THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 49)

NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH

2.3.1. Đăng ký thuế

So với các sắc thuế khác thì thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có đối tượng nộp thuế và phạm vi áp dụng rộng nhất, do đó việc quản lý hết đối tượng nộp thuế, tránh bỏ sót đối tượng dẫn đến thất thoát tiền thuế thực sự là một thách thức đối với ngành thuế. Để quản lý đối tượng nộp thuế hiệu quả thì việc làm cần thiết trước tiên là phải thực hiện tốt công tác đăng ký cấp mã số thuế thu nhập cá nhân.

Trước năm 2009 việc cấp thẻ mã số thuế cho các cá nhân có thu nhập cao đã được thực hiện tại Cục thuế tỉnh Nam Định, tuy nhiên số lượng cá nhân đăng ký mã số thuế để nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa nhiều, chủ yếu là các cán bộ đầu ngành, Giám đốc các cơ quan nhà nước, các cá nhân nước ngoài. Một số lượng lớn những cán bộ quản lý cấp cao của các đơn vị sự nghiệp, Ban Giám đốc, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Ban quản lý dự án,… có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhưng chưa được cấp mã số thuế để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước. Từ 01/01/2009 Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành đã khắc phục được đa số các nhược điểm của các quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, đã mở rộng và khuyến khích đối tượng nộp thuế đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân. Số lượng các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện đăng ký mã số thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân tăng đáng kể, nhất là các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội. Số lượng thẻ mã số thuế thu nhập cá nhân được cấp cũng tăng gấp nhiều lần so với các năm trước đây, số lượng mã số thuế được cấp qua các năm như sau:

Chỉ tiêu MST cá nhân được cấp Lũy kế

Đến hết năm 2008 34.849 34.849

Năm 2009 108.014 142.863

Năm 2010 26.704 169.567

6 tháng đầu năm 2011 15.170 184.737

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Nam Định

Việc cấp MST cá nhân tăng lên từ năm 2009 là do các nguyên nhân: - Do chính sách thuế quy định

+ Các cá nhân không có MST áp dụng mức thuế suất thuế TNCN cao hơn các cá nhân có MST, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của NLĐ được người lao động quan tâm nên họ yêu cầu cơ quan chi trả thu nhập hoặc tự mình đăng ký MST cá nhân.

+ Thời hạn cấp MST được giảm từ 30 ngày xuống 05 ngày làm việc. - Về phía cơ quan thuế

+ Luật thuế TNCN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, đây là một sắc thuế có nhiều thời gian để cơ quan thuế chuẩn bị cho việc thi hành như: nghiên cứu kỹ các quy định, tuyên truyền phổ biến đến người lao động đặc biệt hướng tới những cá nhân có thu nhập cao.

+ Tổng cục Thuế đã xây dựng phần mềm đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân và phát miễn phí, cho các tổ chức chi trả thu nhập. Theo đó các tổ chức chi trả thu nhập sẽ nhập các dữ liệu kê khai của các cá nhân hưởng tiền lương, tiền công của đơn vị mình vào phần mềm, kiết xuất dữ liệu dưới dạng file excel hoặc file văn bản và gửi file cho cơ quan thuế thay vì gửi tờ khai viết tay như trước đây. Việc sử dụng phần mềm đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân Giúp cơ quan thuế rút ngắn thời gian cấp mã số thuế thu nhập cá nhân do giảm được khâu nhập dữ liệu, số liệu tổ chức chi trả cung cấp cho cơ quan thuế chính xác hơn vì giảm được những sai sót trong quá trình kê khai như sai ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ cư trú rút ngắn thời

gian kiểm tra số liệu… Tuy nhiên, so với khoảng 1 triệu người trong độ tuổi lao động thì số MST cá nhân được cấp vẫn còn khiêm tốn, cơ quan thuế cần phải tích cực tuyên truyền hướng dẫn hơn nữa để các tổ chức cá nhân đăng ký MTS cho các cá nhân người lao động.

- Việc quản lý đối với những MST TNCN sao cho hiệu quả là một trong những khó khăn đối với ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Nam Định nói riêng vì:

+ Các cá nhân có thu nhập thấp (dưới 4 triệu đồng/tháng) được cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thay MST nên họ lãng quyên; những người lao động khi thay đổi công việc (thay đổi cơ quan chi trả thu nhập)… thường hay đề nghị cơ quan thuế cấp lại MST dẫn đến việc cơ quan thuế kiểm tra xác minh các trường hợp đã được cấp MST (mỗi cá nhân được cấp MST 1 lần thông qua số CMND hoặc hộ chiếu)

+ Các cá nhân kê khai, nộp thuế tại các địa phương khác nhưng lại thực hiện quyết toán thuế, hoàn thuế tại Nam Định. Khi mà việc ứng dụng tin học hóa trong quản lý thuế mới chỉ ở giai đoạn đầu như hiện nay thì việc theo dõi số nộp của cá nhân tại cơ quan thuế của các địa phương khác thực sự là một khó khăn trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của ngành thuế.

2.3.2. Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định của Luật thuế TNCN, Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân. Khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm các loại: Khai thuế theo từng lần phát sinh, khai thuế tháng, khai thuế quý, và khai thuế năm. Tuy nhiên việc kê khai, nộp hồ sơ khai thuế còn những tồn tại sau:

- Chưa thống nhất về đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp cá nhân ký hợp đồng ngắn hạn

Việc kê khai thuế thu nhập cá nhân tại Nam Định chủ yếu do các cơ quan chi trả thu nhập thực hiện nhưng cách xác định đối tượng chịu thuế tại các cơ quan chi trả chưa thực sự nhất quán do cách hiểu của mỗi đơn vị khác nhau. Ví dụ những người ký hợp đồng ngắn hạn làm công việc tạp vụ, bảo vệ,… tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Có cơ quan cho rằng những người này làm hợp đồng, không thuộc biên chế của đơn vị nên thực hiện khấu trừ 10% đối với khoản chi trả từ 500.000 đồng trở lên và không thực hiện giảm trừ gia cảnh cho các đối tượng này. Có cơ quan lại cho rằng những người này tuy không thuộc biên chế nhưng lại nhận lương hàng tháng như những người trong biên chế nên thực hiện tính thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thực hiện kê khai, giảm trừ gia cảnh cho các đối tượng này. Bản thân cơ quan thuế cũng chưa nhất quán ý kiến trong việc quản lý đối tượng này do pháp luật về thuế thu nhập cá nhân quy định chưa rõ ràng về việc chi trả cho các đối tượng ký hợp đồng thời vụ, hợp đồng ngắn hạn.

- Khó khăn trong công tác quản lý đối tượng phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh là một khái niệm rất mới của thuế thu nhập cá nhân so với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Giảm trừ gia cảnh được đánh giá là một bước tiến lớn của Luật thuế thu nhập cá nhân bởi vì nó đã quan tâm đến một phần nào chi phí mà người nộp thuế phải trang trải từ thu nhập mà họ được hưởng, nó góp phần tạo sự công bằng tương đối giữa các cá nhân nộp thuế và có tác dụng khuyến khích các cá nhân trong việc tự giác kê khai, nộp thuế. Tuy nhiên, việc quản lý đối tượng giảm trừ gia cảnh lại là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân của ngành thuế Nam Định nói riêng và ngành thuế cả nước nói chung, vì:

- Hệ thống kiểm soát, lưu trữ thông tin về con người của nước ta còn yếu kém, do đó các thông tin về người phụ thuộc khó kiểm soát được tính chính xác. Theo quy định của thuế thu nhập cá nhân thì việc xác nhận các thông tin về người phụ thuộc sẽ do chính quyền địa phương (UBND xã, phường, thị trấn) xác nhận hoặc do cơ quan chi trả của người nộp thuế xác nhận. Trường hợp chính quyền địa phương xác nhận thì số liệu xác nhận còn tương đối chính xác do các cơ quan này có sự kiểm soát, lưu trữ thông tin đối với các cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn mà họ quản lý, tuy nhiên việc xác nhận này lại gây khó khăn và mất thời gian cho người nộp thuế vì các thủ tục hành chính rườm rà. Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập xác nhận thì tạo điều kiện hơn cho người nộp thuế nhưng lại gây khó khăn cho cơ quan thuế do sự xác nhận này thiếu những căn cứ để tạo sự chính xác, chủ yếu dựa trên sự kê khai của người nộp thuế.

- Sự tương quan giữa số lượng cán bộ quản lý thuế thu nhập cá nhân và số lượng người nộp thuế là quá lớn nên rất khó khăn cho việc tiến hành kiểm tra, kiểm soát các thông tin về người nộp thuế và người phụ thuộc được giảm trừ.

- Cách thức quản lý đối tượng giảm trừ gia cảnh chưa được quy định rõ ràng, thống nhất, dẫn đến tình trạng người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho nhiều người chưa đủ tiêu chuẩn giảm trừ, hoặc nhiều người đăng ký giảm trừ cho một người.

- Do đây là một vấn đề mới, lần đầu tiên được đưa vào trong hệ thống tính thuế thu nhập đối với các cá nhân nên các quy định về giảm trừ gia cảnh còn thể hiện sự lúng túng, chưa được cụ thể, rõ ràng, chưa bao quát được hết các đối tượng, khó quản lý. Ví dụ như cần làm rõ khái niệm người được giảm trừ gia cảnh thuộc diện “không nơi nương tựa” là như thế nào?.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 49)