Nghiêng đòn cân nợ (DFL) và tác động của độ bẩy tài chính lên doanh

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần du lịch Long Phú (Trang 28)

lợi và rủi ro của doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ đƣợc phóng đại thành một thay đổi tƣơng đối lớn hơn trong thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định đƣợc gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính hay độ nghiêng đòn cân nợ (DFL).

Có thể dùng nhiều tỷ số tài chính khác nhau để đo lƣờng rủi ro gắn với việc sử dụng nợ và cổ phần ƣu đãi trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Các tỷ số này bao gồm tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn cổ phần thƣờng, tỷ số khả năng

thanh toán lãi vay. Riêng tỷ số khả năng thanh toán lãi vay có thể giúp đo lƣờng mức độ mà một doanh nghiệp có thể đáp ứng đƣợc các chi phí tài chính cố định lấy ra từ EBIT. Một phƣơng thức khác để đo lƣờng rủi ro tài chính của một doanh nghiệp là độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL).

Độ nghiêng đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp đƣợc định nghĩa là phần trăm thay đổi trong thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) do phần trăm thay đổi trong EBIT.

ạ ỷ ệ ổ ủ

ỷ ệ ổ ủ

Điều này ngụ ý rằng nếu EBIT tăng tƣơng đối 1% thì EPS tăng lên một khoản bằng DFL %. Và ngƣợc lại, khi EBIT giảm 1% thì EPS sẽ giảm một khoản bằng DFL %. DFL còn có thể viết thành:

- Trƣờng hợp cấu trúc vốn gồm cổ phần thƣờng và nợ

ạ ( ) ( )

Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, DFL đƣợc tính nhƣ sau:

- Trƣờng hợp cấu trúc vốn gồm cả vốn cổ phần thƣờng, nợ và cổ phần ƣu đãi

ạ ( ) ( )

Với: PD: Cổ tức cổ phiếu ƣu đãi

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) I: Chi phí lãi vay

Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, DFL đƣợc tính nhƣ sau:

Theo các công thức trên, khi doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều, rủi ro (lãi vay) càng lớn thì DFL càng lớn, EBIT chỉ cần thay đổi một ít thì EPS sẽ thay đổi lớn.

Khi doanh nghiệp hoàn toàn không sử dụng nợ (I = 0) khi đó DFL=1, đòn cân nợ bị triệt tiêu, lúc này EBIT tăng bao nhiêu % thì EPS sẽ tăng bấy nhiêu % tƣơng ứng. Mối quan hệ giữa EBIT và EPS (với những giả định khác nhau của lợi nhuận) có thể đƣợc biểu diễn qua đồ thị dƣới đây.

Hình 1.4 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa EBIT và EPS của doanh nghiệp

So sánh hai trƣờng hợp biểu diễn trên đồ thị ta thấy giao điểm giữa hai đƣờng biểu diễn chính là điểm hòa vốn EBIT (còn gọi là điểm bàng quan). Tại thời điểm này bất kể phƣơng thức tài trợ nhƣ thế nào EPS đều bằng nhau (và bằng 1). Hay nói cách khác: Điểm hòa vốn EBIT là điểm mà tại đó bất chấp phƣơng thức tài trợ nhƣ thế nào thì thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của doanh nghiệp vẫn không đổi.

Độ nghiêng đòn bẩy tài chính tiến đến cực đại khi doanh nghiệp tiến gần đến hoạt động ở mức lỗ, khi EBIT = 0. Khi tất cả các yếu tố khác bằng nhau, độ nghiêng đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp càng cao, rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu 500 1 2 3 1000 1500 0 2000 EBIT Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay EPS Điểm hòa vốn

 Nếu EBIT dƣới điểm hòa vốn thì đƣờng tài trợ bằng vốn cổ phần nằm trên đƣờng tài trợ bằng vốn cổ phần và vốn vay, do đó tài trợ bằng vốn cổ phần có lợi hơn.

 Nếu EBIT trùng với điểm hòa vốn EBIT, bất chấp phƣơng thức tài trợ thì EPS là không đổi.

 Nếu EBIT vƣợt qua điểm hòa vốn thì đƣờng tài trợ bằng vốn cổ phần và vốn vay nằm trên đƣờng tài trợ bằng vốn cổ phần, do đó tài trợ bằng vốn cổ phần và vốn vay có lợi hơn.

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần du lịch Long Phú (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)