Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động năng lực hoạt động của BIDV Cầu Giấy:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 69)

trưởng tài sản một cách hợp lý trong mối quan hệ với lợi nhuận sau thuế, để đảm bảo tỷ suất ROE, ROA năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, trong bối cảnh BIDV cổ phần hoá trong năm 2010 thì các chỉ số tài chính như CAR, ROA, ROE đến trước thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu sẽ đảm bảo đạt được mức tối thiểu của chuẩn mực quốc tế. Nhìn chung, năng lực tài chính của BIDV Cầu Giấy tương đối ổn định. Khả năng cạnh tranh của BIDV Cầu Giấy so với các ngân hàng khác trên địa bàn rất lớn.

2.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động năng lực hoạt động của BIDV Cầu Giấy:Cầu Giấy: Cầu Giấy:

Biến động của năng lực huy động vốn:

Trong thời gian vừa qua, công tác huy động và quản lý vốn tại BIDV Cầu Giấy đã thu được những kết quả đáng khích lệ. BIDV Cầu Giấy đã luôn quan tâm, tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức, nhiều đối tượng, hướng tới khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn, hộ gia đình… Tốc độ tăng trưởng so với toàn ngành là chưa cao (toàn ngành tăng trưởng bình quân 24,45%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn ổn định và tương đối vững chắc.

BẢNG 2.12 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2008 - 2011

ĐVT: Tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 - 2011của BIDV Cầu Giấy )

BIDV Cầu Giấy đã luôn quan tâm, tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức, nhiều đối tượng, hướng tới khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn, các hộ gia đình… BIDV Cầu Giấy đã luôn gắn kết giữa tăng trưởng và chất lượng, giữa hiệu quả và các yếu tố đảm bảo cho phát triển bền vững. Tăng trưởng huy động vốn không những tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng. Cơ cấu huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế được cải thiện đáng kể theo chiều hướng ổn định và có lợi theo đúng mục tiêu kinh doanh của BIDV. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư trên nguồn vốn huy động bình quân đạt trên 78%/ năm. Năm 2009, tỷ trọng này là 82,64% cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2011. Đây chính là nỗ lực của toàn chi nhánh trong việc đẩy mạnh công tác huy động vốn, tạo tiền đề cho cổ phần hoá vào năm 2010. Để đạt được kết quả trên, BIDV Cầu Giấy đã triển khai nhiều hình thức huy động

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn huy động 3225 4673 6493 4760

I Phân theo thời gian huy động

1 Ngắn hạn 1840 2285 3998 2579

2 Trung hạn 895 1376 1496 1220

3 Dài hạn 490 1012 999 960

II Phân theo dòng tiền huy động

1 Nội tệ 2870 3509 5597 3807

2 Ngoại tệ 355 1164 896 953

III Theo ngành kinh tế

1 Từ dân cư 1794 2880 4069 2997

2 Từ các tổ chức kinh tế 573 982 1056 802

vốn như: huy động tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu, huy động tiết kiệm dự thưởng…; thường xuyên điều chỉnh lãi suất kịp thời, phù hợp với biến động lãi suất trên thị trường; làm tốt công tác marketing sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức dân cư.

Biến động của năng lực hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy được nâng cao đáng kể. Điều này cho thấy hướng đi đúng đắn của BIDV Cầu Giấy trong việc thực thi chính sách tín dụng, kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng vừa đảm bảo tăng trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2006 - 2009 được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

BẢNG 2.13 : HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2008 – 2011

Đv: Tỉ đồng

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1 Tổng dư nợ tín dụng 3056 2250 2748 3138

2 Theo loại hình khách hàng Dư nợ cho vay các

TCKT 2689 1963 2533 2878

Dư nợ cho vay KHCN, HGĐ

367 287 215 260 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Theo loại tiền tệ

Dư nợ cuối kì VNĐ 2835 1797 2364 2619

Dư nợ cuối kì bằng

ngoại tệ 221 453 384 519

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Cầu Giấy 2008 – 2011)

Thực hiện chiến lược “tăng trưởng tín dụng bền vững trên cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu sinh lời và mục tiêu an toàn”. BIDV Cầu Giấy đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng vừa đảm bảo tăng trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Lựa chọn khách hàng vay và thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay là công việc mà BIDV Cầu Giấy luôn quan tâm theo dõi sát sao nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra: Thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ để có những chính sách, định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng; Tập trung cho vay mới đối với những khách hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh và đảm bảo khả năng thanh toán; Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng thương mại, định kỳ rà soát phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế các khoản tín dụng xấu; Xác định tiềm ẩn rủi ro nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Thực hiện quản lý danh mục đầu tư và danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, kiểm soát hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Có thể thấy định hướng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2008 - 2011 là giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn, tăng tín dụng ngắn hạn, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, giữ ổn định tiền tệ, ổn định các cơ cấu vĩ mô. Việc dư nợ tín dụng tập trung vào ngắn hạn trong thời kỳ này bên cạnh việc tuân thủ theo định hướng phát triển của hệ thống, còn phản ánh thực trạng giai đoạn sau suy thoái của nền kinh tế. Các dự án trung, dài hạn do đòi hỏi vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu nên chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn, có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đặc biệt tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đáp ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế và nhờ đó hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh.

Về cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng, số liệu trong bảng trên có thể thấy rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển mở rộng thị trường ngoài quốc doanh và tiêu dùng bán lẻ. Mức cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình chỉ tăng ở mức nhẹ. Đến hết năm 2011 giảm còn 70,8% so với dư nợ năm 2008, chiếm tỷ trọng 8,28% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ các tổ chức kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng liên tục qua các kỳ đánh giá.

Việc chi nhánh Cầu Giấy đạt được bước chuyển mạnh mẽ trong việc cơ cấu lại các khách hàng bên cạnh việc tuân thủ định hướng phát triển của hệ thống còn phản ánh sự năng động và chính xác trong các quyết định kinh doanh của tập thể ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chi nhánh. Việc thay đổi phương thức hoạt động theo mô hình TA2 cộng với việc hoàn thiện bộ sản phẩm tín dụng trong giai đoạn 2008-2009 cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh, đặc biệt đối với việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả cao.

Như vậy, có thể thấy rằng Công tác huy động vốn và hoạt động tín dụng của BIDV Cầu Giấy trong thời gian qua không ngừng tăng; mặc dù nền kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, các NHTM nhà nước thừa vốn khả dụng nhiều và kéo dài, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, NHNN kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với đầu tư chứng khoán và tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vào những tháng cuối năm. Hoạt động của BIDV nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng cũng đã phải chịu ảnh hưởng không mấy tích cực từ những biến động này. Song, với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của ban lãnh đạo BIDV cùng với sự quyết tâm của toàn chi nhánh, BIDV Cầu Giấy đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Đó là minh chứng cho nỗ lực của tập thể CBCNV BIDV Cầu Giấy trong việc nâng cao năng lực tài chính, chuẩn bị các điều kiện tiên quyết cho việc cổ phần hoá ngân hàng và hướng ngân hàng trở thành tập đoàn ngân hàng tài chính vững mạnh, có uy tín trong khu vực.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 69)