nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, Hội đồng tư vấn thuế xã phường..) tùy theo chức năng, có nhiệm vụ khấu trừ, nộp tiền thuế của các cá nhân thuộc đơn vị mình, phối hợp với cơ quan thuế trong công tác thu thuế.
2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế thu nhập cánhân nhân
Hàng tháng (hoặc quý), năm các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân do mình chi trả thu nhập thông qua phần mềm hỗ trợ khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch 2 chiều (HTKK). Đây là phần mềm được viết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kê khai các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt,… và quyết toán các loại thuế hàng năm. Ngoài ra, riêng đối với thuế thu nhập cá nhân, trong tháng 7/2009 Tổng cục thuế đã cung cấp phần mềm đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân hỗ trợ các tổ chức chi trả thu nhập trong việc kê khai các thông tin về cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại đơn vị mình để được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ trong việc khai thuế, đăng ký mã số thuế sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được các lỗi thường gặp trong kê khai như lỗi tính toán số học, lỗi logic,…, đồng thời doanh nghiệp luôn luôn đảm bảo kê khai đúng mẫu biểu quy định. Về phía cơ quan thuế, thông qua đầu đọc mã vạch 2 chiều cơ quan thuế cập nhật số liệu trên tờ khai của doanh nghiệp một cách nhanh chóng hơn, chính xác hơn. Đó là những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, việc ứng dụng này cũng có một số hạn chế nhất định, cụ thể như:
- Phần mềm ứng dụng được nâng cấp chậm, không kịp thời với những thay đổi của chính sách thuế, do đó trong giai đoạn đầu khi chính sách thuế thay đổi thường khiến cho các doanh nghiệp lúng túng, vướng mắc trong việc khai thuế, quyết toán thuế
- Việc sử dụng phần mềm đòi hỏi doanh nghiệp phải có các thiết bị phụ trợ đi kèm tương thích như máy vi tính phải có cấu hình nhất định, có máy in lazer… điều này đôi khi gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết các trường hợp này, cơ quan thuế đã tổ chức một bộ phần trợ giúp với các trang thiết bị hiện đại, tuy nhiên việc kê khai tại cơ quan thuế cũng không phải là giải pháp tối ưu vì nó khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều, hơn nữa việc cập nhật, đối chiếu chứng từ, sổ sách không phải là đơn giản, dễ dàng.
- Chất lượng mã vạch trên các tờ khai phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị, khối lượng kê khai, trình độ người làm công tác kê khai của doanh nghiệp và chất lượng phần mềm hỗ trợ của cơ quan thuế, do đó không phải tờ khai nào cơ quan thuế cũng quét được bằng mã vạch 2 chiều, nhiều tờ khai cơ quan thuế vẫn phải nhập số liệu bằng phương pháp thủ công.
Các chương trình quản lý sử dụng tại cơ quan thuế như chương trình QLN (quản lý nợ), QLT (quản lý thuế),… về cơ bản đã đáp ứng được phần nào yêu cầu quản lý, hỗ trợ rất nhiều cho cán bộ thuế nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm thời gian, nhân lực. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các sắc thuế, đối tượng và phạm vi quản lý thuế rộng, khó bao quát đòi hỏi các chương trình phần mềm quản lý này phải thường xuyên được nâng cấp, hoặc phải thiết kế một phần mềm riêng biệt như thế việc hiện đại hóa ngành thuế mới thực sự đạt hiệu quả cao.