Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 68 - 72)

So với chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, chính sách thuế thu nhập cá nhân đã khắc phục được nhiều điểm bất cập, đề xuất nhiều điểm mới theo hướng đảm bảo tính cơng bằng hơn giữa những người nộp thuế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng bộc lộ một số vấn đề cần có sự chỉnh sửa hợp lý hơn, cụ thể là:

- Việc quy định mức khởi điểm chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh nên giao cho Chính phủ quyết định như vậy phù hợp với điều kiện cụ thể của thời điểm áp dụng luật. Mức giảm trừ cũng phải tính đến yếu tố khu vực sinh sống của cá nhân (yếu tố vùng, miền) nhằm đảm bảo tính cơng bằng hơn nữa giữa những người nộp thuế:

Như chúng ta đã biết khu vực sinh sống (nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng hay hải đảo) ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập cũng như chi phí sinh hoạt của từng cá nhân. Với những khu vực có mức chi phí sinh hoạt cao địi hỏi mức thu nhập trung bình của các cá nhân cũng phải cao, vì

thu nhập chính là giá trị của hàng hóa sức lao động, ít nhất phải đảm bảo cho người lao động trang trải đủ các chi phí cần thiết để tái tạo sức lao động của bản thân. Khi mức thu nhập khơng đủ để trang trải các chi phí cần thiết tối thiểu, các cá nhân có xu hướng tìm mọi cách trốn thuế thay vì tự giác chấp hành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo tính cơng bằng hơn nữa giữa những người nộp thuế ở các khu vực khác nhau, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành chính sách thuế của người nộp thuế, chính sách thuế nên đưa ra những mức khởi điểm chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh khác nhau giữa các khu vực sinh sống khác nhau, có thể áp dụng theo mức lương tối thiểu cao nhất trong năm Nhà nước quy định, ví dụ:

Chỉ tiêu Số lần lương tối thiểu được giảmKV1 KV2 KV3

Giảm trừ cho người nộp thuế 6 8 10

Giảm trừ cho người phụ thuộc 2 3 4

Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ tính mức khởi điểm chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh của các địa bàn trong địa phương mình để làm căn cứ tính thuế. Người phụ thuộc sinh sống tại địa bàn nào sẽ được tính mức giảm trừ gia cảnh theo mức của địa bàn đó.

- Điều chỉnh giảm bậc thuế và nâng khoảng cách giữa các bậc thuế, cụ thể: nên gom lại mức thu nhập tính thuế từ trên 5 triệu đến 18 triệu cho bậc có thuế suất là 10%, bỏ thuế suất 15% giữa khoảng thu nhập từ 10 triệu đến 18 triệu tho biểu thuế hiện hành do thu nhập hiện nay của đại bộ phận người dân từ 5 triệu đến 18 triệu đồng/tháng, nếu áp dụng sẽ khuyến khích cá nhân làm làm thêm để tăng thu nhập đồng thời tự giác kê khai, nộp thuế TNCN.

- Về thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất: Theo như phân tích thực trạng quản lý thu thuế tại cơ quan thuế tỉnh Nam Định có thể thấy việc quy định mức thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế (đối với trường hợp xác định được giá mua, giá bán và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản) và việc miễn thuế thu nhập cá nhân (đối với trường hợp

cá nhân chỉ có một nhà, đất duy nhất) không được thực hiện. Nguyên nhân là do chính sách thuế khơng quy định cụ thể căn cứ, các tài liệu liên quan, cơ quan có thẩm quyền trong việc xác nhận các trường hợp này. Do đó, để đảm bảo việc thực thi pháp luật của cơ quan thuế được chính xác, nhanh chóng, chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cần được chỉnh sửa theo 1 trong 2 hướng sau:

+ Cách 1: Quy định cụ thể, rõ ràng các căn cứ, các tài liệu liên quan và cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định giá mua, giá bán và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản, xác nhận các trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

+ Cách 2: Không miễn thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản đối với trường hợp cá nhân chỉ có một nhà, đất duy nhất. Trường hợp tính theo mức thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế chỉ áp dụng khi việc chuyển nhượng bất động sản được thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản. Các sàn giao dịch bất động sản này phải được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, các đơn vị kinh tế có quan hệ với các hộ kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ hơn nữa với hội đồng tư vấn thuế phường, xã bởi đây là tổ chức gần dân và sát dân nhất nên sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành thuế trong việc quản lý việc chuyển nhượng bất động sản.

- Các vấn đề về giảm trừ gia cảnh:

+ Cần đưa ra những khái niệm cụ thể về đối tượng được giảm trừ gia cảnh áp dụng trong chính sách thuế thu nhập cá nhân. Ví dụ như: thế nào là người khơng nơi nương tựa mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng, thế nào là người khơng có khả năng lao động,…

+ Cần quy định cụ thể các tài liệu chứng minh đối với từng trường hợp giảm trừ gia cảnh cụ thể, cơ quan có thẩm quyền xác nhận các tài liệu này,

thời hạn hiệu lực của các tài liệu,… Bên cạnh đó, nên xây dựng những mẫu biểu của các tài liệu chứng minh người phụ thuộc nhằm giúp người nộp thuế thuận tiện hơn trong việc kê khai, hoàn thiện hồ sơ, các cơ quan hành chính dễ dàng hơn trong việc xác nhận.

+ Cần có sự phối hợp giữa các ngành (Cơng an, Y tế) trong việc cấp số an sinh xã hội cho mỗi công dân ngay từ khi được sinh ra (thay cho việc cấp số CMND) để làm cơ sở kê khai thu nhập, đăng ký giảm trừ cho đúng thực tế.

+ Nên quy định mức thu nhập của người phụ thuộc nếu dưới mức lương tối thiểu của Nhà nước sẽ thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh thay vì quy định mức cố định là 500.000 đồng như hiện nay. Việc quy định theo mức lương tối thiểu của Nhà nước sẽ khiến cho sự phù hợp của chính sách thuế được mở rộng về mặt thời gian hơn, giảm bớt những lần sửa đổi, bổ sung chính sách. Hơn nữa mức lương tối thiểu cịn được sử dụng trong nhiều chính sách khác của Nhà nước như trong việc xác định hộ nghèo,…, do đó dùng chỉ tiêu mức lương tối thiểu làm căn cứ xác định người phụ thuộc trong giảm trừ gia cảnh là lựa chọn hợp lý nhất.

- Việc quyết tốn thuế, hồn thuế của trường hợp cá nhân thuộc diện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với những khoản thu nhập có giá trị từ 500.000 đồng trở lên: cần được quy định cụ thể rõ ràng về chứng từ để quyết tốn thuế, hồn thuế; cơ quan thuế ở địa phương nào thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ quyết toán thuế, hoàn thuế (cơ quan thuế nơi cấp mã số thuế hay cơ quan thuế nơi nộp thuế); trình tự, thời gian giải quyết hồ sơ quyết tốn thuế, hồn thuế của người nộp thuế,….

- Trường hợp tổ chức chi trả thu nhập của người nộp thuế nợ thuế thu nhập cá nhân: quy định rõ mối quan hệ thanh toán giữa cá nhân người nộp thuế - tổ chức chi trả thu nhập về số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ nhưng chưa nộp ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cần quy định các căn cứ xác định

số tiền thuế nộp, số tiền thuế được hồn, quy trình hồn thuế của cá nhân người nộp thuế khi tổ chức chi trả nợ đọng thuế thu nhập cá nhân.

- Cần quy định chi tiết hơn đối tượng thuộc diện khấu trừ 10% thu nhập đối với những khoản thu nhập nhận được có giá trị từ 500.000 đồng/ lần trở lên, bởi vì mức thu nhập tính thuế này rất thấp, thuế suất khấu trừ lại cao, do đó việc khấu trừ đối với những trường hợp này rất nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi đối với không chỉ cơ quan chi trả mà cả với cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w