu tư mở rộng thương hiệu và hoạt động marketing:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 55)

Là một ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, với đòi hỏi của thị trường và sự năng động của cơ chế đã tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Không chỉ thực hiện các nghiệp vụ theo kế hoạch được nhà nước giao mà cùng với ngân hàng mẹ, BIDV Cầu Giấy còn tích cực mở rộng tìm kiếm các đối tác, khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia các hoạt động nhằm không ngừng mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường để mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh đã được ban lãnh đạo ngân hàng khá quan tâm. Vốn đầu tư cho hoạt động ngày càng tăng qua các năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.7 : Vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng mạng lưới giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. VĐT cho tìm kiếm và mở rộng mạng lưới 37235 64082 86149

2. Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 72,1 34,43

Trong giai đoạn 2009 - 2011, vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã tăng lên từ 37235 triệu đồng lên 86149 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng giữa các năm lại không ổn định. Năm 2010, lượng vốn đầu tư cho hoạt động này lại tăng mạnh lên tới 72,1% so với năm 2009.

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì hoạt động Marketing rất cần thiết đối với NH. Một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho NH đó. . Đây cũng là cầu nối giữa NH với thị trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH hướng tới phù hợp với nhu cầu của thị trường

Bảng 2.8 : Số liệu về vốn đầu tư vào hoạt động Marketing trong giai đoạn 2009-2011:

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Năm Vốn đầu tư

1 2009 58332

2 2010 96087

3 2011 175320

Biểu đồ 2.7: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing, giai đoạn 2009-2011 tại NH BIDV Cầu Giấy

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Theo số liệu báo cáo thống kê, năm 2010, chi nhánh đã bỏ ra 96087 triệu đồng để triển khai hoạt động marketing, tăng 164,72% so với năm 2009. Thông qua những số liệu bày cho thấy đây chưa phải là sự đầu tư “mạnh dạn” của chi nhánh cho các hoạt động marketing nhằm quảng bá hình ảnh và khuếch trương thương

Trong năm 2010 - 2011, chi nhánh đã thực hiện xúc tiến hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng marketing, ví dụ như: các chương trình khuyến mãi hấp dẫn:

-Huy động tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, -Giao dịch gửi, rút tiền nhiều nơi,

-Huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chào mừng 55 năm ngày thành lập BIDV

-Phát hành kỳ phiếu dự thưởng mừng xuân Nhâm Thìn,

-Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam,..

Luôn duy trì tốt các khách hàng có mối quan hệ như: người thân, người nhà, họ hàng,bạn bè,.. của nhân viên, cán bộ trong chi nhánh .Tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác đầu tư của các dự án thuộc bộ, ngành(Bộ y tế, Bộ giáo dục, các chương trình quốc gia: Nước sạnh vệ sinh môi trường,....) là một trong những chiến lược hoạt động marketing của chi nhánh.

Việc tăng thêm nhiều điểm giao dịch khắp thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, cũng thể hiện sự quan tâm tới việc quảng bá hình ảnh của chi nhánh nói riêng và BIDV Việt Nam nói chung.Có sự nghiên cứu trong trang trí, các phòng giao dịch cũng như các phòng làm việc đều được bày biện sạch sẽ, ấm cúng, tạo cảm giác tin tưởng cho khách hàng về hình ảnh một ngân hàng hoạt động hiệu quả, có thương hiệu từ lâu và đúng như câu phương châm:”Khách hàng là thượng đế”, BIDV Cầu Giấy đã tạo sự tin cậy vững chắc cho khách hàng,..” cùng với thái độ phục vụ tận tình của các dịch vụ của Ngân hàng.

Mặc dù Chi nhánh đã nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động marketing, đã có một số chương trình khuyến mãi hấp dẫn, cung cấp dịch vụ sản phẩm chất lượng cao nhưng hiệu quả đạt mà hoạt động markerting đem lại cho chi nhánh vẫn chưa cao do chưa đầu tư thỏa đáng, chưa được thực hiện triệt để, chưa có sự phối hợp đồng bộ và triển khai theo kế hoạch cụ thể. Cũng có thể do tâm lý quảng bá hình ảnh đại diện cho Ngân hàng là nhiệm vụ chính của Hội sở BIDV nên chi nhánh NH BIDV Cầu Giấy nói riêng và các Chi nhánh khác nói chung nên

chưa có cái nhìn đúng đắn về công tác marketing và hiệu quả mà nó đem lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là thực trạng chung của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay . Vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.

Ngoài ra, Chi nhánh vẫn chưa có một phòng chuyên làm nhiệm vụ marketing độc lập chuyên trách quảng bá hình ảnh của đơn vị mình. Trên thực tế, đây cũng là thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới thành lập, mặc dù nhận thức được sự quan trọng và cần thiết của marketing và quảng bá thương hiệu.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 55)