0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động năng lực tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MCO - PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG (Trang 60 -60 )

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng như đối với bất kỳ NHTM nào, là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh. Năng lực tài chính không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Năng lực tài chính là cơ sở quan trọng đảm bảo sức mạnh, sức cạnh tranh, sức chống đỡ chịu đựng rủi ro đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững.

Năng lực tài chính là cơ sở để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, là điều kiện để đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại vào hoạt động… Nhận thức đúng đắn nội dung này, trong quá trình hoạt động BIDV Cầu Giấy luôn chú trọng nâng cao năng lực tài chính một cách đồng bộ trên tất cả các mặt từ tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu lại lợi nhuận và các nguồn thu trên cơ sở cơ cấu lại tài sản nợ - có, đầu tư đổi mới lại tài sản để nâng cao giá trị BIDV Cầu Giấy, kiểm soát và xử lý nợ xấu.

Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của BIDV Cầu Giấy trong giai đoạn 2009 – 2011 được thể hiện trong bảng sau:

BẢNG 2.9: NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA BIDV CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 Tổng tài sản Tỷ đồng 70095 90902 71450 Huy động vốn cuối kỳ Tỷ đồng 4673 6493 4760 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 1653 2480 1758 Dư nợ cuối kỳ Tỷ đồng 2058 2748 3138 Nợ xấu Tỷ đồng 1563,2 2033,52 1757,28 Tỷ lệ nợ xấu % 0,75 0,74 0,56 Thu dịch vụ ròng Tỉ đồng 49 56 65,9 Trích DPRR Tỷ đồng 4,8 5,5 6,7

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 95,67 116,36 155,73

ROE % 15,05 17,96 16,6

ROA % 1.02 1,13 1,07

CAR % 8,98 9,32 9,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Cầu Giấy 2009 – 2011)

Cụ thể như sau:

Các chỉ tiêu ROE, ROA của chi nhánh tương đối ổn định. ROE, ROA là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA). Qua số liệu các năm 2009 - 2011 ta thấy rằng: ROE năm 2010 tăng 19,33% so với năm 2009 và ROA năm 2010 tăng 10,78% so với năm 2009. Như vậy, trong năm 2010 BIDV Cầu Giấy đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản hiệu quả. Sang năm 2011, chỉ tiêu ROA là 1,07% chỉ tăng 4,9% so với năm 2009 và giảm 5,31 so với năm 2010, trong khi đó chỉ tiêu ROE giảm 7,57% so với năm 2010. Điều này cũng phù hợp với tình hình của nền kinh tế. Do ảnh hưởng của khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng nên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm, BIDV Cầu Giấy cũng tác động nhiều. Từ sau những nỗ lực khắc phục kết quả cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, những năm sau đó, NH BIDV Cầu Giấy đều hoạt động có hiệu quả tốt. Vì vậy, nhìn chung, các chỉ tiêu ROE và ROA những năm liền sau đều tăng so với năm 2008. Hiện tại, ngân hàng đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hệ số khả năng sinh lời nhằm đạt được mục tiêu chiến lược năm 2012 chỉ số ROA đạt 1,08%, chỉ số ROE đạt 17,6% tiến dần đến các thông lệ quốc tế

Chỉ tiêu hệ số an toàn vốn:

này phản ánh hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy khá ổn định, tạo khả năng chống đỡ với những rủi ro của ngân hàng được tốt hơn. Đây là bài toán khó đối với các NHTM bởi không những ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà còn phải tuân thủ đúng quy định của NHNN, vừa đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng. BIDV Cầu Giấy đã có những biện pháp chính sách phù hợp nhằm đảm bảo được yêu cầu này.

Hệ số CAR của BIDV trong giai đoạn 2009 - 2011 trung bình là 9,1%, con số cao hơn hơn chuẩn quốc tế (8%). Nguyên nhân là do BIDV trích lập dự phòng rủi ro ở mức vừa phải. Tốc độ tăng vốn của ngân hàng thấp hơn tốc độ tăng tài sản có. Để thực hiện mục tiêu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong các năm tới BIDV Cầu Giấy đang đề ra kế hoạch tập trung tăng năng lực tài chính, trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, tăng vốn chủ sở hữu và vốn từ các nguồn khác bao gồm cả nguồn vốn bổ sung của chính phủ và phát hành trái phiếu tăng vốn, ngoài ra NH cũng tính tới nguồn từ định giá lại tài sản.

Trong những năm tới, BIDV Cầu Giấy sẽ thực hiện phân loại nợ. Theo đó các khoản vay được đánh giá xếp loại dựa trên các chỉ tiêu định tính cả về tài chính và phi tài chính. Chất lượng các khoản nợ sẽ được đánh giá sát thực hơn,

việc thực hiện kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng sẽ hạn chế được nợ xấu mới phát sinh. Đồng thời, BIDV Cầu Giấy cần nỗ lực thực hiện xử lý nợ xấu, nợ quá hạn bằng nguồn trích dự phòng rủi ro của ngân hàng cùng những biện pháp tích cực trong công tác quản lý tín dụng đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% trong năm 2010.

Trong những năm qua, BIDV Cầu Giấy đã có rất nhiều nỗ lực phấn đấu phát triển vượt bậc cả về quy mô và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để có một năng lực tài chính đảm bảo cạnh tranh tốt trong điều kiện hội nhập hiện nay thì BIDV Cầu Giấy vẫn cần phải tích cực cải thiện nâng cao tình hình tài chính hơn nữa để có thể đảm bảo được các chỉ tiêu tài chính theo thông lệ quốc tế. Những kết quả nâng cao năng lực tài chính nêu trên đã từng bước đảm bảo cho BIDV Cầu Giấy phát triển ổn định, bền vững, tạo cơ sở và tiền đề vững chắc để mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, xứng đáng với vị trí NHTM hàng đầu trong nước và từng bước hội nhập với khu vực. Trong năm 2011 và các năm tiếp theo, BIDV Cầu Giấy tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính để có thể cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế, góp phần đưa BIDV trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, ngang tầm với các tập đoàn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. BIDV hiểu rõ một trong những vấn đề quan trọng cần phải xử lý đó là lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

Năng lực tài chính của BIDV đã được nhiều tổ chức có uy tín ở trong và ngoài nước xếp hạng như Moody’s, Fitch Ratings, Vietnam Credit… BIDV luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín, có hiệu quả hoạt động độc lập, sự minh bạch tốt trong thông tin và thương hiệu vững mạnh so với các ngân hàng khác.

BẢNG 2.10 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU SO SÁNH CỦA VÀI NGÂN HÀNG LỚN NĂM 2009 Ngân hàng Tổng tài sản so với toàn ngành (%) Thị phần cho vay (%) Thị phần huy động vốn (%) Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế (%) Tỷ trọng LNST so vốn chủ sở hữu (%) Agribank 21,83 27,72 25,25 11,40 BIDV 13,43 15,05 13,75 10,60 14,70 VCB 12,10 10,41 13,22 13,58 18,39 VietinBank 10,55 11,38 10,24 9,66 14,63 ACB 5,74 3,32 5,41 11,48 28,46 Sacombank 3,73 3.33 3,88 5,11 12,31 Techcombank 3,22 2,50 3,33 6,34 21,03 EAB 2,43 2,89 15,33

Nguồn:Tổng hợp của công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit) trên websie http://cafef.vn/20091210085443433CA34/cong-bo-xep- hang-ngan-hang-viet-nam.chn

Báo cáo xếp hạng ngân hàng Việt Nam 2009 được Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit) đưa ra Chỉ số tín nhiệm Việt Nam (VCI - Vietnam Credit Index) dựa trên việc phân tích, đánh giá những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam được thu thập một cách có hệ thống từ năm 2001 đến năm 2008 và được lượng hóa và chạy phần mềm CRIS (Credit Rating Information System) của công ty để phân loại và chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp(Bảng 6).

Theo Vietnam Credit, bảng xếp hạng dựa trên sự tổng hợp 18 chỉ tiêu trọng yếu về tài chính như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, hiệu quả kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm quản lý, thương hiệu, chất lượng và sự đa dạng hóa tài sản và dịch vụ… của các ngân hàng. Các số liệu sử dụng trong bảng xếp hạng năm 2009 dựa trên sự thống kê và chuẩn hoá từ các báo cáo kiểm toán của các ngân hàng cho đến hết ngày 31/12/2008.

tài sản so với toàn ngành; xếp thứ 2 về thị phần cho vay và thị phần huy động vốn; xếp thứ 4 về tỷ trọng lợi nhuận sau thuế và tỷ trọng lợi nhuận sau thuế so vốn chủ sở hữu. Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính của BIDV chỉ đứng sau NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

BẢNG 2.11 : BẢNG XẾP HẠNG CÁC NGÂN HÀNG CỦA VIETNAM CREDIT NĂM 2009

A Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

BBB

NH Sài Gòn Thương tín (Sacombank), NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), NH Ngoại thương (VCB), NH Quân đội (MB), NH Công thương (Vietinbank), NH Ngoài quốc doanh (VPBank), NH Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NH Nhà Hà Nội (Habubank).

BB

NH Đông Nam Á (South East Asia), NH Sài Gòn Công thương (Saigon Bank), NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), NH Đông Á (EAB), NH Quốc tế (VIB), NH Hàng hải (Maritime Bank), NH Liên Việt (Lien Viet Bank), NH Sài Gòn – Hà Nội (Saigon- Hanoi Bank), NH Đại Dương (Ocean Bank).

B

NH VID Public, NH Phát triển nhà TP.HCM, NH An Bình, NH Tiên Phong, NH Liên doanh Việt Thái, NH Dầu khí toàn cầu, NH Liên doanh Indovina, NH Sài Gòn, NH Nam Việt, NH Nhà ĐBSCL, NH Xăng dầu Petroimex, NH Phương Nam.

CCC

NH Liên doanh Shinhanvina, NH Việt Á, NH Liên doanh Việt Nga, NH Việt Nam Thương tín, NH Bắc Á, NH Mỹ Xuyên, NH Miền Tây, NH Phương Đông, NH Đại Á, NH Đệ Nhất, NH Nam Á, NH Đại Tín, NH Gia Định, NH Việt Nam Tín nghĩa, NH Kiên Long.

D Ngân hàng TMCP Việt Hoa

Nguồn: http://cafef.vn/20091210085443433CA34/cong-bo-xep-hang-ngan-hang-viet-nam.chn

Trên bảng xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng của Vietnam Credit, BIDV xếp hạng BBB (Bảng 7) tương ứng với mức độ an toàn của BIDV tương đối tốt, môi trường kinh tế và các thay đổi bất lợi có thể gia tăng mức độ rủi ro lớn cho ngân hàng. Là một chi nhánh trực thuộc BIDV, BIDV Cầu Giấy cũng có những ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MCO - PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG (Trang 60 -60 )

×