Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 89)

3.1.1. Định hướng và chiến lược:

3.1.1.1. Mục tiêu tăng trưởng bền vững

- Khai thác nguồn vốn với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, bám sát biến động lãi suất FTP để có chính sách lãi suất đảm bảo chênh lệch lãi suất trên 3%, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Tăng trưởng tín dụng với mức cao, tích cực cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tài sản đảm bảo và có tình hình tài chính lành mạnh, đẩy mạnh tín dụng bán lẻ như cho vay mua ôtô, mua nhà trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi, cho vay du học,….; hạn chế tối đa cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả; tăng cường cho vay các dự án trung và dài hạn thuộc các lĩnh vực: điện lực, sắt thép xây dựng, cho vay xây dựng các khu đô thị bán và cho thuê; bám sát giới hạn tín dụng và các chỉ tiêu cơ cấu đảm bảo kiển soát được rủi ro trong cho vay.

- Đẩy mạnh và khai thác triệt để các hoạt động dịch vụ truyền thống như dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ thẻ ATM, POS, dịch vụ Home – banking, Western Union, dịch vụ gửi một nơi rút tiền nhiều nơi, dịch vụ trả lương qua tài khoản và các dịch vụ phi tín dụng khác.

3.1.1.2. Mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả cao, xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng làm lành mạnh tài chính.

- Tăng cường công tác quản lý tín dụng, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh, giảm tỷ lệ trích dự phòng rủi ro trong năm đảm bảo lợi nhuận cao.

- Tích cực xử lý miễn giảm lãi treo tồn đọng từ các năm trước đối với khách hàng không còn nguồn thu theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng Trung ương.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá lại tài sản đảm bảo một cách chính xác, tuân thủ quy trình thẩm định và tái thẩm định đảm bảo cho vay đúng mục đích an toàn và hiệu quả cao.

3.1.1.3. Mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn 2012 - 2015

Định hướng chiến lược của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trong giai đoạn 2011-2015 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững; (3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính,

nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;

- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;

tư vào các công ty trực thuộc;

- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;

- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;

- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;

- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;

Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai thực hiện.

3.1.2. Định hướng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng BIDV Cầu Giấy:

Năm 2010 là năm BIDV thực hiện lộ trình cổ phần hoá, chuyển đổi hoạt động sang mô hình NHTM cổ phần.Bước sang năm 2012, BIDV Cầu Giấy cam kết tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn và triệt để hơn với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại với chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, bạn hàng.

Để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra đòi hỏi BIDV Cầu Giấy cần phải thực thi các biện pháp mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh, xác định các lĩnh vực tiềm năng mà BIDV Cầu Giấy có thế mạnh để đẩy mạnh đầu tư phát triển, khai thác tối đa lợi thế của ngân hàng; đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của NH trong thị trường trong nước và

quốc tế. Cụ thể:

- Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát huy thế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh của BIDV Cầu Giấy. Xây dựng các giải pháp lành mạnh nhằm nâng cao năng lực tài chính, tập trung xử lý nợ xấu, nợ khó đòi, cơ cấu lại các danh mục đầu tư, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ để cơ cấu lại nguồn thu nhập, tăng khả năng trích lập dự phòng rủi ro và tự bù đắp rủi ro. Trong năm 2012, các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh được phản ảnh theo các chỉ tiêu phù hợp với thông lệ quốc tế và đạt mức chung của các ngân hàng hàng đầu thế giới; đồng thời, thực hiện triển khai thành công chương trình cổ phần hoá.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức, quản trị điều hành và hoạt động theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Cơ bản hoàn thành, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo thông lệ quốc tế của một ngân hàng hiện đại. Nâng cao năng lực quản trị điều hành và hoạch định chính sách, phát triển hệ thống quản lý tập trung và quản lý rủi ro độc lập dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại.

- Tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh các lĩnh vực hoạt động kinh doanh có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả. Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành.

- Mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm mới. Tận dụng mạng lưới rộng khắp để mở rộng, đa dạng hoá các dòng sản phẩm tiền gửi, sản phẩm thẻ, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao...

- Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo các lợi ích của người lao động; đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng, phát triển thương hiệu – văn hoá BIDV.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro: chuẩn hoá các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo quản lý nội bộ phục vụ công tác quản trị điều hành.

hiện đại. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

3.1.3. Bài học kinh nghiệm:

Để có những định hướng đúng đắn trong việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, BIDV chi nhánh Cầu Giấy cần rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình hoạt động thời gian qua. Bên cạnh đó, học hỏi những kinh nghiệm trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và quốc tế. Trung Quốc là một điển hình cho việc hệ thống các ngân hàng của nước này trong việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trung Quốc đã chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001.Để làm được như vậy Chính phủ Trung Quốc phải cam kết mở cửa lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.

Kinh nghiệm cải cách hệ thống NHTM Trung Quốc khi hội nhập quốc tế.

Do nhận thức được các yếu kém của các ngân hàng về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, nợ quá hạn của các ngân hàng, nhất là của 4 NHTM quốc doanh quá cao, thị trường tiền tệ, tài chính kém phát triển, khả năng thanh tra giám sát của ngân hàng yếu, năng lực quản trị kinh doanh của các ngân hàng kém cho nên Trung Quốc đã thực hiện một số cải cách thận trọng khi gia nhập WTO và mở cửa dịch vụ ngân hàng, cụ thể:

Cải cách ngân hàng trước khi gia nhập WTO

- Từ 1079 – 1986 : Xóa bỏ hệ thống ngân hàng một cấp

- Từ 1987 – 1991: Cho phép cạnh tranh trong nước ở mức độ hạn chế.Phát triển nhanh các trung gian tài chính phi ngân hàng. Cho phép ngân hàng nước ngoài mở văn phòng đại diện, sau một thời gian được thành lập các chi nhánh tại đặc khu kinh tế và 7 thành phố ven biển;

Đa dạng hóa khu vực tài chính, thành lập 2 cơ sở chứng khoán và thị trường liên ngân hàng. Cấp giấy phép về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cho Công ty nước ngoài. Cho phép Ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh đồng nhân dân tệ ở Thượng Hải.

- Từ 1997- 2001: Củng cố các NHTM quốc doanh bao gồm việc tái cấp vốn và thành lập các công ty quản lý tài sản, cho phép các NHNNg được cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và liên doanh.

Cải cách ngân hàng sau khi gia nhập WTO

- Quy định chặt chẽ điều kiện để thành lập Ngân hàng nước ngoài nhất là việc đưa ra yêu cầu về vốn rất cao:

Thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD, ngân hàng liên doanh đối tác với nước ngoài phải có vốn đăng ký tối thiểu 1 tỷ Nhân dân tệ (121 triệu USD).

- Mở cửa cho Ngân hàng nước ngoài vào Trung Quốc: đến tháng 1/2005 đã cho phép 116 Ngân hàng nước ngoài thành lập, kinh doanh tại 18 tỉnh, thành phố ở Trung Quốc, tất cả các hạn chế địa lý sẽ được xóa bỏ vào cuối năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến cuối năm 2006, Trung Quốc có 4 NHTM Nhà nước, 3 NH chính sách, 11 NHTM cổ phần, 4 công ty quản lý tài sản và 112 NHTM cấp thành phố.

Tính đến cuối năm 2004, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là 26.000 tỷ USD, trong đó các NHTM cổ phần quốc doanh chiếm khoảng 60% tổng tài sản và khoảng 80% thị phần cho vay. Theo đánh giá mức độ hội nhập kinh tế Trung Quốc thì hội nhập về ngành ngân hàng chỉ chiếm khoảng 10%. Hệ thống NHTM Trung Quốc tồn tại những yếu kém nổi bật sau:

- Số vốn điều lệ nhỏ bé, tỷ lệ an toàn vốn thấp. Cuối năm 2004, chỉ có 7 NHTM đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%.

- Đến hết tháng 9/2002, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH là 18,7%, nhưng 4 NHTM Nhà nước, tỷ lệ này 21,4%, các NH có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ này chỉ có 2,7%.

- Trình độ quản trị yếu kém, nhiều NHTM thua lỗ.

- Cơ cấu tổ chức nặng nề, sự can thiệp của Nhà nước vào cơ cấu tổ chức, công tác tổ chức của các ngân hàng rất lớn.

bảo cho quá trình hội nhập ngân hàng thành công cũng như đối phó với những tình huống biến động, mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Tiến hành bước đầu rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết.

- Từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với NHTM Việt Nam, đồng thời nới rộng dần các hạn chế đối với Ngân hàng nước ngoài

- Xây dựng khung pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng, an toàn cho các loại hình NHTM trên lĩnh vực tín dụng, dịch vụ Ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác.

- Từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ như: chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hệ thống NH, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, phá sản TCTD…thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản để môi trường pháp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần MCO - Phát triển hạ tầng (Trang 89)