Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 106)

Thứ nhất, ngân hàng phải tiến hành cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống: Tiền gửi, cho vay, sản phẩm thẻ. Từng bước phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, các nghiệp vụ phi tín dụng khác....thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, đảm bảo công khai minh bạch, đơn giản thủ tục giao dịch làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng hơn, hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đổi mới phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường nhảy bén, linh hoạt hơn.

Thứ đến, trên cơ sở những sản phẩm truyền thống, ngân hàng cũng nên đầu tư, thâm nhập vào những sản phẩm dịch vụ mới mà xu hướng sẽ phát triển trong tương lai.Thâm nhập sản phẩm mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm kinh doanh, giúp ngân hàng thoả mãn được nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường. Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới ở BIDV có thể đi theo hướng sau:

- Kết hợp các dịch vụ cũ thành một hay nhiều dịch vụ “trọn gói” hay có thể đi kèm với cung cấp các dịch vụ đơn lẻ. Điều này sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của KH.

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới. Dưới đây là một số sản phẩm mà NH sẽ hướng đến trong thời gian tới.

Bảng 2.21: Các sản phẩm sẽ được phát triển trong thời gian tới Tên sản phẩm Sản phẩm sẽ được phát triển Sản phẩm mới tiềm năng Sản phẩm phái sinh * Sản phẩm ngân hàng điện tử/ internet/mobile *

Tài trợ doanh nghiệp phát hành cổ phiếu

*

Tư vấn tài chính *

Quản lý vốn *

Thấu chi tài khoản vãng lai *

Sản phẩm cho thuê két sắt *

Kinh doanh bảo hiểm *

Kinh doanh vàng *

(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 18 tháng 9/2010)

Để có thể phát triển sản phẩm mới một cách hiệu quả, NH cần phải tập trung nâng cao năng lực marketing nhằm giới thiệu, quảng bá dòng sản phẩm mới, giúp công chúng nhanh chóng hiểu, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm mới này; cần nâng cao tiện ích của các dịch vụ NH, sử dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh NH; xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới bài bản, kĩ càng; nghiên cứu, phân tích những lợi thế cũng như bất lợi của từng sản phẩm, dịch vụ mới.

Thứ ba, đa dạng hoá ngay cả trong từng danh mục sản phẩm, dịch vụ. Điển hình như trong sản phẩm thẻ. Trước những thách thức ngày càng cấp bách từ việc mở cửa của nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng phải đặt ra mục tiêu phải tạo ra những bước đột phá sâu rộng hơn trong quản trị, công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó đặc biệt là sản phẩm dịch vụ thẻ. Ngân hàng nên đầu tư, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Trong thời gian tới cần mở rộng hơn nữa mạng lưới máy ATM. Đồng thời, cũng phải chú ý tới việc kết hợp sử dụng các dịch vụ

gọn; mức phí hấp dẫn, an toàn, hỗ trợ khách hàng 24/24, v.v. điều này sẽ càng làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của NH.

Thứ tư, đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm thúc đẩy hiệu quả việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ:

Bên cạnh việc triển khai kênh phân phối truyền thống bao gồm: Hệ thống các Chi nhánh; NH đại lý, NH nên hướng tới mạng lưới kênh phân phối hiện đại với những ưu thế vượt trội về nhiều mặt sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa cho các hoạt động giao dịch sản phẩm của NH. Điển hình như:

(1) Các chi nhánh tự động hoá hoàn toàn. Đặc điểm của kênh phân phối này là hoàn toàn do máy móc thực hiện, dưới sự điều khiển của các thiết bị điện tử. Nó có những ưu thế to lớn về chi phí giao dịch và tốc độ thực hiện nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH.

(2) Chi nhánh ít nhân viên. Chi nhánh ít nhân viên có vị trí quan trọng trong hệ thống NH, nhất là các chi nhánh lưu động. Ưu điểm của chúng là chi phí thấp, hoạt động linh hoạt.

(3) Ngân hàng qua mạng. Được chia làm 2 loại: (i) ngân hàng qua mạng nội bộ (mạng LAN). Hệ thống này hoạt động dựa trên cơ sở KH có tài khoản tại ngân hàng, có máy tính cá nhân nối mạng với ngân hàng và đăng ký thuê bao với ngân hàng để được cấp mã số truy nhập và mật khẩu. KH có thể dùng máy tính của mình truy nhập vào máy chủ của NH để thực hiện các giao dịch, tìm kiếm thông tin; (ii) ngân hàng qua mạng internet. KH chỉ cần có máy tính cá nhân nối mạng internet là có thể giao dịch được với ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng. Ngoài chức năng kiểm tra tài khoản, KH có thể sử dụng hàng loạt DV trực tuyến khác như vay, mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, chuyển ngân, mở L/C, mở thư bảo lãnh,…

Thứ năm, bên cạnh việc thực hiện đa dạng sản phẩm dịch vụ, ngân hàng cũng nên đa dạng hơn nữa khách hàng tiêu dùng, đa dạng thị trường tiêu thụ. Ngân hàng nên tập trung vào các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh

nghiệp siêu nhỏ, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Tập trung vào những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 106)