Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 72)

Giải pháp này đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, kết hợp với các tổ chức trong việc thực hiện chính sách thuế

3.2.2.1. Căn cứ khoa học

- Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý thuế là nhóm các yếu tố thuộc về hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người

nộp thuế. Muốn nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật thuế, trước hết người nộp thuế phải hiểu rõ về chính sách thuế, quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế. Chính sách thuế ngày một nhiều, thường xuyên thay đổi cho phù hợp với các vấn đề của xã hội, của nền kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, do đó việc cập nhật các thông tin không hề dễ dàng đối với người nộp thuế. Nhận thức được điều này, đồng thời nhằm hỗ trợ người nộp thuế trong việc tìm hiểu chính sách thuế, ngành thuế các cấp cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến thông tin và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế.

- Công tác quản lý thuế được thực hiện theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp nên công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phải được ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng một phương thức quản lý thuế hiện đại và hiệu quả.

- Thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế dưới nhiều hình thức với chi phí thấp, hiệu quả phổ biến thông tin cao, mở rộng tới nhiều đối tượng (đối tượng đã và đang nộp thuế, đối tượng sắp nộp thuế và đối tượng chưa nộp thuế) là mục tiêu lựa chọn của ngành thuế các cấp trong quá trình hoàn thiện phương thức quản lý thuế hiệu quả.

- Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế do Tổng cục thuế ban hành.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

- Công tác tuyên truyền hỗ trợ: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã được triển khai tại ngành thuế tỉnh Nam Định từ năm 2005, tuy nhiên, do nhận thức của các lãnh đạo ngành thuế Nam Định về vai trò, tác dụng của công tác này chưa cao, chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc phổ biến chính sách thuế, do đó hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế trên địa bàn còn thấp. Để phát huy vai trò và sức mạnh của công tác tuyên truyền, hỗ

trợ chính sách thuế trong phương thức quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, ngành thuế Nam Định cần thực hiện ngay các công việc sau:

+ Kiện toàn bộ máy tổ chức, lựa chọn những người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn, có đạo đức, tác phong giao tiếp với người nộp thuế tốt,… làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Có như vậy mới đảm bảo chính sách thuế được hướng dẫn, phổ biến một cách nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu

+ Trang bị cơ sở, vật chất, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các tuyên truyền qua các bài viết trên báo, xây dựng các chuyên mục, các chương trình trên các đài phát thanh, đài truyền hình trung ương và địa phương. Xây dựng mới các panô, áp phích, băng rôn với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, trang trí đẹp, bắt mắt. Tổ chức biên tập và in các ấn phẩm, các tờ rơi tuyên truyền về chính sách thuế. Đặc biệt cần chú trọng tuyên truyền trên mạng Internet như tạo lập website riêng của ngành thuế Nam Định, đăng tải các bài viết trên các Báo điện tử,… vì mạng Internet là kênh tuyên truyền thông tin ít tốn kém nhất nhưng lại có hiệu quả cao.

+ Tiến hành tổ chức các Hội nghị tập huấn nhằm phổ biến các chính sách thuế mới cho người nộp thuế. Thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế nhằm giải đáp các vướng mắc của người nộp thuế trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật thuế.

+ Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành xây dựng các chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế như: chương trình giáo dục pháp luật thuế

trong học đường, xây dựng các tủ sách pháp luật thuế tại các thôn, xã, phường trên địa bàn để người dân tiếp cận gần hơn với chính sách thuế,…

+ Thành lập tổ hỗ trợ người nộp thuế tại cơ quan thuế thường trực để hướng dẫn và giải đáp các vướng mắc của người nộp thuế. Cán bộ thuộc tổ hỗ trợ phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết rộng tất cả các sắc thuế, có kinh nghiệm thực tiễn, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử điềm đạm, hài hòa. Ngoài ra, mỗi cán bộ thuế phải luôn luôn tự trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sẵn sàng hỗ trợ người nộp thuế khi họ yêu cầu, mỗi người phải trở thành một tuyên truyền viên, hỗ trợ viên về thuế.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức: Tận dụng triệt để và phát huy những kinh nghiệm tốt mà quá trình quản lý hộ kinh doanh thời gian qua đã đúc kết; đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thuế nói chung và cán bộ ở các đội thuế phường xã trực tiếp quản lý hộ kinh doanh, hộ chuyển quyền sử dụng đất nói riêng; phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, các đơn vị kinh tế có quan hệ với các hộ kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ hơn nữa với hội đồng tư vấn thuế phường, xã bởi đây là tổ chức gần dân và sát dân nhất nên sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành thuế trong việc quản lý đối tượng này.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w