Những điểm mới của Luật Thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 64 - 67)

Luật thuế TNCN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ 2, khóa XII thơng qua ngày 20/11/2007 sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng với hàng trăm cuộc hội thảo và sau gần một năm cơng bố rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, đây là một văn bản luật được soạn thảo công phu nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có

thu nhập cao và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội nước ta hiện nay, cụ thể là:

- Một là, bổ sung và quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế: Điểm mới cơ bản nhất liên quan đến quy định về đối tượng nộp thuế là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định trước đây, cá nhân kinh doanh thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự thay đổi này, trước hết đảm bảo tính cơng bằng trong điều tiết thu nhập bởi đã là cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều được đối xử như nhau, tức là đều chịu thuế thu nhập cá nhân. Luật thuế thu nhập cá nhân còn bổ sung thêm đối tượng nộp thuế là các cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, cá nhân có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng.

- Hai là, mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế: Một số khoản thu nhập trước đây không quy định nay được quy định trong Luật thuế thu nhập cá nhân gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng, thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác (trước đây chỉ tính đối với trúng thưởng xổ số và khuyến mại). Liên quan đến thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng, kế thừa, quà tặng, có một quy định đáng chú ý là Luật thuế thu nhập cá nhân quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; cha chồng mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau và một số khoản thu nhập khác được quy định cụ thuể trong luật.

Mở rộng diện điều tiết như trên sẽ góp phần điều tiết cơng bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biêt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, bằng quy định mới này, Luật thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở khơng bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế.

- Ba là, áp dụng giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế: Đây chính là vấn đề được ủng hộ của đông đảo nhân dân nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở là, thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế (có tính riêng đối với người Việt Nam và người nước ngồi cư trú tại Việt Nam) thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hồn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Tuy nhiên, điểm gây nhiều tranh cãi là ở chỗ, mức giảm trừ nên là bao nhiêu cho bản thân đối tượng nộp thuế và cho người phụ thuộc.

- Bốn là, đổi mới cách phân loại thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế: Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Tuy nhiên, Pháp lệnh không định nghĩa rõ thế nào là thu nhập thường xuyên, thế nào là thu nhập không thường xuyên. Do vậy, trong thực tế, việc tính thuế gặp khá nhiều khó khăn. Đồng thời, việc tính thuế đối với từng loại thu nhập khơng hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế thu nhập cá nhân đã khắc phục được hạn chế này với việc phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động

sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền cơng thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập cịn lại thì áp dụng biểu thuế luỹ tiến tồn phần.

- Năm là, quy định khấu trừ tại nguồn: Luật thuế TNCN đề cao việc khấu trừ tại nguồn đối với cá nhân có thu nhập thong qua các tổ chức chi trả thu nhập như vậy tránh gây tốn kém trong công tác quản lý và cũng rất hiệu quả trong quá trình thực hiện, việc cá nhân có thu nhập phát sinh đến đâu cơ quan chi trả thu ngay đến đó đã tạo được cơng bằng cho người nộp thuế và tăng thu NSNN.

Tóm lại, Luật thuế thu nhập cá nhân vừa được Quốc hội thơng qua có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay. Với việc ban hành Luật thuế quan trọng này, hệ thống thuế của chúng ta đang hướng đến phù hợp hơn với hệ thống thuế các nước, hướng tới một hệ thống thuế công bằng và hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w